Xử lý người chưa thành niên phạm tội: Tăng tính hướng thiện
![]() | Tăng mức phạt đối với hành vi vi phạm Luật Giao thông |
![]() | Những vụ án đau lòng do trẻ vị thành niên gây ra |
Ths. Nguyễn Ngọc Mai cho biết: Tôi hoàn toàn nhất trí với định hướng sửa đổi BLHS theo chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong đường lối xử lý, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng NCTN phạm tội. Đây là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm, sinh lý; khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập, thiếu khả năng tự kiềm chế và dễ bị kích động, lôi kéo, dụ dỗ… nên cần tạo điều kiện để họ có cơ hội khắc phục, sửa chữa sai lầm mà hạn chế khả năng bị đưa vào vòng quay tố tụng.
![]() |
Người CTN phạm tội ngày một gia tăng. Ảnh minh họa |
Tuy nhiên, cũng cần phải cân nhắc xu hướng đề cao việc bảo vệ lợi ích của NCTN trong mối tương quan với đảm bảo tính hiệu quả của công tác giáo dục, phòng ngừa tội phạm nói chung, NCTN phạm tội nói riêng. Hiện nay tình hình tội phạm do NCTN thực hiện đang diễn biến phức tạp, có xu hướng gia tăng cả về số lượng và tính chất, mức độ nghiêm trọng, có những vụ trọng án do NCTN thực hiện đã gây ra sự bức xúc lớn trong cộng đồng xã hội. Vì vậy, phạm vi cho phép áp dụng biện pháp thay thế xử lý hình sự hoặc miễn trách nhiệm hình sự và giao cho gia đình, cơ quan, tổ chức giám sát, giáo dục cả đối với tội rất nghiêm trọng như quy định tại khoản 2 điều 89 của dự thảo hiện nay là quá rộng. Điều đó có thể sẽ dẫn đến việc không đảm bảo được tính hiệu quả trong giáo dục, phòng ngừa NCTN phạm tội mà ngược lại còn tạo điều kiện để NCTN có cơ hội trốn tránh trách nhiệm hình sự đối với những hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Tôi cho rằng, cần giới hạn phạm vi áp dụng biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội ít nghiêm trọng, tội nghiêm trọng hoặc tội rất nghiêm trọng do vô ý…
Cũng theo Ths. Nguyễn Ngọc Mai: Với quy định tại khoản 2, điều 69, BLHS hiện hành: “NCTN phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục” thì cơ quan tiến hành tố tụng cũng đã có cơ sở để thực hiện việc áp dụng biện pháp thay thế xử lý hình sự đối với NCTN phạm tội. Tuy nhiên, việc xác định có áp dụng quy định này hay không, hiện hoàn toàn phụ thuộc vào cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền. Gia đình, cơ quan, tổ chức rất cũng không có căn cứ để chủ động đề xuất việc nhận giám sát, giáo dục NCTN. Do đó, biện pháp này gần như không được áp dụng trên thực tế.
Ths. Nguyễn Ngọc Mai cho biết: Tôi hoàn toàn nhất trí với định hướng sửa đổi BLHS theo chủ trương nhân đạo hóa, tăng tính hướng thiện trong đường lối xử lý, đặc biệt là đối với nhóm đối tượng là NCTN phạm tội. Đây là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm, sinh lý; khả năng nhận thức còn nhiều hạn chế, thiếu kinh nghiệm sống, thiếu những điều kiện về bản lĩnh tự lập, thiếu khả năng tự kiềm chế và dễ bị kích động, lôi kéo, dụ dỗ… nên cần tạo điều kiện để họ có cơ hội khắc phục, sửa chữa sai lầm mà hạn chế khả năng bị đưa vào vòng quay tố tụng. |
Hay như các quy định về biện pháp tư pháp cũng vậy. Khoản 4, điều 69, BLHS, hiện hành quy định: “Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội, thì tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại điều 70 của bộ luật này”. Trong thực tế xét xử, số NCTN phạm tội được áp dụng biện pháp tư pháp thay cho hình phạt cũng rất ít: Năm 2011 là 2/3.243 bị cáo, năm 2012 là 37/6.252 bị cáo, năm 2013 là 25/5.306 bị cáo, năm 2014 là 6/4.489 bị cáo. Những con số thống kê nói trên phần nào cho thấy việc quy định một cách đầy đủ, rõ ràng trong BLHS là rất cần thiết, rất quan trọng, song nếu không có thủ tục tố tụng thực hiện thì những quy định này cũng chỉ mang tính hình thức. Vì vậy, để đảm bảo cho việc áp dụng các biện pháp thay thế xử lý hình sự trên thực tế có thể đạt được hiệu quả mong muốn thì đồng thời với đó pháp luật tố tụng hình sự cũng cần phải có những quy định về trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp thay thế xử lý hình sự cũng như phải chuẩn bị các điều kiện để triển khai quy định.
Hoàng Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất
Tin mới 30/03/2025 21:36

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới
Tin mới 30/03/2025 21:25

Bộ Chính trị kết luận về Đề án sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra
Tin mới 28/03/2025 22:54

Hiện thực hóa nguyên tắc “Lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ” trong lĩnh vực đầu tư
Tin mới 28/03/2025 19:25

Bộ Ngoại giao thông tin về tình hình công dân Việt Nam tại Myanmar sau trận động đất mạnh 7,7 độ
Tin mới 28/03/2025 17:44

Từ 1/6/2025, cơ quan Bảo hiểm xã hội chỉ cấp mới thẻ BHYT giấy với một số trường hợp
Tin mới 28/03/2025 17:03

Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Brasil
Tin mới 28/03/2025 14:07

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo xử lý thông tin báo chí phản ánh giá lợn hơi tăng cao
Tin mới 28/03/2025 06:58

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức xã thuộc biên chế của tỉnh
Tin mới 27/03/2025 20:38

Bình Dương: Tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe tại 91 địa điểm
Tin mới 27/03/2025 15:17