Xứng đáng là chỗ dựa không thể thiếu của người lao động
Ước vọng của đoàn viên gửi tới Đại hội | |
Triển lãm ảnh “Dấu ấn một nhiệm kỳ” |
Vậy tổ chức Công đoàn Thủ đô phải làm gì để tiếp tục khẳng định vị thế không thể thiếu của mình đối với đoàn viên, người lao động? Và những công nhân lao động họ nghĩ và kỳ vọng gì đối với Công đoàn? Đây chính là nội dung mà LĐTĐ xin lược trích ý kiến của Ủy viên đoàn Chủ tịch TLĐLĐ Việt Nam, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Nguyễn Thị Tuyến và Chủ tịch một số Công đoàn ngành cũng như người lao động.
Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến: Hoạt động Công đoàn phải thực chất, mang lại quyền lợi thiết thân cho người lao động Thời gian qua, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động với phương châm hướng về cơ sở, vì người lao động, qua đó đã khẳng định được vai trò của tổ chức Công đoàn, tạo được niềm tin của đoàn viên, người lao động, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp và Thành phố. Tuy nhiên, cũng phải thẳng thắn nhìn nhận, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (cách mạng 4.0) đang phát triển mạnh mẽ, Việt Nam tiếp tục hội nhập quốc tế sâu rộng, tham gia ký kết và thực hiện nhiều hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, không nằm ngoài xu thế chung, tổ chức Công đoàn Việt Nam, trong đó có tổ chức Công đoàn Thủ đô sẽ đứng trước nhiều cơ hội, nhưng cũng phải đối mặt với không ít thách thức. Cụ thể, như thách thức trong việc tạo việc làm bền vững; xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ trong doanh nghiệp... Tổ chức công đoàn có nguy cơ giảm sút số lượng đoàn viên, nhất là đoàn viên khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Nguồn lực tài chính cũng sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt, việc thực hiện các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới sẽ dẫn đến sự cạnh tranh của các tổ chức khác cùng đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động tại cơ sở. Do đó, tổ chức vận động, thu hút, tập hợp người lao động vào tổ chức Công đoàn trở thành nhiệm vụ tiên quyết. Tôi cho rằng, giải pháp mấu chốt nhất để tổ chức Công đoàn tập hợp được đông đảo người lao động vào tổ chức của mình chính là xây dựng được niềm tin của người lao động với tổ chức Công đoàn. Điều này có nghĩa rằng, tổ chức Công đoàn phải đổi mới mạnh mẽ hơn về cả nội dung lẫn phương thức hoạt động. Như tôi đã nói ở trên là hoạt động phải hướng về cơ sở, sát người lao động, để đem lại lợi ích cao nhất, tốt nhất cho đoàn viên. Trước tiên phải quan tâm tới đội ngũ cán bộ công đoàn, nhất là cán bộ CĐCS, vì đây là những người sát nhất với người lao động, đoàn viên công đoàn và gần nhất với doanh nghiệp. Cạnh đó, phải tập trung đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ hoạt động gắn liền với việc có cơ chế bảo vệ và chế độ đãi ngộ tương xứng cho cán bộ công đoàn cơ sở. Cán bộ công đoàn cơ sở có vững về bản lĩnh, giỏi về nghiệp vụ, tâm huyết, nhiệt tình thì các hoạt động như ký kết thỏa ước lao động tập thể, thương lượng về tiền lương, thưởng, thực hiện các chế độ phúc lợi cho đoàn viên mới đạt hiệu quả. Cùng đó, công đoàn cần đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, triển khai hoạt động theo hướng quyết liệt, kịp thời, khoa học, có trọng tâm, trọng điểm, giảm bớt các hoạt động văn hóa, thể thao, hướng hoạt động vào các nhiệm vụ cốt lõi của tổ chức Công đoàn, nhất là nhiệm vụ chăm lo lợi ích, đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động. Tập trung nâng cao hiệu quả công tác đối thoại xã hội và thương lượng tập thể, chương trình phúc lợi đoàn viên... Hoạt động công đoàn phải hướng đến việc tạo sự khác biệt về quyền lợi của đoàn viên công đoàn và người lao động, phân biệt giữa quyền lợi của người đoàn viên và chưa là đoàn viên, như: Giảm gía hàng hóa, sử dụng cơ sở vật chất du lịch của Công đoàn cho đoàn viên; chỉ thực hiện tố tụng trước tòa án miễn phí cho đoàn viên; xây dựng nhà ở xã hội bằng hình thức xã hội hóa để công nhân lao động là đoàn viên mua hoặc cho thuê với mức giá hợp lý; ưu tiên chăm sóc con em đoàn viên... Khi người lao động thấy rõ quyền lợi của mình khi tham gia tổ chức công đoàn, cũng như khi công đoàn hoạt động thực chất, mang lại quyền lợi thiết thân nhất cho người lao động thì chắc chắn người lao động sẽ tự nguyện gia nhập tổ chức Công đoàn. Đây chính là cách tập hợp, thu hút người lao động vào tổ chức công đoàn hiệu quả nhất, là cách để tổ chức công đoàn khẳng định vai trò không thể thiếu với người lao động. |
Chủ tịch Công đoàn các KCN – CX Hà Nội Đinh Quốc Toản: Đổi mới tư duy để nâng tầm Tổ chức Khi Việt Nam gia nhập CPTPP sẽ đặt ra nhiều thách thức cũng như cơ hội cho tổ chức Công đoàn. Do đó, để tổ chức Công đoàn thực sự là chỗ dựa không thể thiếu của đoàn viên, người lao động, trong thời gian tới, Công đoàn các KCN – CX Hà Nội sẽ bám sát và thực hiện hiệu quả mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và các khâu đột phá của Công đoàn Việt Nam đã đề ra tại Đại hội lần thứ XII. Cụ thể là quan tâm đặc biệt, tập trung đổi mới tư duy hoạt động Công đoàn cho đội ngũ cán bộ Công đoàn, chuyển mạnh từ tư duy hành chính với các hoạt động phong trào thuần túy sang việc thực hiện chức năng cốt lõi của tổ chức Công đoàn, đó là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động; Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, phương pháp chỉ đạo hoạt động Công đoàn theo hướng thực chất, hiệu quả, bám sát nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên, người lao động; Công đoàn cấp trên phục vụ Công đoàn cấp dưới, Công đoàn cơ sở trực tiếp phục vụ đoàn viên người lao động. Bên cạnh đó, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công đoàn các cấp, nhất là đội ngũ chủ tịch Công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước đủ năng lực phẩm chất ngang tầm nhiệm vụ. Ngoài ra, xét dưới góc độ việc làm và người lao động, CPTPP sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức, có những thuận lợi và khó khăn đan xen. Về cơ hội, việc gia nhập CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội mới về việc làm cho người lao động, đem lại tăng trưởng kinh tế và lợi ích xã hội. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội CPTPP mang lại, người lao động cần được đào tạo để có kỹ năng nghề, công nghệ thông tin, đặc biệt là khi cuộc cách mạng 4.0 đang bùng nổ. Nếu không đáp ứng được yêu cầu, nguy cơ không có việc làm, thất nghiệp của người lao động là rất lớn. Từ thực tế đó, nhằm thực hiện tốt hơn nữa vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, vì việc làm bền vững của người lao động, để người lao động tin tưởng và đi theo tổ chức Công đoàn… |
Công nhân Nguyễn Thị Thùy, KCN Phú Nghĩa: Tôi vẫn sẽ đặt niềm tin trọn vẹn vào Công đoàn Thực sự khi nghe thông tin liên quan đến CPTPP chúng tôi cũng dao động, song khi đọc kỹ, tìm hiểu kỹ thì lại cảm thấy rất yên tâm vì ngành mình đang làm việc sẽ không có nhiều biến động về việc làm. Nhưng nếu xét đến tương lai thì chắc chắn tôi sẽ phải chủ động học tập, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp ngay từ bây giờ. Bởi theo dự báo, về chất lượng việc làm, thời gian đầu khi Việt Nam tham gia CPTPP, khả năng số lao động có tay nghề thấp tăng nhanh hơn, nhưng những năm sau, tỷ lệ lao động có kỹ năng sẽ tăng lên, số việc làm với lao động có trình độ kỹ thuật sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, để thực hiện được ý nguyện, tôi mong tổ chức Công đoàn cần có giải pháp hỗ trợ, đào tạo để nâng cao tay nghề cho người lao động. Đặc biệt, là khả năng ứng dụng công nghệ thông tin vào lao động sản xuất và làm chủ khoa học kỹ thuật để đáp ứng nhu cầu hội nhập và yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, quan trọng hơn cả là có việc làm bền vững. Làm được điều này, chắc chắn tổ chức Công đoàn sẽ khẳng định được vai trò, vị thế của mình, đồng thời sẽ thu hút được nhiều người lao động tham gia… Dù thế nào cá nhân tôi vẫn sẽ đặt niềm tin trọn vẹn vào Công đoàn. |
Chủ tịch Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội Phạm Anh Minh: Hoạt động Công đoàn phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ Việt Nam tham gia CPTPP, cơ hội mở rộng thị trường lao động cho ngành Công Thương là rất lớn. Với khả năng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người lao động, nhưng cũng đòi hỏi chất lượng tay nghề, sản phẩm hàng hóa phải được nâng lên, đồng nghĩa với việc phải nâng cao tiêu chuẩn về lao động, môi trường làm việc. Để đón đầu những cơ hội và thách thức này, thời gian qua Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội tổ chức các hội thảo, hội thi tuyên truyền viên về "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước nhu công nhân giỏi, thi sáng kiến sáng tạo… Từ các hoạt động, công đoàn truyền đạt thông tin, trao đổi kinh nghiệm giúp cán bộ công đoàn, người lao động và cán bộ trực tiếp làm công tác tổ chức chính sách, lao động tiền lương tại các đơn vị, doanh nghiệp nắm chắc kiến thức, thời cơ, thách thức trong thời gian tới để lựa chọn, tham mưu, đề xuất, kiến nghị phù hợp. Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội cũng đã chủ động chỉ đạo các cấp công đoàn trong toàn ngành nắm sát tình hình hoạt động của doanh nghiệp, người lao động, phối hợp chặt chẽ chủ doanh nghiệp chăm lo đời sống bảo đảm quyền lợi người lao động thông qua việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, ký kết thỏa ước lao động tập thể. Trong thời gian tới, hoạt động Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội sẽ tiếp tục phải đổi mới mạnh mẽ, đi vào thực chất, hiệu quả hơn với mục tiêu cao nhất là nâng cao đời sống CNLĐ, năng suất, chất lượng sản phẩm, tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua, khích lệ tinh thần làm việc hăng say của người lao động. Chỉ khi nhìn vào hiệu quả, cả người lao động và người sử dụng lao động mới có thể công nhận vị thế to lớn và vai trò không thể thiếu của tổ chức Công đoàn; hoạt động Công đoàn mới được ủng hộ. |
Công nhân Nguyễn Duy Thịnh, Công ty Cổ phần Xích lip Đông Anh: Tôi tin hoạt động Công đoàn sẽ có bước đột phá Qua tìm hiểu, chúng tôi biết được, khi Việt Nam gia nhập CPTPP sẽ đem lại nhiều cơ hội mới về việc làm và thu nhập cho người lao động, đem lại sự tăng trưởng kinh tế, lợi ích xã hội. Nhưng cạnh đó cũng đòi hỏi người lao động phải không ngừng nâng cao tay nghề, kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng với cuộc cách mạng 4.0 và đáp ứng được nhu cầu phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, qua tìm hiểu, chúng tôi được biết khi gia nhập CPTPP, sẽ có thêm các tổ chức đại diện cho người lao động, việc này sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với tổ chức Công đoàn Việt Nam. Đơn cử như nếu có một tổ chức khác đại diện người lao động tại tại doanh nghiệp sẽ đặt ra thách thức cho công đoàn về sự cạnh tranh trong thu hút tập hợp, kết nạp đoàn viên, thành lập tổ chức của mình tại doanh nghiệp… Thiết nghĩ, để tổ chức Công đoàn thực sự là chỗ dựa vững chắc và ngày càng thu hút đông đảo người lao động tham gia, bên cạnh việc Công đoàn đã và đang làm tốt vai trò chăm lo, nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần, tổ chức các phong trào thi đua nhằm không ngừng nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cho đoàn viên, người lao động thì cần có những đổi mới về tư duy và hành động, biến khó khăn thành cơ hội để từ đó làm tốt hơn các nhiệm vụ cốt lõi là đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động, vì việc làm bền vững của người lao động. Tôi tin, thời gian tới chắc chắn tổ chức Công đoàn sẽ có những bước đột phá để vượt qua khó khăn thách thức, ngày càng phát triển bền vững và thu hút được đông đảo người lao động tham gia. |
Công nhân Nguyễn Văn Định, Công ty TNHH Kỹ thuật chính xác Ngọc Đức: Ủng hộ Tổ chức Công đoàn nếu làm tốt hơn nữa vai trò của mình Khi Việt Nam tham gia CPTPP, bên cạnh vấn đề việc làm và thu nhập của người lao động sẽ có chuyển dịch như thế nào thì có một vấn đề tôi rất quan tâm đó là sẽ có thêm các tổ chức đại diện cho người lao động mà không phải là tổ chức Công đoàn. Song thời gian qua, tổ chức Công đoàn đã thực hiện rất tốt vai trò đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động. Đoàn viên công đoàn chúng tôi được thụ hưởng rất nhiều từ các hoạt động của tổ chức Công đoàn trong việc nâng cao kiến thức, kỹ năng tay nghề và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần… Chắc chắn, thời gian tới, tổ chức Công đoàn sẽ còn làm tốt hơn nữa vai trò của mình. Vì vậy, tôi tin rằng, mặc dù sẽ có thêm sự lựa chọn, nhưng nhiều người lao động và cả các doanh nghiệp sẽ lựa chọn và ủng hộ tổ chức Công đoàn. |
Phạm Diệp- Mai Quý (Thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 06:06
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh
Hoạt động 21/11/2024 15:49
Cụm thi đua số 4 triển khai hiệu quả công tác chăm lo đời sống cho đoàn viên
Hoạt động 21/11/2024 14:15
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Cụm thi đua số 1 thực hiện tốt công tác thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể
Hoạt động 20/11/2024 18:50