Xử lý nghiêm, nếu nghi nhiễm Covid-19 mà không chịu cách ly
Nhiều lý do để… trốn cách ly
Sáng 17/2, tại xã Tịnh An (thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) có một người vừa trở về từ tỉnh Vĩnh Phúc nhưng không chịu thực hiện cách ly theo quy định. Đó là bà Huỳnh Thị H. (63 tuổi, trú tại Đội 5, thôn Ngọc Thạch, xã Tịnh An, TP. Quảng Ngãi). Trước đó, bà H. đi thăm người thân tại tỉnh Vĩnh Phúc, một trong 3 tỉnh đã công bố dịch COVID-19.
Lực lượng chức năng tỉnh Vĩnh Phúc đang thực hiện việc khoanh vùng, phong tỏa xã Sơn Lôi (Ảnh: Báo Lao động) |
Sau khi bà H. trở về địa phương, chính quyền xã Tịnh An có đến tuyên truyền, hướng dẫn bà H. thực hiện các biện pháp phòng tránh dịch COVID-19, đồng thời yêu cầu bà H. tự cách ly tại nhà trong vòng 14 ngày, kể từ ngày 13/2. Hàng ngày sẽ có cơ quan y tế đến kiểm tra sức khỏe để theo dõi.
Ban đầu bà H. đồng ý và chấp hành việc cách ly, hạn chế tiếp xúc với mọi người. Tuy nhiên sau đó, bà H. cho rằng, do kinh tế khó khăn nên không hợp tác và yêu cầu mỗi ngày phải chi trả 250.000 đồng (bằng số tiền thu nhập hàng ngày bán rau ngoài chợ), mới ở nhà. Trong khi đó, việc bà H. yêu cầu không có trong quy định, nên thành phố không quyết được. Trung tâm y tế thành phố Quảng Ngãi vẫn tiếp tục phối hợp với chính quyền địa phương vận động, theo dõi bà H. tự cách ly 14 ngày theo quy định.
Trước đó, ngày 10/2, bà N.T.D. (sinh năm 1976, ở huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) được xác định đã bỏ trốn khỏi khu vực cách ly phòng chống dịch COVID-19 tại Trung đoàn 123 thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lạng Sơn. Sau đó, cơ quan chức năng tỉnh Lạng Sơn đã đi tìm và xác định được bà D. ở khu vực cửa khẩu Pò Chài (Trung Quốc) đối diện cửa khẩu Tân Thanh (Lạng Sơn). Ngày 12/2, bà D. đã được đưa về Việt Nam và vào một khu cách ly khác trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn. Theo cơ quan chức năng, nguyên nhân bà D. bỏ trốn khỏi khu vực cách ly là do nhớ chồng, lo việc bán hàng ở khu vực chợ Pò Chài (Quảng Tây, Trung Quốc) tiếp giáp với cửa khẩu Tân Thanh, Lạng Sơn…
Có thể bị xử lý hình sự
Việc không tuân thủ yêu cầu cách ly khi có dấu hiệu nghi nhiễm COVID-19 sẽ dẫn đến hậu quả khôn lường bởi sự lây lan dịch bệnh nếu đối tượng nghi bị cách ly thực sự bị nhiễm bệnh. Điều này cần sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền, đoàn thể cũng như các ngành chức năng. Trao đổi với báo chí, theo Đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho rằng: Trong lúc có dịch bệnh, phía chính quyền đã ra những quy định để quản lý, phong tỏa, cách ly nhằm phòng, chống dịch COVID-19 thì người dân phải chấp hành nghiêm các quy định đó.
Thủ tướng chỉ đạo thực hiện nghiêm việc cách ly người nghi nhiễm COVID-19 Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường kiểm soát đối với đối tượng cách ly bảo đảm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Để thực hiện nghiêm việc cách ly người nghi nhiễm COVID-19, tránh việc tự ý rời khỏi nơi cách ly trái quy định về phòng, chống dịch, tại văn bản 1145/VPCP-KGVX vừa ban hành ngày 14/2/2020, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, Bộ Quốc phòng tăng cường kiểm soát đối với đối tượng cách ly bảo đảm theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo các địa phương kiên quyết rút Giấy phép lao động của công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện cách ly mà không thực hiện cách ly hoặc tự ý rời khỏi nơi cách ly. Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh việc đưa tin lên án những trường hợp không chấp hành các giải pháp của Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo, nhất là tự ý rời khỏi nơi cách ly. |
Nếu người dân không chấp hành, buộc phải chịu sự cưỡng chế của nhà nước, có thể xử lý xử phạt hành chính. Nếu chỉ có thuyết phục mà không có sự cưỡng chế khi cần thiết thì khó quản lý. Nếu những người này đi từ vùng dịch ra thì hậu quả gây ra là rất lớn. Khi đang chịu sự quản lý mà đi khỏi nơi cư trú không khai báo, khai báo gian dối, tự ý bỏ đi thì rõ ràng là phải xử lý, nếu mạnh hơn thì có thể xử lý về mặt luật pháp…
Nhìn nhận dưới góc độ pháp lý, luật sư Phạm Hải Long –Văn phòng luật sư Quốc Thái (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) cho biết: “Căn cứ vào Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007, bệnh truyền nhiễm nhóm A là mức độ nghiêm trọng nhất gồm các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng và tỉ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Đối với các bệnh thuộc nhóm A, khai báo y tế, cách ly người bệnh là một trong những biện pháp hành chính đầu tiên khi có dịch để đảm bảo an toàn cộng đồng nhằm ngăn chặn lây lan dịch bệnh”.
Trường hợp không chấp hành lệnh cách ly là vi phạm quy định pháp luật và có thể đối diện với hình phạt như sau: Khoản 2, Điều 6 Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định, cá nhân che giấu hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A sẽ bị xử phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Mức phạt này cũng được áp dụng với hành vi không thực hiện việc xét nghiệm phát hiện bệnh truyền nhiễm nhóm A theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Cá nhân nào phát hiện trường hợp mắc bệnh dịch mà không khai báo hoặc che giấu tình trạng bệnh của mình hoặc của người khác thì đều bị xử phạt theo quy định như trên.
Ngoài ra, nghị định 176 quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế đã quy định mức phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A.
Cũng theo luật sư Long: Bên cạnh đó, hành vi không khai báo, trốn khỏi nơi cách ly nếu gây hậu quả (phát tán bệnh, tổn hại cho sức khỏe, làm chết người,...) còn có thể xử lý hình sự về Tội vi phạm quy định về khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất, pha chế, cấp phát, bán thuốc hoặc dịch vụ y tế khác. Theo đó, tùy theo mức độ gây thiệt hại mà có thể bị phạt tù từ 01 năm đến 15 năm; Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.
Phương Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin nóng 22/11/2024 09:19
Bắt đối tượng lừa đảo nhiều người bằng chiêu đáo hạn thẻ tín dụng
Tin nóng 21/11/2024 13:03
Nguyễn Thị Thanh Nhàn tiếp tục bị truy tố trong vụ án mới
Tin nóng 20/11/2024 16:09
Mật phục bắt "cát tặc" trong đêm trên sông Hồng
Tin nóng 20/11/2024 09:42
Triệt phá nhóm đối tượng cho vay lãi nặng 1.000%/năm tại Bình Dương
Tin nóng 19/11/2024 13:07
Không khoan nhượng với tội phạm ma túy
Tin nóng 19/11/2024 09:52
Khởi tố giám đốc sản xuất keo dán gạch giả nhãn hiệu "con cá sấu"
Tin nóng 19/11/2024 06:22
Triệt phá đường dây cá độ bóng đá quy mô 2.000 tỷ đồng
Tin nóng 17/11/2024 23:14
Khởi tố nhiều cán bộ thuộc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh
Tin nóng 17/11/2024 07:58
Bắt quả tang 2 đối tượng trong đường dây vận chuyển ma túy xuyên quốc gia
Tin nóng 17/11/2024 07:50