Vợ chồng rạn nứt vì “khoảng trời riêng”
Bỏ con sau ly hôn | |
Có những vết thương sẽ không bao giờ lành lại | |
"Cháy" với bồ, "tắt" với vợ | |
Bạn cần làm mới tình cảm vợ chồng |
Có tư tưởng thoáng và quan niệm “tình yêu như cánh diều, càng thả lỏng càng bay cao”, ngay từ hồi yêu nhau, Hương và Tuấn đã tuân thủ nguyên tắc: Tuyệt đối tôn trọng tự do cá nhân của mỗi người. Trong cuộc sống vợ chồng, cả hai thống nhất không can thiệp vào sở thích, công việc của người kia. Tuấn có thể tự do đi phượt với đám bạn cả tuần hay nhậu nhẹt tới khuya mà không bị vợ cằn nhằn hay giận dỗi gì. Ngược lại, Hương cũng biết tạo niềm vui cho mình. Khi vắng chồng, cô có thể tụ tập cùng bạn bè uống cà phê, xem phim, nghe nhạc, du lịch đâu đó… Ngay cả bữa cơm hằng ngày cũng không nhất thiết phải có. Nếu thích, hai người có thể về nấu cơm, cùng ăn, còn không, cả hai đi ăn hàng, hoặc mỗi người đi với bạn của mình.
Hương kể: “Để làm được vậy, cả hai tự quản lý tiền của mình. Mỗi tháng, Tuấn sẽ lo trả tiền thuê nhà, điện nước, Hương đảm trách chi phí ăn uống, còn lại, việc mua sắm cá nhân, ai thích gì sẽ tự tiêu tiền của mình. Ngay cả mỗi lần đi ăn ngoài, ai mời người đó sẽ trả. Thời gian đầu thấy đây đúng là giải pháp hay, vì chồng sẽ không có cơ hội phàn nàn khi thấy mình có một đống giày hay váy áo mới, vì mình mua bằng tiền tự làm ra… Chồng cũng thoải mái thích đầu tư chỗ nào thì tùy, vợ không kêu ca, được ăn lỗ chịu nên phải tự biết tính toán, điều chỉnh cho hợp lý”.
Nhưng, chuyện gì đến sẽ đến, khi mọi việc bắt đầu rối tung từ lúc cô sinh con. Thêm một đứa trẻ, chi phí ăn uống, sinh hoạt hằng ngày tăng lên, cộng với tiền sữa, tiền bỉm, tiền thuốc… trong khi Tuấn vẫn giữ nguyên mức đóng góp như trước. Khi Hương quá tải và yêu cầu chồng phải gánh đỡ vợ thì Tuấn bật lại: “Tiền anh làm được đổ vào đầu tư hết rồi. Thôi, em cứ chi đi. Em lo hiện tại cho con. Anh sẽ lo tương lai, sau này con học hành mới tốn kém nhiều, chứ mấy khoản lặt vặt, đáng gì”. “Mình thực sự thấy ức chế, không chỉ vì phải một mình cáng đáng nuôi con, mà bởi sự vô trách nhiệm của chồng. Không chỉ chuyện tiền bạc, trong sinh hoạt, cuộc sống anh ấy cũng vẫn quen thói tự do như trước, để mặc hai mẹ con mình tự xoay sở”- Hương than thở.
Theo bà Trần Thị Hồng Hà, Trung tâm Tư vấn tình yêu – hôn nhân – gia đình thuộc Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, sự tự do thái quá dễ khiến mối quan hệ vợ chồng trở nên lỏng lẻo, thiếu gắn bó. Nhà tâm lý cho biết, một số căp bạn trẻ cho rằng, khi họ để cho nhau tự do, cả về tài chính lẫn sinh hoạt thì sẽ không có lý do gì để gây gổ, cãi vã nữa, và đó là điều kiện tốt để gìn giữ tình yêu. Thế nhưng, thực tế, khi ấy, giữa họ đã tồn tại một vấn đề lớn: Đó là thiếu sự tin tưởng, chia sẻ, và tinh thần trách nhiệm với nhau – những gốc rễ để gây dựng hạnh phúc gia đình. Bởi vậy, nếu gặp khó khăn gì, cả hai sẽ rất khó trụ vững khi không cùng chung lưng đấu cật, đặc biệt sau khi sinh con.
Theo một số nhà tâm lý, thực tế, nguyên nhân sự đổ vỡ, rạn nứt trong gia đình không phải vì “nguyên tắc tự do”.Sự tự do đúng mực trong hôn nhân có ý nghĩa tích cực. Điều đó thể hiện sự tôn trọng vợ chồng dành cho nhau và giúp hai người mãi giữ được sự mới mẻ. Thế nhưng, bản chất của hôn nhân đã là một sự ràng buộc, nên không thể có tự do hoàn toàn. Nếu hôn nhân không ràng buộc, không trách nhiệm thì người ta không cần và không nên kết hôn. Khi đặt ra nguyên tắc tôn trọng tự do cá nhân, bản thân người trong cuộc lại không hiểu rõ nó, không biết được cái được, cái mất khi thực hiện theo và nhất là không làm đúng được những gì đã đề ra. Điều đáng nói nhất là, nhiều người lại viện vào đó vì mục đích cá nhân, như không muốn có trách nhiệm với gia đình, để tiếp tục tận hưởng tự do như còn sống độc thân, nên càng dễ khiến hôn nhân gặp nạn.
B.Linh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21