3 điểm nhấn quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Trung
Cố vấn an ninh Mỹ thăm Bắc Kinh mở đường cho thượng đỉnh Mỹ-Trung |
3 nguyên tắc định hình quan hệ Mỹ-Trung trong kỷ nguyên mới
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 16/11 (theo giờ Việt Nam) đã có cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến đầu tiên. Mặc dù hội nghị không mang lại những kết quả đột phá nhưng cho phép các bên trao đổi về một loạt vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ song phương, như thương mại, Đài Loan và nhân quyền.
Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình trong cuộc họp trực tuyến sáng 16/11 (giờ Bắc Kinh). Ảnh: Tân Hoa xã |
Trong cuộc trò chuyện kéo dài 3 tiếng rưỡi mà Nhà Trắng cho là một cuộc đối thoại “tôn trọng, thẳng thắn và cởi mở”, ông Tập Cận Bình và ông Biden đã không đưa ra các cam kết hoặc thay đổi lập trường, quan điểm. Nhưng việc hai nhà lãnh đạo sẵn sàng đối thoại với nhau chính là sự thừa nhận rằng xung đột, dù là về vấn đề thương mại, hay Biển Đông đều có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trên toàn thế giới.
Ông Biden đã nêu quan ngại của Mỹ về cách xử lý của Trung Quốc đối với các vấn đề Tân Cương, Đài Loan, cũng như những hoạt động về kinh tế và thương mại Washington cho là không công bằng. Tổng thống Biden khẳng định sự cần thiết nhằm “duy trì hòa bình và ổn định ở Eo biển Đài Loan”. Trong một tuyên bố Nhà Trắng cho biết, Mỹ “phản đối mạnh mẽ những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng khu vực”.
Tổng thống Biden cho biết: “Trách nhiệm của chúng ta trên cương vị lãnh đạo của Trung Quốc và Mỹ là phải bảo đảm rằng sự cạnh tranh giữa hai quốc gia không dẫn đến xung đột, dù cố ý hay vô ý”, Reuters dẫn lời ông Biden nêu rõ.
"Đơn giản thôi, hãy cạnh tranh thẳng thắn”, nhà lãnh đạo Mỹ nói.
Tại hội nghị, ông Tập Cận Bình nói rằng, để Mỹ và Trung Quốc hòa hợp “trong một kỷ nguyên mới”, cần phải tuân thủ 3 nguyên tắc: tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi. Ông Tập Cận Bình so sánh Mỹ và Trung Quốc như “những con tàu lớn”, cần phải cùng nhau tiến về phía trước mà không để xảy ra va chạm.
Nhà lãnh đạo Trung Quốc nói thêm, nước này sẵn sàng tham gia đối thoại về các vấn đề nhân quyền “trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau”, song khẳng định Bắc Kinh không chấp nhận việc can thiệp vào công việc nội bộ. Ông Tập Cận Bình cảnh báo, Bắc Kinh sẽ thực hiện “các biện pháp quyết định” chống lại bất cứ động thái nào ủng hộ Đài Loan tách rời Trung Quốc đại lục. “Những động thái như vậy cực kỳ nguy hiểm, chẳng khác nào đùa với lửa. Bất cứ ai chơi với lửa cũng sẽ bị bỏng”.
2 chủ đề hóc búa không được nhắc đến
Ngoài những vấn đề gây căng thẳng trong quan hệ song phương, hai bên cũng thảo luận về tình trạng biến đổi khí hậu và vai trò quan trọng của Mỹ, Trung Quốc - vốn là 2 nước phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, trong việc đối phó cuộc khủng hoảng này.
Vấn đề thương mại cũng được nhắc đến nhưng đây không phải là chủ đề chi phối cuộc đối thoại. Ông Biden nhấn mạnh, Trung Quốc cần phải thực hiện cam kết mua thêm hàng hóa của Mỹ. Bên cạnh đó, hai bên cũng đề cập tầm quan trọng của việc chấm dứt đại dịch Covid-19, vai trò của vaccine, khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân Iran.
Theo một quan chức Nhà Trắng, mặc dù các cuộc đàm phán kéo dài và bao trùm nhiều lĩnh vực, nhưng ít nhất có 2 chủ đề hóc búa đã không được nhắc đến. Một là Thế vận hội Mùa Đông 2022 ở Bắc Kinh – bị một số thượng nghị sỹ Mỹ kêu gọi tẩy chay để phản đối cách Trung Quốc đối xử với người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương. Hai là việc Trung Quốc không cấp thị thực cho các nhà báo Mỹ, sau khi nước này trục xuất hơn 10 phóng viên Mỹ vào năm 2020 để trả đũa việc Washington áp đặt các hạn chế đối với nhà báo Trung Quốc.
Phát biểu với báo chí, một quan chức cấp cao của chính quyền Biden cho biết: “Cuộc gặp là cơ hội để hai nhà lãnh đạo thảo luận về cách thức quản lý cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc một cách có trách nhiệm”. Nhìn chung, Nhà Trắng đã tìm cách để định hình mối quan hệ Mỹ-Trung là “quan hệ cạnh tranh ổn định”, trong đó hai bên vẫn duy trì đường dây liên lạc.
Gửi đi những tín hiệu tích cực
Daniel Russel, cựu nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ về châu Á dưới thời cựu Tổng thống Barack Obama cho rằng, phải mất 10 tháng, các nhà lãnh đạo mới có thể xúc tiến cuộc đối thoại “mặt đối mặt” đầu tiên này. Theo ông, hội nghị có thể tạo tiền đề cho nhiều cuộc tiếp xúc trong tương lai.
“Đây là một phần trong chuỗi các cuộc đàm phán quan trọng nhằm giúp quan hệ Mỹ-Trung đi theo chiều hướng ổn định hơn khi hai bên tiếp tục cạnh tranh. Hy vọng rằng phía Trung Quốc sẽ trao quyền cho các phái đoàn của họ để 2 bên tổ chức các cuộc đàm phán ở cấp thấp hơn”.
Nhà ngoại giao kỳ cựu Paul Haenle của Mỹ cho rằng, trao đổi giữa hai nguyên thủ quốc gia sẽ không giải quyết được tất cả các vấn đề “ăn sâu bám rễ” trong mối quan hệ Mỹ-Trung, nhưng sẽ giúp ngăn chặn những hậu quả không mong muốn.
Một số nhà phân tích Trung Quốc đã tỏ ra lạc quan và đánh giá hội nghị thượng đỉnh lần này đang “gửi đi những tín hiệu tích cực”. Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán (Trung Quốc) nhận định, cuộc gặp có thể cải thiện niềm tin chính trị giữa hai nước, đóng góp cho sự phát triển quan hệ song phương ở cả thời điểm hiện tại và tương lai, tạo đà cho các nỗ lực giảm căng thẳng.
“Hiếm khi các nguyên thủ quốc gia có một cuộc trò chuyện lâu như vậy và việc xây dựng một quan hệ tốt đẹp được xem là yếu tố tích cực để giải quyết các vấn đề chung”, ông Wu Xinbo lưu ý.
Đáng chú ý, cả Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận Bình đều bước đến hội nghị với vị thế mạnh mẽ, đầy tự tin. Theo Thư ký Nhà Trắng Jen Psaki, Tổng thống Biden vừa ký đạo luật cải tạo hạ tầng của Mỹ trị giá 1.200 tỷ USD, lớn nhất trong hơn nửa thế kỷ, đánh dấu lần đầu tiên trong 20 năm Mỹ “sẽ đầu tư vào cơ sở hạ tầng nhiều hơn Trung Quốc và điều đó sẽ giúp tăng cường sự cạnh tranh của Mỹ trên sân nhà, đồng thời tạo ra hàng triệu công ăn việc làm”.
Còn tại Trung Quốc, Đảng Cộng sản nước này đã thông qua nghị quyết về những kinh nghiệm lịch sử và các thành tựu nước này đạt được. Đây được coi là một văn kiện nhằm củng cố hơn nữa quyền lực của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Những diễn biến mới này đã khiến cuộc gặp thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Trung trở nên quan trọng hơn bao giờ hết./.
Theo Hồng Anh/vov.vn
https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/3-diem-nhan-quan-trong-tai-hoi-nghi-thuong-dinh-my-trung-905431.vov
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29