Yêu thương mới là cốt lõi
Người đồng giới - vật vã tìm chính mình |
Vẫn bị “làm khó”
Trên thực tế, hiện vẫn tồn tại nhiều trường hợp những người đồng tính, song tính và chuyển giới gặp áp lực trong khía cạnh liên quan đến hôn nhân với người khác giới.
Ví như anh Tuấn Minh (30 tuổi, Từ Liêm), một chàng trai cao ráo, sáng sủa nên không ít gia đình muốn gả con gái cho anh. Nhiều lần bị người nhà thúc giục nhưng anh tảng lờ vì biết mình chỉ có cảm xúc với người cùng giới. Chỉ đơn giản nghĩ con mình nhút nhát nên bố mẹ anh đành dùng đến biện pháp mạnh, gây sức ép để anh kết hôn với một cô gái theo sự sắp đặt. Khi vợ anh phát hiện chồng đang ngồi cùng một người đàn ông khác, vuốt ve nhau ở công viên gần nhà thì cả nhà mới tá hỏa và cuộc sống vợ chồng anh rơi vào bế tắc.
Người đồng tính lập gia đình theo ý của bố mẹ luôn sống trong dằn vặt. Ảnh minh họa |
Đối với những người đồng tính nữ, sự định kiến nặng gấp hai lần so với những người đồng tính nam vì ngoài việc phải chịu định kiến về đồng tính, họ còn phải mang định kiến giới. Thậm chí, chính sự phản đối gay gắt của cha mẹ đã gây căng thẳng và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của đồng tính nữ. Trường hợp của Thu Lan (30 tuổi, Thanh Xuân), hoạt động trong lĩnh vực truyền thông, có tài và xinh đẹp là một ví dụ. Sau nhiều lần thoái thác về việc cưới xin, cô không thể giấu được chuyện mình là người đồng tính nên đã kể cho bố mẹ nghe sự thật. Nhưng bố mẹ cô lại cho rằng cứ kết hôn thì “bệnh” sẽ hết. Quyết trị bệnh cho con, bố mẹ Lan đã bày cách chuốc thuốc mê cô và cho phép vị hôn phu tương lai (được ông bà nhắm trước) quan hệ tình dục với con mình. Tỉnh dậy, Lan cảm thấy ê chề đau khổ khi biết sự đã rồi. Cô đã phát điên và sống một cuộc sống trong trại tâm thần.
Không chọn cách cưới đối phó như những trường hợp trên, nhiều bạn tìm cách tạo "bình phong" cho mình bằng cách thỏa thuận cưới giả với những đối tượng cùng cảnh ngộ. Như vậy, họ vừa che mắt được gia đình, vừa không khiến người vợ hoặc chồng phải khổ vì bị lừa dối. Trần Tuấn (27 tuổi – Bắc Ninh) chia sẻ về cuộc sống gia đình “bình phong” của mình, hiện đã có một cậu con trai kháu khỉnh: “Sau này đứa trẻ lớn lên, nó có chịu được không khi phát hiện bố là gay, mẹ là les? Hay mình cứ phải che giấu cả đời?”.
Theo đại diện Công ty du lịch Lửa Việt - một đơn vị tiên phong trong các tour tuyến mới lạ và thường xuyên có những loại hình du lịch mang tính đột phá, hiện công ty đang có chương trình thiết kế tour đặc thù cho người đồng tính (LTĐG), từ thiết kế, điều hành cho tới hướng dẫn viên đều là “người trong cuộc”. “Việc làm này, ở một khía cạnh nào đó có thể coi như một cách bày tỏ thái độ và chính kiến của mình với một thực thể xã hội lâu nay đang chịu nhiều thiệt thòi không đáng có”, vị đại diện này chia sẻ. |
Tiến sĩ Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường (ISEE) cho biết, việc kỳ thị và định kiến khiến không ít người đồng tính có hành vi tự tử. Người đồng tính không dám công khai, phải tìm bình phong bằng cách lập gia đình với người dị tính, điều này dẫn đến nhiều hậu quả về sau. “Có người bảo thừa nhận hôn nhân đồng giới sẽ ảnh hưởng đến xã hội. Nhưng không thừa nhận còn ảnh hưởng hơn. Hàng triệu gia đình sẽ có vợ hoặc chồng là người đồng tính, thử hỏi có bao nhiêu người dị tính muốn lập gia đình với người đồng tính. Bởi khi không được thừa nhận, họ sẽ phải tìm bình phong bằng cách lập gia đình với người khác giới. Lập gia đình khi không hề có tình yêu, họ vẫn duy trì những mối quan hệ đồng tính của mình. Hôn nhân của họ sẽ không hạnh phúc, rất dễ đổ vỡ”, TS. Bình cho biết.
Yêu thương mới là cốt lõi của gia đình
Theo nghiên cứu được đưa ra tại buổi tọa đàm "Các giá trị cốt lõi và thách thức của các loại hình gia đình đương đại Việt Nam" do Viện Nghiên cứu xã hội, kinh tế và môi trường tổ chức mới đây, cho thấy, đã xuất hiện nhiều tín hiệu vui như việc người Việt ngày càng cởi mở hơn với kiểu gia đình phi truyền thống.
Tại Việt Nam, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Luật 2014 sửa đổi thành : "Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính". Theo các chuyên gia từ việc “cấm” chuyển sang “không thừa nhận” đã thể hiện tính nhân đạo. Theo đó, 2 người cùng giới tính có thể về sống với nhau, coi nhau như vợ chồng nhưng về mặt pháp lý không được bảo đảm bằng giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
Trên thực tế hiện nay, sự kỳ thị của xã hội đối với những người đồng giới cũng như việc họ “đi theo tiếng gọi của trái tim” đã dần được bình thường hóa. Theo anh Như Phong, giám đốc một công ty truyền thông, công ty anh hiện có hơn 1/4 là người đồng tính. Khi tuyển chọn nhân sự, anh chỉ quan tâm tới năng lực và đạo đức cá nhân. Thấy mọi người cởi mở nên đều thật lòng, không giấu giới tính. Khi được trân trọng và tin cậy, họ luôn làm việc hơn 100% năng lực, kể cả những vị trí chủ chốt.
Phát biểu tại tọa đàm về định hướng phát triển gia đình Việt Nam, ông Hoa Hữu Vân, Phó vụ trưởng Vụ Gia đình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch khẳng định: “Chúng tôi cho rằng, chức năng thỏa mãn tâm lý tình cảm sẽ trở thành chức năng nổi trội của gia đình, vượt trên cả những chức năng khác như sinh đẻ, tái sản con người, kinh tế và giáo dục xã hội hóa con trẻ. Tình yêu thương và sự chia sẻ vẫn sẽ là những giá trị cốt lõi và bất biến của gia đình Việt Nam, không phân biệt loại hình gia đình”.
Còn theo bà Đinh Thị Yến Ly, thành viên của câu lạc bộ phụ huynh của người đồng tính, song tính và chuyển giới Việt Nam (PELAG), 30 năm làm công tác nghiên cứu trong một viện khoa học tại TP.HCM, vấn đề về khoa học tôi nắm rất rõ nhưng đến gần 50 tuổi tôi mới bắt đầu có chút kiến thức cơ bản về đồng tính và hiểu rằng, đó không phải bệnh mà là xu hướng tính dục tự nhiên của con người. Việc con trai tôi thích người cùng giới hay khác giới là "được quy định bởi trái tim chứ không phải ở cái đầu hay trào lưu, bệnh tật" như người ta vẫn nghĩ.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Cộng đồng 23/11/2024 15:27
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Cộng đồng 23/11/2024 08:12
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21