Vì sao thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam vẫn ì ạch?
Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt | |
Triển khai Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt |
Theo Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, tại thời điểm Nghị định 101/2012/NĐ-CP về thanh toán không dùng tiền mặt có hiệu lực ngày 26/3/2013, tỷ trọng thanh toán này là 12,01% và đến nay, vẫn chỉ ở mức 11,49%. Trong khi đó, tại cùng thời điểm, tổng phương tiện thanh toán đã tăng hơn 234%.
Những con số này cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam không có sự tăng trưởng so với tốc độ tăng của tổng phương tiện thanh toán.
Nguyên nhân khiến việc thanh toán không dùng tiền mặt diễn ra “ì ạch” do người dân vẫn thói quen tiêu dùng tiền mặt, chưa quen với sử dụng công nghệ thanh toán mới, sợ thanh toán điện tử không an toàn, không kiểm soát được phí phát sinh thẻ tín dụng khi để nợ quá hạn (vì phí thẻ cao)...
Bên cạnh đó, người bán sản phẩm, dịch vụ hay các cửa hàng nhỏ cũng không có thói quen thanh toán điện tử. Đây là những tác nhân dẫn đến tình trạng dùng tiền mặt phổ biến.
Cần thiết phải đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam. (Ảnh minh họa: KT) |
Việc thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân vẫn là bài toán khó từ nhiều năm nay. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đây sẽ là "cuộc cách mạng" trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng và không thể làm được trong ngày một, ngày hai.
Mặc dù hiện nay đã có nhiều phương tiện thanh toán như chuyển khoản qua ngân hàng, dùng thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng rồi các ứng dụng khác dùng cho ví điện tử, thế nhưng những phương tiện này vẫn chưa được phổ biến và dùng một cách rộng rãi trong xã hội Việt Nam. Việc sử dụng tiền mặt chiếm đến 90% chi tiêu, 99% cho các mặt hàng dưới 100.000 đồng, gần 85% giao dịch tại ATM là rút tiền.
Theo TS. Hiếu, Việt Nam được đánh giá là một nước có nền tảng tốt để thực hiện mục tiêu giảm tỷ trọng giao dịch tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán. Đểviệc thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến đòi hỏi phải có sự phối kết hợp đồng bộ của người tiêu dùng, người cung cấp dịch vụ và Chính phủ mới có thể đạt được mục tiêu đề ra.
Với người tiêu dùng, phải tạo niềm tin để họ thấy được sự tiện lợi, an toàn khi thanh toán điện tử ở mọi lúc, mọi nơi. Khi người sử dụng thấy được sự tiện ích họ sẽ dần thay đổi thói quen không dùng tiền mặt.
Về phía người cung cấp dịch vụ và bán hàng cũng cần áp dụng công nghệ thông tin khi thanh toán. Ngay cả những cửa tiệm tạp hóa cũng dần dần phải có những ứng dụng như QR Code và những ứng dụng khác có thể chấp nhận ví điện tử.
“Về phía Chính phủ, cần đưa ra những biện pháp khuyến khích để người dân sử dụng phương tiện thanh toán phi tiền mặt, chẳng hạn như có thể miễn thuế, phí; Cần có chế tài bắt buộc áp dụng thanh toán phi tiền mặt tại một số nơi như bệnh viện hay một số cơ sở mà chính quyền quản lý. Tại các trạm BOT cũng có thể không cho phép đóng tiền mặt nữa mà phải sử dụng phương tiện phi tiền mặt", ông Nguyễn Trí Hiếu nói.
Đại diện phía ngân hàng, ông Nguyễn Mạnh Hậu - Trưởng phòng Quản lý và Vận hành Trung tâm dữ liệu - Khối Công nghệ thông tin và vận hành của Ngân hàng Eximbank cho rằng, để thanh toán không dùng tiền mặt trở nên phổ biến, cần thường xuyên tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về chỉ đạo của Chính Phủ,Ngân hàng Nhà nước về lợi ích của thanh toán không dùng tiền mặt.
Ngân hàngNhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý về thanh toán không dùng tiền mặt. Quy định những danh mục bắt buộc phải thanh toán không dùng tiền mặt. Đa dạng hình thức xác thực thanh toán, có thể bằng mật khẩu, vân tay hay nhận dạng khuôn mặt...
Ngoài ra, cần chú trọng đẩy mạnh phát triển hạ tầng công nghệ phục vụ thanh toán đủ năng lực, áp dụng công nghệ mới, an toàn bảo mật.
Cũng theo ông Hậu, các doanh nghiệp cần liên kết với các công ty Fintech/ngân hàng để triển khai việc thanh toán qua các ứng dụng thông minh trên các thiết bị di động, đặt biệt là smartphone/iPad/laptop... Các ứng dụng thanh toán thông minh phải dễ sử dụng, thân thiện với người dùng.
Theo Chung Thủy/VOV.VN
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Xanh hóa ngành giấy để đạt “kỳ tích” xuất khẩu
Tiêu dùng 14/11/2024 09:26
Ngành Công Thương triển khai hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Tiêu dùng 12/11/2024 14:52
Online Friday 2024: 60 giờ săn khuyến mãi "khủng" toàn quốc
Tiêu dùng 11/11/2024 22:31
Những điều cần biết để săn sale 11/11 hiệu quả
Tiêu dùng 09/11/2024 08:26
Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa 10 tháng 2024 tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước
Tiêu dùng 07/11/2024 21:36
Giá xăng tăng gần 400 đồng/lít từ 15h ngày 7/11
Tiêu dùng 07/11/2024 15:30