Vingroup "phủ đỏ" thị trường bán lẻ Việt

Dồn dập thực hiện nhiều thương vụ M&A, Vingroup nhanh chóng mở rộng thị trường nhằm “phủ đỏ” thương hiệu bán lẻ VinMart và VinMart+ trên cả nước vào năm 2020.
vingroup phu do thi truong ban le viet VinMart+ lập kỷ lục ngành bán lẻ: Khai trương 117 cửa hàng chỉ trong 1 ngày
vingroup phu do thi truong ban le viet Sự phát triển “thần tốc” của nhà bán lẻ số 1 Việt Nam - VinMart & VinMart+
vingroup phu do thi truong ban le viet
Sau khi sáp nhập, toàn bộ hệ thống siêu thị Queenland Mart ở TP.HCM sẽ được thay đổi và chuyển sang nhận diện theo đúng tiêu chuẩn của VinMart và VinMart+. Ảnh: Lê Toàn

Khác biệt giữa “rừng” thương hiệu bán lẻ

Nguyễn Tấn Minh, nhân viên marketing trong nhiều lĩnh vực, từ hàng tiêu dùng, bất động sản đến cho vay tài chính đã sống và làm việc ở TP.HCM hơn 10 năm qua. Với thói quen tiêu dùng hiện đại “ngấm vào máu” từ khi du học ở Singapore, Minh thường xuyên ghé vào các cửa hàng tiện lợi hay siêu thị lớn mỗi khi có nhu cầu tiêu dùng.

Gần đây, mỗi lần về quê ở Mỹ Tho (Tiền Giang), Minh lại choáng ngợp bởi hàng loạt chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị điện máy như Bách Hóa Xanh, VinMart+… mọc lên như nấm sau mưa. Riêng VinMart+ có tới 5 - 7 cửa hàng và đang có động thái bung sự hiện diện ở các tỉnh miền Tây trong quý III năm nay.

Lý giải việc người tiêu dùng Việt đang dần lựa chọn cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini thay cho chợ truyền thống, ông Gaurang Kotak, Trưởng bộ phận nghiên cứu hành vi người tiêu dùng của Nielsen Việt Nam cho hay, người dân tại các tỉnh, thành phố lớn ngày càng có ít thời gian hơn khi đối mặt với kẹt xe, nơi làm việc xa chỗ ở, hoặc đôi khi, vì giá cả phải chăng hơn, nên thường lựa chọn những địa điểm mua sắm tiện lợi nhất.

Thị trường bán lẻ Việt Nam vài năm trở lại đây bùng nổ nhiều hình thức kinh doanh. Ngoài hệ thống siêu thị, siêu thị mini, các thương hiệu bán lẻ còn sở hữu hàng loạt cửa hàng tiện ích với quy mô diện tích nhỏ (dưới 500 m2), nhưng lại có đầy đủ mặt hàng thiết yếu, được bố trí tại những vị trí thuận tiện nhất như các khu đông dân cư, có vị trí giao thông thuận lợi, thuận tiện cho việc mua sắm của khách hàng.

Các tên tuổi trong và ngoài nước như: Lotte Mart, Aeon, Vinmart, Co.op Mart, Big C, K-Market, 7-Eleven, Circle-K, Family Mart, Mini Stop, B’s Mart, Shop&Go, VinMart+, GS25, Zakka Mart… Mỗi thương hiệu mang màu sắc truyền thống khác nhau, từ “chuẩn tông” Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, đến những đồ thuần Việt.

Trong đó, điểm khác biệt được coi là nổi trội của VinMart, VinMart+ so với các hệ thống cửa hàng tiện ích khác là không chỉ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tiêu dùng và thực phẩm ăn nhanh thông thường, mà còn phục vụ mặt hàng tươi sống, rau củ quả Đà Lạt và đặc biệt là độc quyền kinh doanh rau sạch VinEco.

Bên cạnh đó, khách hàng có thể sử dụng các dịch vụ gia tăng miễn phí như giao hàng, làm sạch thực phẩm tươi, gói quà... và thanh toán thuận tiện bằng tất cả các loại thẻ ngân hàng. VinMart+ còn hỗ trợ thu phí các dịch vụ điện, nước, truyền hình cáp, bán thẻ, sim điện thoại, sạc pin xe máy điện...

Không ngừng phủ sóng

8 siêu thị Queenland Mart ở TP.HCM vừa chính thức sáp nhập vào hệ thống VinMart và VinMart+. Sau khi sáp nhập, toàn bộ hệ thống siêu thị cũ sẽ được thay đổi và chuyển sang nhận diện theo đúng tiêu chuẩn của VinMart và VinMart+. Trong đó, có 7 siêu thị được chuyển thành siêu thị VinMart và 1 siêu thị được chuyển đổi mô hình thành cửa hàng VinMart+.

Hoàn tất thương vụ sáp nhập Queenland Mart, quy mô của hệ thống siêu thị VinMart sẽ đạt 120 siêu thị trên cả nước, riêng tại thị trường miền Nam là 52 siêu thị, phần nào đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân khu vực phía Nam. Đặc biệt, động thái mạnh mẽ thâm nhập thị trường phía Nam của nhà bán lẻ nội này chứng minh hệ thống VinMart và VinMart+ tiếp tục giữ vững vị trí số 1 về độ phủ điểm bán tại Việt Nam.

Đại diện VinCommerce - thành viên của Tập đoàn Vingroup, sở hữu hệ thống VinMart, VinMart+, VinPro… cho biết, thương vụ này nằm trong kế hoạch mở rộng thị trường nhằm hiện thực hóa mục tiêu 200 siêu thị VinMart và 4.000 cửa hàng VinMart+ vào năm 2020.

Trước đó, Vingroup đã thực hiện những thương vụ M&A lớn như chi hơn 1.000 tỷ đồng mua lại Công ty cổ phần Đầu tư Nhất Nam - doanh nghiệp sở hữu hệ thống siêu thị Fivimart, chi 39 tỷ đồng mua lại chuỗi bán điện thoại Viễn Thông A và mua lại 87 cửa hàng Shop&Go với giá 1 USD.

Hầu hết các thương hiệu bán lẻ được mua lại này đều tập trung ở các quận nội thành, sở hữu điểm kinh doanh tại các khu phố trung tâm đông dân cư, những chung cư, tòa nhà dân cư cao cấp, thuận lợi giao thương với những mặt bằng được đánh giá cao cấp, đắt đỏ.

Không chỉ mở rộng độ phủ, hệ thống bán lẻ này còn liên tục nâng cao chất lượng siêu thị, trải nghiệm người dùng, tiếp tục khẳng định vị thế số 1 của mình khi bắt tay với XAct Solutions xây dựng mạng lưới chuỗi cung ứng VinCommerce theo tiêu chuẩn thế giới, là hệ thống bán lẻ đầu tiên đưa công nghệ Scan&Go, siêu thị ảo vào mua sắm…

Cạnh tranh cân sức

Theo thống kê từ Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương), cả nước hiện có khoảng 8.660 chợ, 800 siêu thị, 168 trung tâm thương mại và hơn 1 triệu cửa hàng quy mô hộ gia đình.

Dẫu vậy, kênh bán lẻ hiện đại mới đáp ứng được 25% nhu cầu của người dân, 75% còn lại phụ thuộc vào kênh phân phối truyền thống. Dự báo, đến năm 2020, thị phần kênh bán lẻ hiện đại sẽ tăng lên và đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng.

Đây là cơ hội lớn, nhưng cũng là thách thức của các nhà bán lẻ trong nước trước cuộc cạnh tranh không cân sức với các doanh nghiệp ngoại đang đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam.

Bên cạnh sự ra đi của các “ông lớn” là Tập đoàn Bourbon (Pháp) với hệ thống siêu thị Big C nhượng lại cho Central Group (Thái Lan); Metro Cash & Carry (Đức) bán lại hệ thống siêu thị bán buôn Metro cho Tập đoàn BJC (Thái Lan), không ít nhà bán lẻ quy mô nhỏ trong nước cũng buộc phải rời bỏ thị trường.

Với các tên tuổi còn trụ lại, thị trường bán lẻ Việt Nam vẫn rất hấp dẫn và đầy tiềm năng. Aeon coi Việt Nam là địa bàn đầu tư trọng điểm tại Đông Nam Á và sẽ đầu tư 5 tỷ USD để mở 30 trung tâm thương mại quy mô lớn tại đây. Central Group (Thái Lan) cho biết sẽ đổ thêm 500 triệu USD để mở 500 điểm bán lẻ tại Việt Nam trong 5 năm tới. Lotte Mart cũng tham vọng đạt 60 siêu thị tại Việt Nam vào năm 2020…

Song, khi vào Việt Nam, các nhà bán lẻ nước ngoài còn khá lạ lẫm, chưa am hiểu sâu sắc văn hóa, thói quen, thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam, nên thường mất nhiều thời gian để người tiêu dùng địa phương có thể nhận biết sự hiện diện và hoạt động kinh doanh của mình.

Ông Sasamori Hiroaki, Phó tổng giám đốc Khối văn phòng (Công ty TNHH Aeon Việt Nam) thừa nhận, mặc dù đã có mặt tại Việt Nam từ năm 2012, song Aeon vẫn đang phải tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về xu hướng, thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam. Ngoài ra, có rất nhiều quy định pháp luật áp dụng cho nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh tại Việt Nam, nhiều chính sách liên tục thay đổi… là những khó khăn đối với Aeon trong quá trình hoạt động.

Đây chính là điểm yếu của đối thủ ngoại mà các nhà bán lẻ trong nước có thể tận dụng để vươn mình. Theo bà Đinh Thị Mỹ Loan, Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, các nhà bán lẻ nội đã nỗ lực và không hề thua kém trong cuộc đua giành thị phần hiện nay.

Cùng với Hapro và Co.op Mart, VinMart đang đầu tư mạnh về vốn, công nghệ, quản trị và chuỗi cung ứng để chiếm thị phần.

Tuy nhiên, Công ty Chứng khoán VCBS đánh giá, các mô hình bán lẻ hiện đại, nhất là mô hình cửa hàng tiện lợi, đang chịu sức ép rất lớn vì số lượng tham gia quá nhiều, trong khi sức mua chưa thể tăng tương ứng và vẫn phải cạnh tranh với các tiệm tạp hóa truyền thống.

Vậy nên, để giữ vững vị thế trên thị trường, các nhà đầu tư cần nghiên cứu, tìm hiểu kỹ nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng địa phương; cung cấp đầy đủ, phong phú các mặt hàng, dịch vụ trong một trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích để gia tăng trải nghiệm cho khách hàng. Bên cạnh đó, cần đa dạng hóa các mô hình cửa hàng bán lẻ khác nhau tùy thuộc vào quy mô dân cư và phân khúc khách hàng của từng cộng đồng địa phương để đáp ứng nhu cầu mua sắm thực tế... Doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần chú trọng chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đảm bảo sản phẩm có chất lượng, độ an toàn cao, có như vậy, mới tạo dựng được lòng tin và thu hút khách hàng…

Đặc biệt, người tiêu dùng Việt Nam vẫn chuộng “thấy tận mắt, cầm tận tay” sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm hơn so với quá trình đổi trả sản phẩm không ưng ý phiền phức khi mua sắm trên mạng.

Nhiều thương hiệu cũng đang thực hiện chiến lược hướng tới kết hợp sự hiện diện trên mạng và các không gian bán lẻ truyền thống. “Nhấp chuột và lựa chọn” - người tiêu dùng lựa chọn một món hàng trên mạng và sau đó nhận chúng ở các cửa hàng, đang trở thành một xu hướng với người dùng khu vực ASEAN.

Các nhà bán lẻ ngoại ở thị trường Việt Nam chủ yếu đánh vào phân khúc thị trường bán lẻ hiện đại và chiếm khoảng 25 - 30% thị phần.

Theo Công ty Chứng khoán VCBS, nếu so sánh mật độ cửa hàng tiện lợi và thu nhập với các nước trong khu vực, đặc biệt là các nước có văn hóa tiêu dùng gần giống với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia hay Philippines, thì mật độ cửa hàng tiện lợi của Việt Nam đang ở mức tương đương, hoặc còn dư địa, nhưng không nhiều.

“Có thể thấy, các thương hiệu ngoại khi mới vào thị trường đều đưa ra kế hoạch mở cửa hàng với số lượng rất lớn, nhưng sau thời gian hoạt động, con số thực hiện được lại khá khiêm tốn”, báo cáo của VCBS nhận xét.

Theo Anh Hoa/baodautu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

Cử tri quận Đống Đa kiến nghị Thành phố sớm triển khai xây dựng lại chợ Ngã Tư Sở

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Tổ đại biểu số 3 Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội và Thường trực HĐND quận Đống Đa tổ chức Hội nghị tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 17 HĐND Thành phố và sau kỳ họp HĐND quận Đống Đa, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

Bồi dưỡng kiến thức về công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế cho cán bộ Bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, trong nội dung về hợp tác quốc tế được bổ sung và đưa thành điều riêng. Cùng đó, với nhiều cơ hội hội nhập quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội hiện nay, đòi hỏi cán bộ ngành BHXH Việt Nam cần được nâng cao, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng trong công tác đối ngoại.
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

Chuỗi hoạt động “Khơi mở thế giới của bạn” của NESCAFÉ thu hút sự tham gia, trải nghiệm của hàng nghìn người

(LĐTĐ) Mới đây, NESCAFÉ tổ chức chuỗi hoạt động thú vị dành cho người tiêu dùng với thông điệp “Khơi mở thế giới của bạn” diễn ra tại 4 thành phố lớn, gồm sự kiện tại TP.HCM vào ngày 14/7 và tại Cần Thơ, Hà Nội, Đà Nẵng liên tục từ ngày 22/6 đến ngày 24/6.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Thành phố Hà Nội kiến nghị bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong một số thủ tục hành chính

Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội kiến nghị Bộ Tư pháp xem xét bỏ yêu cầu Phiếu Lý lịch tư pháp trong các thủ tục hành chính về giáo dục, quản lý hồ sơ, lao động phổ thông… và một số giao dịch hành chính, thủ tục hành chính ở trong nước.

Tin khác

Hiện thực khát vọng xanh hóa ngành logistics

Hiện thực khát vọng xanh hóa ngành logistics

(LĐTĐ) Hiện nay, ngành Vận tải nói chung đóng góp 24% lượng khí thải toàn cầu. Hành trình tiến tới logistics xanh và thích ứng nhanh sẽ đóng góp vào quá trình giảm thải carbon của ngành logistics Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung, qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn cam kết của Chính phủ Việt Nam về hành trình tiến tới Netzero được Thủ tướng Chính phủ đưa ra tại COP26.
Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng xanh

Đẩy mạnh phát triển chuỗi cung ứng xanh

(LĐTĐ) Tăng trưởng xanh, phát triển bền vững là yêu cầu tất yếu, không thể đảo ngược và là xu thế chung toàn cầu trong giai đoạn hiện nay. Với ngành logistics, xanh hóa không còn là xu hướng mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp.
Hưng Yên trao Quyết định chấp thuận đầu tư dự án Trung tâm thương mại GO!

Hưng Yên trao Quyết định chấp thuận đầu tư dự án Trung tâm thương mại GO!

(LĐTĐ) Ngày 7/7 vừa qua, tỉnh Hưng Yên đã tổ chức Hội nghị “Công bố Quy hoạch và xúc tiến đầu tư tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2023, tầm nhìn 2050”. Tại sự kiện, tập đoàn Central Retail tại Việt Nam vinh dự được trao “Quyết định chấp thuận đầu tư thực hiện dự án Trung tâm thương mại GO! Hưng Yên".
Đồng Nai: Sắp đưa cảng Phước An vào hoạt động

Đồng Nai: Sắp đưa cảng Phước An vào hoạt động

(LĐTĐ) Khi đi vào hoạt động, cảng Phước An sẽ tạo cơ hội để Đồng Nai thu hút doanh nghiệp (DN) đầu tư và đăng ký thủ tục hải quan, vận chuyển hàng hóa xuất, nhập khẩu, góp phần tăng thu cho ngân sách và gắn kết, mở rộng hoạt động logistics.
Chuyển đổi kinh tế xanh: Mệnh lệnh thời hội nhập

Chuyển đổi kinh tế xanh: Mệnh lệnh thời hội nhập

(LĐTĐ) Chuyển đổi xanh không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển, ứng dụng công nghệ mà còn thay đổi cả quy trình sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao tính hiệu quả hoạt động, giảm phát thải, hướng tới kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Nói ngắn gọn, đây là một trong những cam kết của Việt Nam với thế giới về giữ gìn màu xanh, môi trường sống cho nhân loại.
Doanh nghiệp vẫn muốn giảm lãi suất cho vay

Doanh nghiệp vẫn muốn giảm lãi suất cho vay

(LĐTĐ) Tăng trưởng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2024 có mức tăng trưởng ấn tượng trong điều kiện nhiều yếu tố bất lợi tác động, ước đạt khoảng 6,42% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, các doanh nghiệp đang gặp khó vì nhu cầu thị trường trong nước thấp.
Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ ổn định lực lượng lao động

Tập đoàn Dệt May Việt Nam giữ ổn định lực lượng lao động

(LĐTĐ) Điểm sáng trong năm 2023 và 6 tháng đầu năm 2024 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) là ổn định lực lượng lao động với hơn 63 nghìn lao động cấp 1, nếu xét tới lao động cấp 2 là hơn 155 nghìn lao động. Thu nhập bình quân của người lao động trong 6 tháng đầu năm ước đạt 9,74 triệu đồng/người/tháng (tăng 4,7% so với năm 2023).
Vinamilk là doanh nghiệp duy nhất của ngành sữa Việt Nam trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

Vinamilk là doanh nghiệp duy nhất của ngành sữa Việt Nam trong danh sách Fortune 500 Đông Nam Á

(LĐTĐ) Vinamilk nằm trong nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên của danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024 do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố lần đầu tiên, cũng là doanh nghiệp sữa duy nhất của Việt Nam trong bảng xếp hạng này.
Báo chí - doanh nghiệp: Cộng sinh để cùng phát triển

Báo chí - doanh nghiệp: Cộng sinh để cùng phát triển

(LĐTĐ) Trong thời gian qua, báo chí đã phát huy vai trò quan trọng, hiệu quả to lớn, luôn đồng hành, sát cánh cùng đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân. Luôn chia sẻ với doanh nghiệp về những khó khăn, cổ vũ và lan tỏa những kiến tạo phát triển, phê phán những hành vi làm trở ngại, phiền hà đối với quá trình sản xuất, kinh doanh. Báo chí - Doanh nghiệp hai lĩnh vực đã cộng sinh để cùng nhau phát triển.
Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

Hệ sinh thái “Net Zero” đã vượt ra ngoài những trang trại xanh của Vinamilk

(LĐTĐ) Lộ trình thực hiện mục tiêu Net Zero năm 2050 của doanh nghiệp điển hình, Vinamilk, đang không chỉ giúp doanh nghiệp có những bước đi đầu tiên bài bản, mà đã dần tạo ra tác động lên cả “hệ sinh thái” khi thay đổi tư duy về sản xuất xanh, nông nghiệp bền vững bên ngoài phạm vi các nhà máy, trang trại…
Xem thêm
Phiên bản di động