Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá

Nhận thức những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá đối với sức khỏe con người cũng như gây ra tổn thất kinh tế cho từng gia đình và xã hội, những năm qua, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tích cực triển khai nhiều biện pháp thiết thực để vận động CNVCLĐ bỏ thuốc, xây dựng môi trường làm việc không có khói thuốc lá. Đó là ghi nhận tại hội nghị sơ kết 2 năm triển khai Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá và xây dựng môi trường không khói thuốc lá trong CNVCLĐ do Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức mới đây.
Tổ chức Công đoàn với cuộc chiến đẩy lùi thuốc lá trong CNVCLĐ
Gia tăng gánh nặng bệnh tật do thuốc lá
Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá

Bà Nguyễn Thị Thu Hồng - Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, PGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y Tế và và bà Anne Jonne, đại diện Liên minh quốc tế phòng chống lao và bệnh phổi đã tới dự.

Đẩy mạnh tuyên truyền

Theo Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng, thuốc lá đã và đang gây ra những tổn thất to lớn về sức khỏe, kinh tế và môi trường cho các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Riêng đối với CNVCLĐ, hút thuốc lá không những ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm năng suất lao động, thiệt hại về kinh tế, mà thuốc lá còn là nguyên nhân gây ra cháy nổ, không đảm bảo ATVSLĐ.

Nhận thức những tác hại nghiêm trọng của thuốc lá và cũng để triển khai hiệu quả Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) (được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/2013) trong hệ thống CĐ, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành văn bản số 279/HD-TLĐ hướng dẫn các cấp CĐ tuyên truyền về tác hại của thuốc lá trong CNVCLĐ, triển khai có hiệu quả các biện pháp xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc, vận động cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ thực hiện không hút thuốc lá nơi làm việc.

Xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng khen thưởng cho các tập thể, cá nhân xuất sắc

Thực hiện hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam, các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành Trung ương đã sớm xây dựng chương trình, kế hoạch để triển khai công tác PCTHTL phù hợp với đặc điểm của ngành và địa phương. Hiện đã có 78 LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành đã xây dựng kế hoạch tuyên truyền PCTHTL và thành lập Ban chỉ đạo tại ngành và địa phương. Nhiều LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành Trung ương đã đưa tiêu chí không hút thuốc nơi làm việc gắn với xây dựng cơ quan, đơn vị văn hóa.

Hiện cũng đã có trên 62% số CĐCS đã xây dựng nội quy, quy chế thực hiện môi trường làm việc không khói thuốc. Các đơn vị đã tổ chức treo khoảng hơn 10 nghìn biển báo cấm hút thuốc lá tại các hành lang, khu vực cầu thang, hội trường… để cán bộ, nhân viên biết, thực hiện. Quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc đã được thực hiện quyết liệt ở nhiều đơn vị, thậm chí đã có trường hợp người lao động vi phạm quy định này bị buộc thôi việc, như ở Công ty CP Bao Bì Bình Thuận.

Cùng với những biện pháp quyết liệt, các cấp CĐ cũng tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để nâng cao nhận thức về tác hại của thuốc lá cho người lao động. Từ năm 2012 tới nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã phối hợp với Bộ Y tế tổ chức được 16 lớp tập huấn tuyên truyền PCTHTL với sự tham gia của gần 1 nghìn lượt cán bộ CĐ. Riêng trong năm 2014, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã hỗ trợ kinh phí cho 5 LĐLĐ tỉnh tổ chức 10 lớp tập huấn kĩ năng tuyên truyền, thực hiện Luật PCTHTL tại nơi làm việc cho cán bộ CĐ cho hơn 800 lượt cán bộ CĐ. Bên cạnh đó, bằng nguồn kinh phí của mình, các LĐLĐ tỉnh, TP và CĐ ngành TƯ đã tổ chức khoảng 13.000 lớp tuyên truyền về tác hại của thuốc lá và Luật PCTHTL cho hơn 1,3 triệu lượt đoàn viên, CNVCLĐ.

Với sự hướng dẫn của Tổng LĐ, các LĐLĐ tỉnh, TP, CĐ ngành TƯ cũng đã tổ chức lồng ghép nội dung PCTHTL tại các hội nghị, hội thao, hội diễn văn nghệ, các buổi sinh hoạt chuyên đề… Cùng với đó, các cấp CĐ đã biên soạn, phát hành gần 400.000 bộ tài liệu tuyên truyền về chính sách, pháp luật, tác hại của thuốc lá đến với NLĐ.

Trên 30 ngàn CNVCLĐ bỏ thuốc

Tại hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng đánh giá: Với công tác tuyên truyền sâu, rộng, qua hai năm triển khai Luật PCTHTL trong hệ thống CĐ, nhận thức của cán bộ CĐ, CNVCLĐ về tác hại của thuốc lá đã tăng lên rõ rệt, việc xây dựng môi trường làm việc không khói thuốc lá trong các đơn vị, doanh nghiệp cũng có nhiều chuyển biến tích cực.

Các cấp CĐ đã vận động được trên 32 ngàn CNVCLĐ bỏ thuốc. Điển hình như CĐ Quốc phòng tuyên truyền, vận động được 3500 người, CĐ Cao su tuyên truyền vận động được 2076 người, LĐLĐ tỉnh Bình Thuận tuyên truyền, vận động được 3650 người, LĐLĐ tỉnh Đắc Lắc tuyên truyền vận động được 3000 người, LĐLĐ thành phố Hải Phòng tuyên truyền vận động được 3886 người bỏ thuốc...

Phát biểu tại Hội nghị, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý khám, chữa bệnh- Bộ Y tế và bà Anne Jonne, đại diện Liên minh quốc tế phòng chống lao và bệnh phổi đều đánh giá cao những kết quả mà Tổng LĐLĐ Việt Nam đã đạt được trong việc thực hiện Luật PCTHTL và chiến lược Quốc gia PCTH thuốc lá. Đại diện Bộ Y tế và đại biểu khách quốc tế mong muốn thời gian tới Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam tiếp tục quan tâm, chỉ đạo để các cấp CĐ tổ chức tuyên truyền, thực thi Luật PCTHTL tốt hơn nữa, để mỗi NLĐ nhận thức rõ ràng hơn, góp phần tự bảo vệ sức khỏe, nâng cao chất lượng cuộc sống của chính mình.

Để tiếp tục thực hiện tốt công tác phòng chống tác hại của thuốc lá trong CNVCLĐ thời gian tới, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hồng chỉ đạo, trong thời gian tới các cấp CĐ cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền để làm chuyển đổi nhận thức và hành vi những người hút thuốc, bằng những phương thức khác nhau và cách làm lồng ghép, tranh thủ mọi nơi, mọi lúc… để tạo ra sự lan tỏa trong hệ thống CĐ nói riêng và cộng đồng nói chung; đồng thời triển khai có hiệu quả hơn nữa việc xây dựng môi trường không khói thuốc trong các cơ quan, đơn vị, DN…

Tại Hội nghị, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tặng Bằng khen cho 11 tập thể và 2 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền PCTHTL trong CNVCLĐ giai đoạn 2013-2015.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Thủ tướng chỉ đạo chủ động ứng phó hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

(LĐTĐ) Những ngày qua, tại khu vực Trung Bộ, nhất là tại các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi và Bình Định đã xảy ra mưa lớn kéo dài, gây sạt lở đất, ngập lụt cục bộ, chia cắt giao thông, một số khu dân cư vùng thấp, trũng, ven sông suối bị cô lập do ngập sâu, ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân.
Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

Mở cửa “chuồng cọp” để tự cứu mình

(LĐTĐ) Thời gian qua, tình hình cháy nổ trên địa bàn thành phố Hà Nội tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là đối với loại hình nhà ở nhiều tầng, nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh. Để hạn chế đến mức thấp nhất các nguy cơ và xây dựng các giải pháp phòng ngừa, hạn chế thấp nhất các thiệt hại do cháy nổ gây ra, nhiều địa phương trên địa bàn Thành phố đã tăng cường tuyên truyền, vận động người dân thực hiện mở lối thoát hiểm thứ 2.
Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

Khai thác giá trị truyền thống trong kiến trúc đương đại

(LĐTĐ) Việt Nam tự hào với một hệ thống các di sản văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt trong lĩnh vực kiến trúc. Thông qua các công trình kiến trúc và không gian cộng đồng, những dấu ấn văn hóa và tâm thức dân tộc được thể hiện một cách sinh động.
Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

Xem xét lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang xem xét sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt. Vấn đề tăng thuế với mặt hàng thuốc lá đã nhận được nhiều sự quan tâm của các đại biểu. Dưới góc độ của cơ quan chăm sóc sức khỏe nhân dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho hay, sử dụng thuốc lá được WHO đánh giá là nguyên nhân gây nên 28 nhóm bệnh...
Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

Cũng nên "cách mạng" về giáo dục - đào tạo

(LĐTĐ) Để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cùng với việc tháo gỡ các điểm nghẽn về cơ chế như triển khai cuộc “cách mạng” về tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho địa phương trên cơ sở “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”, gắn với đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng, hạ tầng số… theo một số chuyên gia chúng ta đồng thời cũng phải thực hiện cuộc “cách mạng” về giáo dục - đào tạo.
Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

Tăng cường gắn kết giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động

(LĐTĐ) Việc các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và doanh nghiệp hợp tác chặt chẽ, không chỉ giúp nâng cao chất lượng đào tạo nghề, đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động, giúp người học nghề dễ dàng tìm kiếm việc làm, mà còn giúp các doanh nghiệp chủ động được nguồn lao động có chất lượng, nâng cao năng lực sản xuất. Hiệu quả này đã được ghi nhận từ thực tế công tác phối hợp giữa các doanh nghiệp với cơ sở GDNN trên địa bàn Thủ đô trong thời gian qua.
Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

Tạo đột phá mới, bước vào kỷ nguyên vươn mình: Bắt đầu từ nêu gương, dám nghĩ, dám làm

(LĐTĐ) LTS: Hà Nội đang sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình, phát triển hướng tới “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, sớm trở thành thành phố kết nối toàn cầu, hội nhập sâu rộng, có sức cạnh tranh cao với khu vực và thế giới; người dân có mức sống và chất lượng cuộc sống cao… Hơn khi nào hết, việc nêu gương đi đầu trong cán bộ đảng viên; việc áp dụng tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào trong mỗi hoạt động sẽ là kim chỉ nam cho Hà Nội trên hành trình phát triển mới.

Tin khác

Thiết thực xây dựng phong trào thi đua ở Đan Phượng

Thiết thực xây dựng phong trào thi đua ở Đan Phượng

(LĐTĐ) Thời gian qua, các cấp Công đoàn huyện Đan Phượng (Hà Nội) đã và đang chủ động, tích cực phối hợp với chính quyền đồng cấp, người sử dụng lao động tổ chức triển khai sâu rộng các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ). Từ đó, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh, hiện đại.
Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn

Đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, các đơn vị trong Cụm thi đua số 5 (gồm LĐLĐ các huyện: Chương Mỹ, Ứng Hòa, Thanh Oai, Mỹ Đức, Phú Xuyên, Thường Tín) đã triển khai hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn với nhiều đổi mới, sáng tạo.
Công đoàn quận Long Biên: Cán đích sớm nhiều nhóm chỉ tiêu quan trọng

Công đoàn quận Long Biên: Cán đích sớm nhiều nhóm chỉ tiêu quan trọng

(LĐTĐ) Năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên luôn đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tổ chức các hoạt động sáng tạo, thiết thực vì đoàn viên, người lao động. Đặc biệt, tính đến đến giữa tháng 11/2024, LĐLĐ quận đã cán đích nhiều nhóm chỉ tiêu quan trọng; trong đó đã xuất sắc vận động, thành lập được 49/20 Công đoàn cơ sở, đạt 245% chỉ tiêu được giao.
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển

(LĐTĐ) Chủ trì tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc), Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy Hà Nội Đỗ Anh Tuấn mong muốn mối quan hệ hợp tác hữu nghị gần 30 năm giữa Tổng Công hội Bắc Kinh và Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội ngày càng sâu sắc và bền chặt; giao lưu học hỏi lẫn nhau để cùng đưa phong trào công nhân lao động và hoạt động Công đoàn của hai nước phát triển hơn nữa, đáp ứng yêu cầu chung của phong trào công đoàn quốc tế.
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh

(LĐTĐ) Chiều 25/11, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra hội đàm giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội với Tổng Công hội Bắc Kinh (Trung Quốc).
Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

Tổ chức Hội nghị cán bộ năm 2025 đảm bảo dân chủ, thiết thực

(LĐTĐ) Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị chủ trì, phối hợp với Công đoàn cơ sở tổ chức Hội nghị cán bộ, công chức, viên chức (CB,CC,VC), người lao động (NLĐ) của cơ quan, đơn vị, đảm bảo dân chủ, thiết thực, đúng trình tự, nội dung, hình thức, thành phần quy định tại Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn

(LĐTĐ) Các cấp Công đoàn Thủ đô đã và đang tích cực triển khai công tác giám sát, phản biện xã hội, sau một thời gian triển khai, đã mang lại hiệu quả thiết thực.
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam

(LĐTĐ) Từ ngày 21 đến 23/11, tại Quốc Oai (Hà Nội), Công đoàn Viên chức Việt Nam phối hợp với Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị tập huấn cho gần 250 cán bộ công đoàn các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương.
Xem thêm
Phiên bản di động