HĐND TP Hà Nội giám sát việc chấp hành pháp luật pháp của cơ quan, đơn vị

Việc chấp hành phải đi vào nề nếp

Ban Pháp chế HĐND thành phố Hà Nội (TP) vừa tiến hành giám sát việc chấp hành pháp luật về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp của cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội. Kết quả giám sát cho thấy, công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thường xuyên được quan tâm; nội dung hình thức phổ biến phong phú, phù hợp với từng đối tượng, có trọng tâm trọng điểm. Tuy nhiên Ban Pháp chế HĐND TP cũng chỉ rõ một số hạn chế như việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự sâu rộng đến người dân; một số hình thức tuyên truyền không còn phù hợp với thực tế…
viec chap hanh phai di vao ne nep Kiến nghị nhiều vấn đề bức xúc
viec chap hanh phai di vao ne nep Mỗi điển hình tiên tiến là hạt nhân nòng cốt, góp phần xây dựng Thủ đô

Văn bản pháp luật mới được phổ biến kịp thời

Theo Trưởng ban Pháp chế HĐND TP Nguyễn Hoài Nam, Ban Pháp chế thực hiện giám sát qua báo cáo của UBND quận, huyện, thị xã và các Sở Tư pháp, Công an Thành phố, Sở Y tế, Sở Tài chính; trong đó giám sát trực tiếp tại 3 quận, huyện: Long Biên, Ứng Hòa, Sóc Sơn, Sở Tư pháp và tại 2 đơn vị trực thuộc Sở là Phòng Kỹ thuật hình sự, Trung tâm Pháp y Hà Nội.

Qua giám sát cho thấy, hoạt động bổ trợ tư pháp là căn cứ quan trọng giúp các cơ quan điều tra, kiểm sát, xét xử, thi hành án thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình trong thiết lập, củng cố hồ sơ, chứng cứ được thuận lợi, nhanh chóng và chính xác; đồng thời cung cấp dịch vụ pháp lý giúp các cá nhân, tổ chức thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp.

viec chap hanh phai di vao ne nep
Ban Pháp chế HĐND TP giám sát việc chấp hành pháp luật về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp tại huyện Ứng Hòa.

Năm 2016 và 2017 công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn TP Hà Nội thường xuyên được quan tâm, tập trung triển khai thực hiện đạt được những kết quả nhất định. Nội dung và hình thức phổ biến đa dạng, phong phú, ngày càng thiết thực, hiệu quả, phù hợp với từng đối tượng, có trọng tâm, trọng điểm; đổi mới kết hợp giữa tuyên truyền tìm hiểu kiến thức pháp luật với kiến thức kỹ năng sống.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của TP đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của TP; phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật mới có hiệu lực, trong đó chú trọng một số Luật liên quan đến hoạt động bổ trợ tư pháp. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật TP và quận, huyện; tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hàng năm tổ chức lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới giúp nâng cao kiến thức pháp luật. Một số đơn vị làm tốt công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành cao như: ba Đình đạt 93%, Long Biên đạt 92,5%, Cầu Giấy đạt 89,2%...

Cùng với đó công tác phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong công tác định giá tài sản được thực hiện chặt chẽ, thống nhất; kịp thời trao đổi khi có vướng mắc hoặc cần thiết bổ sung hồ sơ, tài liệu trong quá trình định giá tài sản. Vì vậy, số vụ việc yêu cầu định giá lại thuộc thẩm quyền cấp TP tỷ lệ thấp; các kết luận định giá tài sản đảm bảo khách quan, trung thực và chính xác, góp phần đẩy nhanh quá trình giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng.

Cũng trong hai năm (2016, 2017) các tổ chức giám định tư pháp công lập trên địa bàn TP đã tiếp nhận và tổ chức giám định 26.778 vụ việc, trong đó Phòng Kỹ thuật hình sự thuộc Công an TP thực hiện 14.607 vụ; Trung tâm Pháp y thuộc Sở Y tế thực hiện 11.277 vụ. Quá trình tiếp nhận và tổ chức giám định đảm bảo thực hiện đúng các quy định của pháp luật; các kết luận giám định cơ bản đảm bảo chính xác, khách quan, trả lời đầy đủ, rõ ràng những nội dung theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng; thời gian giám định được đảm bảo phục vụ kịp thời, hiệu quả theo yêu cầu của công tác điều tra, truy tố và xét xử tội phạm.

Công tác phối hợp giữa các cơ quan giám định với cơ quan điều tra và các cơ quan tiến hành tố tụng đảm bảo thống nhất, kịp thời; qua giám định các vụ án liên quan đến ma túy, tiền giả hoặc những vụ việc có tính chất phức tạp giúp cơ quan điều tra có căn cứ ra lệnh bắt, khám xét, nhanh chóng làm rõ vụ án.

Hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn chậm đổi mới

Bên cạnh kết quả đạt được, Ban Pháp chế cũng đã chỉ rõ các tồn tại, hạn chế như: Việc triển khai phổ biến, giáo dục pháp luật ở một số nơi còn mang tính hình thức, chưa thực sự sâu rộng đến người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa trung tâm; một số hình thức tuyên truyền không còn phù hợp với thực tế.

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của TP đã phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của TP; phổ biến kịp thời các văn bản pháp luật mới có hiệu lực, trong đó chú trọng một số Luật liên quan đến hoạt động bổ trợ tư pháp. Đội ngũ báo cáo viên pháp luật TP và quận, huyện; tuyên truyền viên pháp luật xã, phường, thị trấn thường xuyên được củng cố, kiện toàn, hàng năm tổ chức lớp tập huấn các văn bản pháp luật mới giúp nâng cao kiến thức pháp luật. Một số đơn vị làm tốt công tác hòa giải, tỷ lệ hòa giải thành cao như: Ba Đình đạt 93%, Long Biên đạt 92,5%, Cầu Giấy đạt 89,2%...

Cùng với đó chất lượng nhiều tuyên truyền viên pháp luật tại cơ sở chưa đáp ứng yêu cầu, năng lực và kỹ năng truyền đạt còn hạn chế, thiếu sáng tạo và đổi mới nên hiệu quả tuyên truyền, phổ biến pháp luật chưa cao; việc tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong khung giờ vàng trên báo, đài còn hạn chế. Việc luân chuyển đầu sách, khai thác, sử dụng tủ sách pháp luật ở một số nơi chưa có hiệu quả; việc thay thế tủ sách pháp luật bằng việc sử dụng tủ sách điện tử còn lúng túng trong việc tổ chức triển khai tại địa phương.

Một số lĩnh vực giám định còn gặp khó khăn do Phòng Kỹ thuật hình sự của Công an TP không có chức năng, đơn vị phải đi giám định ở nơi khác như: Trong lĩnh vực xây dựng, thuế, tài chính, cháy nổ, thuốc tân dược. Ngoài ra còn chưa có đủ các phương tiện kỹ thuật như: Dấu vết va chạm gây tai nạn giao thông, giám định tài liệu, giám định hóa chất cấm trong vệ sinh an toàn thực phẩm.

Về nguyên nhân tồn tại và khó khăn, ông Nguyễn Hoài Nam – Trưởng Ban Pháp chế cho rằng, cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa nhận thức đầy đủ về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nên chưa quan tâm tạo điều kiện đúng mực cho công tác này. Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên chưa dành nhiều thời gian cho công tác này dẫn đến phân công trách nhiệm không rõ ràng; chậm đổi mới các hình thức cho phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Một trong những khó khăn tồn tại nữa theo ông Nguyễn Hoài Nam chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể đối với quy định tại Khoản 1, Điều 6 Nghị định số 26/2005/NĐ-CP quy định về thành phần Hội đồng định giá tài sản; chưa có văn bản hướng dẫn về tính giá trị khấu hao tài sản, các tác phẩm tài sản có giá trị văn hóa, cây cảnh (bonsai), cổ vật; công trình xây dựng: Đình, Đền, Chùa…Một số lĩnh vực phải thuê đơn vị tư vấn xác định giá trị như trong lĩnh vực công trình xây dựng, các tài sản có gía trị văn hóa rất khó khăn do không có đơn vị nhận tư vấn làm chậm trễ quá trình giải quyết vụ án…

Từ các tồn tại, hạn chế như trên, bên cạnh chỉ rõ các nguyên nhân khách quan, chủ quan, Ban Pháp chế cũng kiến nghị với cơ quan Trung ương, UBND Thành phố, các cơ quan chấp hành pháp luật một số biện pháp về một số lĩnh vực trong hoạt động bổ trợ tư pháp của cơ quan, đơn vị trên địa bàn TP Hà Nội đạt hiệu quả. Trong đó riêng đối với công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, Ban Pháp chế kiến nghị TP tăng cường chỉ đạo các sơ, ban ngành, UBND các quận, huyện, thị xã triển khai thực hiện tốt các chương trình kế hoạch, đề án về phổ biến giáo dục pháp luật trên địa bàn TP. Nâng cao chất lượng của Hội đồng phổ biến, giáo dục pháp luật, trong đó phân công rõ trách nhiệm của từng thành viên. Tăng cường mở các hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

TP cũng cần chỉ đạo UBND các quận, huyện, thị xã nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chú trọng nội dung và hình thức tuyên truyền, đa dạng, hiệu quả, tuyên truyền sâu, rộng phù hợp với từng loại hình đối tượng; quan tâm bố trí kinh phí, cùng cố, kiện toàn Tổ hòa giải cơ sở, chất lượng tuyên truyền viên; mở rộng xã hội hóa, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đáp ứng tốt nhu cầu tìm hiểu pháp luật của người dân…

Trần Vũ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.

Tin khác

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

Cục Thuế thành phố Hà Nội: Xây dựng “cơ quan thuế số” tiến tới “cơ quan thuế thông minh”

(LĐTĐ) Cục Thuế thành phố Hà Nội vừa tổ chức hội nghị sơ kết công tác thuế 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Dự Hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hà Minh Hải; Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Mai Xuân Thành.
Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

Hà Nội: Việc phân cấp, ủy quyền đã đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong năm 2023, Hà Nội đã tập trung rà soát các thủ tục hành chính để phân cấp, ủy quyền. Đến nay, Thành phố đã phân cấp khoảng gần 40% thủ tục hành chính (vượt chỉ tiêu so với Chính phủ đề ra).
Nhiều hoạt động ý nghĩa tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Nhiều hoạt động ý nghĩa tại chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh”

(LĐTĐ) Chương trình “Những ngày Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh” dự kiến diễn ra từ ngày 23/8 đến 25/8 bao gồm các hoạt động của Đoàn đại biểu Thành ủy, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND), Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hà Nội tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Lãnh đạo Hà Nội sẽ đối thoại với doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, bãi đỗ xe

Lãnh đạo Hà Nội sẽ đối thoại với doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, bãi đỗ xe

(LĐTĐ) Dự kiến tháng 11 tới đây, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức Hội nghị Đối thoại tháo gỡ khó khăn đối với các doanh nghiệp đầu tư, hoạt động trong lĩnh vực nhà ở xã hội, bến bãi đỗ xe, môi trường trên địa bàn Thành phố.
Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Đẩy mạnh tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 151-HD/BTGTU về tuyên truyền kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Ra mắt ứng dụng đa phương tiện Hanoi On về Hà Nội, cho Hà Nội

Ra mắt ứng dụng đa phương tiện Hanoi On về Hà Nội, cho Hà Nội

(LĐTĐ) Hôm nay (10/7), Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội chính thức ra mắt ứng dụng nội dung đa phương tiện Hanoi On. Ứng dụng Hanoi On là một nền tảng lõi phân phối nội dung trên đa thiết bị của hệ sinh thái báo chí kỹ thuật số, nằm trong chiến lược hoàn thiện và dần hình thành một tổ hợp truyền thông đa phương tiện hiện đại của Thủ đô.
Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống

Cử tri mong chờ Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm được triển khai và đi vào cuộc sống

(LĐTĐ) Cử tri các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm vui mừng khi Quốc hội thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi). Cử tri cũng mong chờ Luật sớm triển khai thực hiện, mang tính đột phá nhằm thúc đẩy xây dựng phát triển Thủ đô, để Thủ đô vươn tầm phát triển, xứng đáng là đô thị đặc biệt, có vai trò dẫn dắt sự phát triển chung của cả nước.
Hà Nội phấn đấu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập

Hà Nội phấn đấu giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 sẽ giảm tối thiểu 10% đơn vị sự nghiệp công lập của toàn Thành phố.
Hà Nội thành lập Hội đồng "chấm điểm" chuyển đổi số năm 2024

Hà Nội thành lập Hội đồng "chấm điểm" chuyển đổi số năm 2024

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành Quyết định số 3427/QĐ-UBND ngày 01/7/2024 về việc thành lập Hội đồng thẩm định, đánh giá kết quả chuyển đổi số năm 2024 của các cơ quan Nhà nước thành phố Hà Nội.
Thanh Trì: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đổi mới

Thanh Trì: Xây dựng và phát triển văn hóa, con người trong thời kỳ đổi mới

(LĐTĐ) Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Thanh Trì tiếp tục phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử, cách mạng, đáp ứng yêu cầu toàn trong bối cảnh toàn cầu hóa, xây dựng văn hóa, con người tinh hoa, tiến bộ trong thời kỳ đổi mới.
Xem thêm
Phiên bản di động