Xây dựng sai phép, vượt tầng Có nên xử lý hình sự?
![]() | Cần xử lý dứt điểm những sai phạm tại hồ Văn |
![]() | Kiên quyết xử lý những vi phạm về xây dựng |
Theo TS. Nguyễn An (Giám đốc Hãng Luật Cộng đồng), việc các chủ đầu tư bất động sản dễ dàng xây dựng sai phép, vượt tầng, sai quy hoạch... là bởi hình thức xử lý còn quá nhẹ, không đủ răn đe. Không những vậy, nhiều công trình khi xây dựng sai phép, vượt tầng lại được các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt cho tồn tại. Điều này vô tình tạo tiền lệ “nhờn luật”.
Nguyên nhân dẫn đến sự “nhờn luật” của các chủ đầu tư dự án bất động sản chính là “nhờ bùa hộ mệnh” Thông tư số 02/2014/TT-BXD hướng dẫn một số điều của Nghị định số 121/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động xây dựng. Nếu áp dụng theo cách này thì ngày càng có nhiều các công trình sai phạm kiểu này mọc lên. Làm sai thì cũng chỉ bị xử phạt, mà mức xử phạt so với lợi ích có được từ sai phạm đó là không đáng kể. Quy định xử phạt như vậy không những không có tính răn đe đẩy lùi sai phạm mà nó còn “cổ vũ” thêm cho việc sai phạm. Để giải quyết việc này, ngoài việc xử phạt hành chính với mức phạt tiền cần yêu cầu tháo dỡ phần sai phạm. Có thể ban đầu sẽ gây lãng phí, nhưng việc không mạnh tay sẽ kéo theo các công trình khác ăn theo sai phạm mà để nguyên.
![]() |
Vi phạm trật tự xây dựng vẫn đang là vấn đề nhức nhối. (ảnh minh họa) |
“Chính vì vậy, đã đến lúc các nhà làm luật cần đưa quy định về xây dựng sai phép, vượt tầng vào BLHS để làm căn cứ để xử lý nghiêm các chủ đầu tư, chế tài xử phạt này phải có tính răn đe hơn việc chỉ xử lý hành chính. Bởi, theo dự thảo BLHS mới nhất thì pháp nhân cũng là chủ thể để xử lý hình sự nếu có sai phạm. Việc đưa pháp nhân làm chủ thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự chính là mở rộng phạm vi xử lý sai phạm. Chủ đầu tư của các dự án xây dựng này cũng là pháp nhân nên việc đưa quy định này vào BLHS để xử lý nghiêm các chủ đầu tư là hợp lý”- TS. An chia sẻ.
Đồng tình với quan điểm trên, Luật sư Trịnh Nam Ninh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Nếu việc xây dựng sai phép gây thiệt hại tính mạng hoặc thiệt hại nghiêm trọng sức khỏe, tài sản của người khác thì có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 229 BLHS. Việc xử lý hình sự không phụ thuộc vào quy mô công trình lớn hay nhỏ, mà phụ thuộc vào mức độ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác. Trách nhiệm thuộc các cơ quan tiến hành tố tụng, trong đó có cơ quan điều tra, là phải xác minh, phát hiện dấu hiệu tội phạm, cơ quan điều tra sẽ khởi tố vụ án, khởi tố bị can để điều tra…
Còn theo Luật gia Bùi Văn Don (Hội Luật gia Việt Nam): Việc đưa quy định những hành vi xây dựng trái phép, vượt tầng… thành một tội trong BLHS là chưa cần thiết. Bởi lẽ, chúng ta đã có chế tài về xử phạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu khâu quản lý được thắt chặt thì chúng ta đã không phải “đau đầu” chuyện xử phạt. Và nếu khi có hành vi vi phạm xảy ra, việc xử lý được diễn ra nhanh chóng, triệt để, nghiêm mình thì đã hạn chế được tình trạng tái diễn, “nhờn luật”.
Do đó, điều mà chúng ta cần quan tâm là làm thể nào để các cơ quan quản lý thực thi tốt chức năng nhiệm vụ của mình. Chỉ cần quản lý, giám sát tốt mọi khâu trong hoạt động quy hoạch, xây dựng đô thị thì chắc chắn vấn đề sẽ được giải quyết. Và trong trường hợp này không cần thiết phải hình sự hóa những hành vi vi phạm trên, nếu chưa đủ tính răng đe thì cần thiết có thể cân nhắc việc tăng mức phạt tiền vi phạm hành chính, nên phạt thẳng tay, phạt mạnh những hành vi vi phạm và quy định thêm những hình thức xử phạt bổ sung để vừa phạt tiền chủ thể có hành vi, vừa giải quyết triệt để được những công trình vi phạm, không cho chủ đầu tư tiến hành khai thác, sử dụng, thu lợi từ những công trình đó.
H.Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường

Kẻ cướp ngân hàng ở Chương Mỹ sử dụng tiền làm những gì?

Kỳ 1: “Sống mòn” trong môi trường ô nhiễm

Đã bắt được đối tượng cướp ngân hàng ở Chương Mỹ

“Cha tôi, người ở lại” tập 30: Phi giăng bẫy Việt, Đại biến tình yêu thành áp lực với An
Tin khác

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước
Tin mới 23/04/2025 12:43

"Hẹn ước Bắc - Nam": Tái hiện câu chuyện lịch sử oai hùng, truyền cảm hứng mạnh mẽ về niềm tự hào dân tộc
Tin mới 23/04/2025 06:57

Thủ tướng yêu cầu lập danh sách Bộ trưởng, Chủ tịch tỉnh không hoàn thành giải ngân vốn đầu tư công
Tin mới 22/04/2025 21:49

Thủ tướng chỉ thị ổn định thị trường vàng, tiền tệ, ngoại hối
Tin mới 22/04/2025 18:29

Chuẩn bị tốt các nội dung để sẵn sàng đàm phán thuế quan với phía Hoa Kỳ
Tin mới 22/04/2025 17:01

Hơn 3,3 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 5 sớm hơn thường lệ
Tin mới 22/04/2025 13:32

Lãnh đạo thành phố Hà Nội dâng hoa kỷ niệm 155 năm Ngày sinh V.I.Lênin
Tin mới 22/04/2025 12:45

TP.HCM: Chi tiết các tuyến đường cấm phương tiện lưu thông phục vụ đại lễ 30/4
Tin mới 21/04/2025 19:48

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt lão thành cách mạng, người có công
Tin mới 21/04/2025 16:32

Hà Nội: Đẩy mạnh tuyên truyền về xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
Tin mới 21/04/2025 15:46