3 bài học về Covid-19 cho thế giới rút ra từ đại dịch HIV/AIDS

HIV/AIDS và Covid-19 là 2 đại dịch nghiêm trọng đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên toàn cầu. Từ dịch HIV/AIDS, có thể rút ra 3 bài học về Covid-19 cho thế giới.
WHO: Thế giới đang bước vào giai đoạn chủ nghĩa “Apathy vaccine” Các xu hướng lớn trên thế giới hậu Covid-19: Kinh nghiệm quốc tế và hàm ý chính sách đối với Việt Nam

40 năm trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ đã báo cáo 5 ca mắc bệnh viêm phổi hiếm gặp ở Los Angeles. CDC mô tả những trường hợp này là “bất thường” khi các bệnh nhân đều là những người trẻ, những người đồng tính khỏe mạnh và hệ thống miễn dịch của họ đã ngừng hoạt động một cách khó hiểu. 2 người đã tử vong vào thời điểm CDC đưa ra báo cáo và 3 người tử vong ngay sau đó.

Mỹ đã công nhận HIV/AIDS là một trong những đại dịch tồi tệ nhất trong lịch sử loài người. Đại dịch đã khiến gần 35 triệu người trên toàn cầu tử vong, trong đó có hơn 700.000 người Mỹ.

Mặc dù đối với một số người, HIV/AIDS giống như “một tin tức đã cũ”, nhưng vào năm 2020, khi thế giới tập trung vào đại dịch Covid-19, HIV/AIDS đã lây nhiễm cho 1,5 triệu người và khiến 690.000 người tử vong. Vậy 2 căn bệnh này đã dạy chúng ta bài học gì về đại dịch và cách chống lại chúng?

2 đại dịch HIV/AIDS và Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên toàn cầu. Ảnh: Getty
2 đại dịch HIV/AIDS và Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên toàn cầu. Ảnh: Getty

Sơ suất của Chính phủ có thể để lại hậu quả nghiêm trọng

Trong cả 2 đại dịch, phản ứng chậm chạp từ chính phủ các nước đã dẫn đến những cái chết bất đắc dĩ, mặc dù nguyên nhân và thời gian của sự chậm trễ là khác nhau. Trong trường hợp HIV/AIDS, rất ít người biết về căn bệnh này trong nhiều năm. Mọi người thường thờ ơ, kỳ thị và đưa ra những thông tin sai lệch về dịch bệnh.

Cho đến năm 1983, dịch HIV/AIDS mới xuất hiện trên trang nhất của New York Times. Vào thời điểm đó, dịch bệnh đã khiến 558 người Mỹ tử vong.

Cựu Tổng thống Reagan đã không công khai đề cập đến từ “AIDS” cho đến năm 1985. Vào thời điểm đó, khoảng 12.000 người Mỹ đã bị mắc bệnh và 6.000 người đã chết.

“Có thể thấy rõ sự im lặng của chính quyền ông Reagan đối với dịch bệnh, đặc biệt khi so sánh với sự chú ý dành cho số lượng ít những người mắc bệnh và tử vong do bệnh Lê dương (Legionnaires - bệnh nhiễm trùng phổi gây ra bởi vi khuẩn Legionella – ND) hoặc hội chứng sốc độc tố, 2 bệnh từ những năm 1980. Thông điệp ngầm từ chính quyền là HIV/AIDS dường như chỉ giới hạn ở những nhóm người không quan trọng với xã hội, bởi vậy, không nên đề cập tới nhiều”, Kenneth H. Mayer, chuyên gia tại Trường Y Harvard, cho biết.

Đối với Covid-19, phản ứng chậm trễ với đại dịch có thể do vấn đề kinh tế và chính trị.

Sau khi Mỹ ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên vào tháng 1/2020, các cố vấn Nhà Trắng đã đề nghị có những biện pháp mạnh mẽ để ngăn chặn dịch bệnh, nhưng cựu Tổng thống Trump đã không làm như vậy, theo Times. Cho đến tháng 3/2020, khi ông Trump đưa ra những cảnh báo về Covid-19, dịch bệnh đã bùng phát nghiêm trọng tại Mỹ.

Một báo cáo hồi tháng 2/2021 từ tạp chí y khoa The Lancet ước tính rằng, 40% ca tử vong do Covid ở Mỹ có thể tránh được nếu chính quyền ông Trump phản ứng nhanh chóng hơn và hệ thống chăm sóc sức khỏe của Mỹ công bằng hơn.

Tại New York, Thống đốc Andrew Cuomo và Thị trưởng Bill de Blasio đã thúc đẩy kế hoạch ứng phó với dịch bệnh vào tháng 3/2020, vài tuần sau khi thành phố ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên. Tiến sĩ Thomas R. Frieden, cựu Giám đốc CDC ước tính rằng, 50-80% số ca tử vong do Covid-19 của thành phố New York có thể tránh được nếu các hạn chế được đưa ra sớm hơn 1-2 tuần.

Những tiến bộ về y tế là một điều kỳ diệu

Các liệu pháp kháng virus đã biến HIV/AIDS từ bản án tử thành một căn bệnh có thể kiểm soát và phòng ngừa. Vaccine mRNA đã giúp làm giảm nhiệt đại dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ. Tuy nhiên, trong khi vaccine Covid-19 đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) phê duyệt trong khoảng thời gian nhanh kỷ lục 11 tháng, phải mất 6 năm liều thuốc HIV/AIDS đầu tiên mới được phê duyệt.

Theo NY Times, có những lý do khoa học cho sự khác biệt trên. HIV là một mầm bệnh cực kỳ nguy hiểm, không giống như SARS-CoV-2, hệ thống miễn dịch hầu như không bao giờ có thể tự loại bỏ vi khuẩn HIV. Đồng thời, vào những năm 1980, công nghệ giải trình tự gen không phát triển như thời điểm hiện tại.

Vaccine Covid-19. Ảnh minh họa: Getty Images
Vaccine Covid-19. Ảnh minh họa: Getty Images

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học hàng đầu của chính phủ Mỹ cũng không muốn giải quyết căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS là do những đối tượng tử vong vì căn bệnh này. Điều này chỉ thay đổi khi tổ chức hoạt động đối đầu Act Up chuyển mục tiêu sang Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Anthony Fauci. Sau một cuộc biểu tình tại Viện Y tế Quốc gia vào năm 1988, ông Fauci đã mời các nhà hoạt động tới phòng thí nghiệm của mình. Năm 1990, ông Fauci tán thành yêu cầu của Act Up cho phép bệnh nhân HIV/AIDS tiếp cận với các loại thuốc thử nghiệm, một thay đổi quan trọng ảnh hưởng đến cách thức tiến hành các thử nghiệm lâm sàng cho đến ngày nay.

Hàng tỷ USD đã đổ vào nghiên cứu HIV và AIDS kể từ khi việc nghiên cứu vaccine Covid-19 được mở đường. “Mọi thứ chúng tôi làm với những mầm bệnh khác đều xoay quanh những điều chúng tôi đã học được từ virus HIV”, ông Fauci nói với The Wall Street Journal vào tháng 12/2020.

Vào tháng 4, Moderna đã công bố kế hoạch tiến hành thử nghiệm giai đoạn 1 trong năm nay đối với 2 loại vaccine mRNA HIV.

Đại dịch mang tính toàn cầu nhưng sự ảnh hưởng là khác nhau

“Virus HIV gây suy giảm miễn dịch ở nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như đồng tính nam, mại dâm, người sử dụng ma túy, người chuyển giới và những người bị giam giữ”, Adeeba Kamarulzaman, Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế về AIDS, cho biết.

“Tương tự như vậy, SARS-CoV-2 đặc biệt tấn công những người dễ bị tổn thương như người lớn tuổi, những người có các bệnh mãn tính như tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và bệnh tim mạch; những người lao động nghèo; người di cư”, bà Kamarulzaman nói thêm.

Trong cả 2 đại dịch, các phương pháp cứu sống (thuốc, vaccine) đã không đến được với nhiều người trong số những người cần nhất. Khi liệu pháp kháng virus HIV ra mắt, nó được cho là loại thuốc kê đơn đắt nhất trong lịch sử, với chi phí khoảng 22.000 USD/bệnh nhân mỗi năm.

“Hầu hết các bệnh nhân nhiễm HIV ở các nước có thu nhập cao được điều trị bằng liệu pháp kháng virus. Nhưng hầu hết những người nhiễm HIV lại ở các nước thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Giai đoạn từ năm 1996-2003 là đỉnh điểm của số người tử vong do HIV/AIDS”, Chris Beyrer, Giáo sư sức khỏe cộng đồng và nhân quyền tại Đại học Johns Hopkins, cho biết.

"Ở nhiều quốc gia, đại dịch HIV/AIDS chưa bao giờ kết thúc, thế giới chỉ ngừng nói về nó”. Ảnh minh họa: Wikimedia Commons
"Ở nhiều quốc gia, đại dịch HIV/AIDS chưa bao giờ kết thúc, thế giới chỉ ngừng nói về nó”. Ảnh minh họa: Wikimedia Commons

Năm 2001, sau cuộc chiến pháp lý kéo dài nhiều năm giữa Nam Phi và các công ty dược phẩm, các nước đang phát triển đã giành được quyền từ Tổ chức Thương mại Thế giới để sản xuất và nhập khẩu thuốc điều trị HIV/AIDS giá thấp. Với việc thành lập Quỹ toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét vào năm 2002 và Kế hoạch cứu trợ khẩn cấp của cựu Tổng thống George W. Bush vào năm 2003, giá thuốc đã giảm mạnh và khả năng tiếp cận được mở rộng, cứu sống hàng chục triệu người.

Tuy nhiên, đại dịch HIV/AIDS vẫn chưa kết thúc. Số ca mắc bệnh đã giảm 47% kể từ mức đỉnh điểm vào năm 1998, nhưng nỗ lực của Liên Hợp Quốc nhằm chấm dứt HIV/AIDS là một mối đe dọa sức khỏe cộng đồng vào năm 2030, đang đi chệch hướng. Các nhà nghiên cứu cho biết, một phần là do sự bùng phát của Covid-19 và sự bất bình đẳng ở các quốc gia.

“Đã 4 thập kỷ kể từ khi cuộc khủng hoảng HIV/AIDS xảy ra trên toàn cầu. Ở nhiều quốc gia, đại dịch HIV/AIDS chưa bao giờ kết thúc, thế giới chỉ ngừng nói về nó”, Christine Stegling, Giám đốc tổ chức Frontline AIDS nói.

Với đại dịch Covid-19, một xu hướng tương tự đang bắt đầu hình thành ở các quốc gia sở hữu nhiều vaccine, nơi cuộc sống dần trở lại trạng thái bình thường, trong khi nhiều nước trên thế giới vẫn đang chờ đợi vaccine. Mặc dù chính quyền ông Biden ủng hộ việc bỏ bảo hộ quyền sáng chế vaccine, trong đó có cả thuốc HIV/AIDS, nhưng đề xuất này vẫn chưa nhận được sự chấp thuận của Liên minh châu Âu./.

Theo Mai Trang/vov.vn

https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/3-bai-hoc-ve-covid-19-cho-the-gioi-rut-ra-tu-dai-dich-hivaids-864787.vov

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

Thanh Trì nâng cao chất lượng phong trào thi đua đạt danh hiệu “Công nhân giỏi”

(LĐTĐ) Bằng việc đổi mới nội dung, phương pháp hoạt động hiệu quả, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã tạo nên không khí thi đua sôi nổi đến người lao động để đạt danh hiệu “Công nhân giỏi” năm 2024. Từ kết quả đạt được, LĐLĐ huyện tiếp tục rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng hoạt động của phong trào trong năm tới.
Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

Cảnh sát giao thông hỗ trợ người dân trên cao tốc

(LĐTĐ) Trong quá trình tuần lưu trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ, tổ công tác của Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ số 3, Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) đã phát hiện 1 xe ô tô hiệu Transit 16 chỗ, màu trắng, dừng đỗ bên đường khẩn cấp. Ngay tại đó, có 10 người dân đang đứng chờ.
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Một số hoạt động nổi bật trong quý I/2024

(LĐTĐ) Quý I/2024, bên cạnh công tác đại diện, chăm lo bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, người lao động, Liên đoàn Lao động quận Hai Bà Trưng còn triển khai nhiều hoạt động và đạt được một số kết quả nổi bật.
Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

Tặng 13.000 bản đồ Việt Nam cho các trường học trong cả nước

(LĐTĐ) 13.000 bản đồ Việt Nam đã được trao cho các trường học trên cả nước, giúp các bạn học sinh nắm rõ về thông tin địa lý, địa hình, dân cư, biển, đảo Trường Sa, Hoàng Sa… và chủ quyền của đất nước Việt Nam.
Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

Nghỉ lễ 30/4-1/5, biến "bão táp" nghịch ngợm thành kỷ niệm gia đình

(LĐTĐ) Khi tiếng cười trẻ thơ vang lên khắp nhà cửa, liệu chúng ta có tìm thấy niềm vui hay chỉ là lo lắng không nguôi? Mỗi dịp nghỉ lễ kéo dài, các bậc phụ huynh lại đứng trước thách thức giữ gìn hòa bình gia đình trước "cơn bão" năng lượng của các bé. Nhưng đừng lo, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 này sẽ là cơ hội để mọi người cùng nhau tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ thông qua những trò chơi gắn kết yêu thương.
13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

13 thủ tục hành chính được ủy quyền cho Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội được ủy quyền thực hiện giải quyết 13 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực GD&ĐT thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố.
Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

Nâng cao nhận thức về bảo vệ nguồn nước sạch, giữ gìn vệ sinh môi trường

(LĐTĐ) Các đơn vị, trường học hướng ứng Tuần lễ Quốc gia Nước sạch và vệ sinh môi trường bằng cách lồng ghép các hoạt động giáo dục, tuyên truyền về nước sạch, vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho người học trong môn học chính khóa, hoạt động giáo dục và hoạt động ngoại khóa.

Tin khác

Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả Israel

(LĐTĐ) Sau vài giờ phát động cuộc tập kích quy mô lớn bằng máy bay không người lái và tên lửa hành trình vào Israel đêm qua, giới chức Iran tuyên bố kết thúc cuộc tấn công đáp trả.
Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Cơ quan An ninh Liên bang Nga đưa tin, đã có ít nhất 40 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau khi những kẻ tấn công có vũ trang tấn công vào một khu phức hợp địa điểm hòa nhạc nổi tiếng gần Mátxcơva.
Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

(LĐTĐ) Vào lúc 21h00 giờ Moskva ngày 17/3 (1h sáng giờ Hà Nội ngày 18/3), các điểm bỏ phiếu cuối cùng trong cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga thuộc tỉnh cực Tây Kaliningrad đã đóng cửa, kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8 tại Liên bang Nga kéo dài trong 3 ngày từ 15 - 17/3.
Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Thống kê mới nhất từ Bộ Nội vụ Maroc ngày 9/9 cho biết trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở nước này trước đó một ngày đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Bộ Nội vụ Maroc cho biết ít nhất 296 người đã thiệt mạng và 153 người khác bị thương trong trận động đất mạnh xảy ra tối 8/9 ở nước này.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

(LĐTĐ) Ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta, Indonesia.
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

(LĐTĐ) Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

(LĐTĐ) Với truyền thống hữu nghị tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung khát vọng về độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi còn nhiều dư địa và tiềm năng để tạo thêm động lực mới, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

(LĐTĐ) Ngày 17/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci.
Xem thêm
Phiên bản di động