Vì sao tín dụng đen vẫn còn đất sống?
Cho vay tiền không thế chấp để lừa đảo các tiểu thương | |
Hệ lụy từ tín dụng đen |
Lãi vay siêu khủng
Thời gian qua, mặc dù các thủ tục vay vốn đã được các tổ chức tín dụng nới lỏng hơn, song do tâm lý cố hữu của người dân về thủ tục hành chính rườm rà khi đi vay vốn ngân hàng, nên nhiều người đã chọn loại hình vay không thế chấp (tín dụng đen) cho nhanh gọn. Chính điều này đã góp phần cho loại hình tín dụng đen không chỉ có đất sống mà còn ngày một phát triển hơn.
Thủ tục vay không thế chấp đơn giản, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro. |
Dạo qua một số tuyến đường tại Hà Nội như: Trần Cung (Bắc Từ Liêm), Hồ Tùng Mậu (Cầu Giấy), Nguyễn Trãi (Thanh Xuân), Quang Trung (Hà Đông)... không khó để chúng tôi bắt gặp các cửa hàng, dịch vụ in biển quảng cáo rất hoành tráng, trong đó ghi đầy đủ các thông tin về việc cho vay tiền không thế chấp. Chị Nguyễn Thị Thu ở Mai Dịch (Cầu Giấy, Hà Nội), một trong những nạn nhân của loại hình vay không thế chấp chia sẻ: Cuối năm 2015, do chồng tôi kinh doanh gặp khó khăn cần một khoản tiền gấp, nếu chờ vay của ngân hàng thì rất lâu, nên tôi quyết định tìm đến một địa chỉ cho vay không thế chấp trên đường Láng (Cầu Giấy).
Tại đây, tôi đã vay 500 triệu đồng, lãi suất là 20% và chấp nhận điều kiện cắt luôn 100 triệu đồng trên tổng số tiền vay, cùng với việc ký vào một tờ giấy biên nhận với nội dung “chữa bệnh cho mẹ”. Cũng theo chị Thu, mặc dù bên cho vay đã cắt 100 triệu đồng trên tổng số vốn vay, song đến hạn, do chưa xoay kịp tiền nên chủ nợ đã bảo chị ký thêm một khoản vay khác với số tiền lớn hơn, một phần để trừ khoản vay trước, phần tiếp theo là để trừ lãi. “Vì khó khăn, tôi đành chấp nhận và hậu quả đến nay số tiền vay của tôi đã lên đến 1 tỉ đồng. Mấy ngày qua đến hạn mà vợ chồng tôi chưa xoay đủ tiền, bí quá, tôi phải tạm lánh vài hôm rồi tính tiếp" – chị Thu tâm sự.
Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, trợ lý viên pháp lý Đỗ Phương Thúy cho biết: Hiện nay, hầu hết những người hành nghề cho vay lãi đều có những mãnh khóe để ứng phó với cơ quan chức năng, cơ quan tố tụng... đó là việc họ cho vay tiền dưới dạng các hợp đồng khác nhau như: Chữa bệnh cho mẹ, mua máy tính, điện thoại... Lãi suất quy định thường ở mức từ 3. 000 - 5.000 đồng/1 triệu/ngày. Với lãi suất này, tính ra mỗi năm người vay sẽ phải trả lãi suất cho chủ nợ lên đến 180%/năm.
Phải siết chặt tín dụng đen
Chia sẻ với chúng tôi về vấn đề này, trợ lý viên pháp lý Đỗ Phương Thúy cho biết: Hiện nay hầu hết những người hành nghề cho vay lãi đều có những mãnh khóe để ứng phó với cơ quan chức năng, cơ quan tố tụng... đó là việc họ cho vay tiền dưới dạng các hợp đồng khác nhau như: Chữa bệnh cho mẹ, mua máy tính, điện thoại... Lãi suất thường quy định thường ở mức từ 3. 000 - 5.000 đồng/1 triệu/ 1 ngày. Với lãi suất này, tính ra mỗi năm người vay sẽ phải trả lãi suất cho chủ nợ lên đến 180%/năm. |
Vì sao cho vay không thế chấp một kiểu kinh doanh tín dụng đen với lãi suất đến nay vẫn còn đất sống? Trả lời câu hỏi này, Luật sư Đăng Sơn (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, hiện luật pháp của chúng ta vẫn còn những kẽ hở để các đối tượng cho vay lãi cao lách luật.
Cụ thể, theo Bộ Luật Dân sự năm 2005, tại Khoản 1, Điều 674 quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố. Tuy nhiên, trên thực tế, người cho vay có thể áp dụng mức vay với lãi lên đến trên 200% chỉ bằng những tiểu xảo đơn giản, khi đó khó quy vào tội cho vay nặng lãi được”.
Cũng theo ông Sơn, nhằm hạn chế tình trạng vay "tín dụng đen", Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1.7.2016 đã có những điều chỉnh để cơ quan tố tụng dễ dàng quản lý, xử lý đối với dạng cho vay không thế chấp, lãi suất cao như trên. Theo đó, tại Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015 quy định: Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp năm lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ Luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm- lãi suất theo Bộ luật Dân sự năm 2015 là không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay”.
Quy định này khắc phục được những hạn chế về giao dịch dân sự liên quan đến lãi suất vay trong Bộ Luật Dân sự. Tuy nhiên, để hoạt động tín dụng đen không còn đất sống rất cần sự sát sao của các cơ quan quản lý Nhà nước cũng như sự tỉnh táo của người đi vay.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35