Vui trò chơi dân gian trên phố đi bộ
Đề xuất đưa thêm 9 tuyến phố vào không gian đi bộ ở Hà Nội | |
Cần nâng cao ý thức văn hóa tuyến phố đi bộ |
Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) được áp dụng vào 3 ngày cuối tuần, từ 19 giờ thứ sáu đến 24 giờ Chủ nhật hằng tuần. Không gian đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm trải dài trên địa bàn 6 phường: Tràng Tiền, Lý Thái Tổ, Hàng Bạc, Hàng Trống, Hàng Gai và Hàng Đào, thu hút rất nhiều người dân Thủ đô và du khách nước ngoài.
Trò chơi ô ăn quan hấp dẫn cả du khách nước ngoài. |
Đến phố đi bộ này, mọi người không chỉ được hưởng không gian cây xanh thoáng đãng mà còn có cơ hội trải nghiệm những trò chơi dân gian - thứ mà đã rất lâu rồi, vắng bóng ở Thủ đô. Những trò chơi tuy đơn giản, nhưng nó chính là sức sống, giúp phố đi bộ thêm phần sinh động và nhộn nhịp.
Đây là dự án "Ký ức tuổi thơ tôi" mà MyHanoi (một trong những câu lạc bộ đầu tiên hướng đến giới trẻ với những hoạt động chuyên sâu về lịch sử, văn hóa Hà Nội, thành lập ở cuối năm 2006) hướng tới để đưa trẻ em trở về với những đồ chơi, trò chơi truyền thống thông qua việc tổ chức không gian trải nghiệm đồ chơi - trò chơi dân gian ở những điểm sinh hoạt công cộng.
Anh Ngô Quý Đức - Chủ nhiệm CLB MyHanoi - chia sẻ: “Mục đích của MyHanoi là phát động và thực hiện các chương trình liên quan đến việc gìn giữ và phát triển những giá trị, nét đẹp văn hóa của Hà Nội; giúp cho cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ hiểu rõ hơn về một Thủ đô có bề dày ngàn năm văn hiến. Vì thế, chúng tôi thực hiện dự án “Ký ức tuổi thơ tôi” nhằm giúp giới trẻ đến gần với các trò chơi dân gian”.
Trong thực tế hiện nay, có nhiều lý do khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em, không còn chơi những trò chơi dân gian. Có thể bởi sự hấp dẫn của những thiết bị điện tử hiện đại hoặc cũng có thể do các em thiếu những không gian sinh hoạt chung hay các em không được người lớn chia sẻ về những trò chơi họ từng gắn bó thuở ấu thơ…
Những trò chơi dân gian được tổ chức tại các tuyến phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm như nhảy dây, đánh chuyền, ô ăn quan, kéo co… Chỉ cần vài đạo cụ đơn giản như một sợi dây, vài que tre hay vài viên sỏi, nhưng các trò chơi dân gian lại có sức hấp dẫn kỳ lạ, khiến người chơi quên mất cả khái niệm thời gian và không gian xung quanh. Một chút thông minh để tính toán, sự khéo léo, vui nhộn và đặc biệt là tính cộng đồng cao là những điểm thu hút của các trò chơi dân gian.
Thật bất ngờ khi những trò chơi tưởng chừng đã bị lãng quên này lại được giới trẻ và du khách nước ngoài đón nhận nồng nhiệt. Bạn Nguyễn Mai Anh - học sinh lớp 10, Trường THPT Phan Đình Phùng (Hà Nội) hào hứng kể: “Đây là lần đầu tiên em biết chơi ô ăn quan. Chưa bao giờ em lại thích thú và bất ngờ khi tham gia các ván đấu như vậy. Từ ngày có phố đi bộ, ngày nào em cũng mong đến cuối tuần để tham gia các trò chơi dân gian tại đây”.
Không chỉ có những em nhỏ mà ngay cả những người lớn tuổi cũng bị cuốn hút bởi sự trở lại của những trò chơi dân gian ngay tại trung tâm Thủ đô Hà Nội. Cô Nguyễn Thị Thu (40 tuổi, quận Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ: “Nhớ lại hồi bé, cứ chiều chiều và những trưa hè, lứa trẻ chúng tôi thường trốn bố mẹ đi chơi nhảy dây, chơi chuyền, bắn bi, thả diều... Những trò chơi ấy bình dị, nhưng rất vui. Bây giờ, bọn trẻ chỉ biết chơi các trò điện tử khiến mê muội cả đầu óc. Có những trò chơi dân gian này, người già và người trẻ cùng nhau trở về tuổi thơ, rất vui và ý nghĩa”.
Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả một nền văn hóa dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, sự khéo léo mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Vì thế, giúp các em hiểu và tìm về cội nguồn với những trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết.
Nói về hoạt động ý nghĩa này, anh Ngô Quý Đức - Chủ nhiệm CLB MyHanoi hồ hởi khoe: “Suốt những ngày cuối tuần, cả nhóm đi từ sáng sớm tới đêm khuya mới về. Tay ai nấy đều phồng rộp, giọng thì khản và có những lúc không kiểm soát được vì số lượng người chơi quá đông. Thậm chí, trò chơi kéo co từ 16 giờ chiều đến 22 giờ đêm không nghỉ một giây, nhưng đến lúc dừng lại, ai nấy đều tiếc nuối. Chúng tôi thật sự rất vui khi thấy mọi người háo hức hưởng ứng như vậy”.
Hãy để cho trẻ em hiện nay được tiếp cận với những giá trị văn hóa của cha ông qua các trò chơi dân gian, hãy để cho các du khách nước ngoài được biết đến và trải nghiệm những giá trị truyền thống của Việt Nam.
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51