Vì sao 10/3 Âm lịch được chọn là ngày giỗ Tổ Hùng Vương?
Lễ hội Đền Hùng 2017 quyết “5 không” | |
4 địa phương tham gia góp giỗ tổ Hùng Vương năm Đinh Dậu |
Lễ hội Đền Hùng được tổ chức 10/3 Âm lịch hằng năm để tưởng nhớ công lao của các Vùa Hùng.
Dân gian có câu “Dù ai đi ngược về xuôi - Nhớ ngày Giỗ tổ mùng Mười tháng Ba”. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương đã trở thành ngày lễ truyền thống trọng đại của dân tộc.
Vậy vì sao 10/3 Âm lịch hàng năm lại được lựa chọn làm ngày Giỗ Tổ mà không phải là một ngày khác?
Xung quanh vấn đề này, TS Phạm Văn Tuấn – Viện nghiên cứu Hán Nôm chia sẻ, nguồn gốc lễ hội Đền Hùng đến nay chưa xác định được có từ bao giờ.
Ngày 2/4/2007, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã phê chuẩn sửa đổi, bổ sung điều 73 của Luật Lao động cho người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Đến ngày 6/12/2012, Lễ hội Đền Hùng đã được cả thế giới biết đến khi UNESCO công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là một Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ngày Giỗ tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch không chỉ thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn mà còn là niềm tự hào của người Việt trước bạn bè quốc tế. |
Về thời gian tổ chức lễ hội, ông Tuấn cho biết, theo Hùng Vương từ khảo, từ trước năm 1917, người dân thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt trì (Phú Thọ) tự lấy ngày 11/3 làm ngày mất của Vua Hùng cuối cùng (đời 18) để làm ngày tế tự, lâu dần trở thành lễ hội.
Tuy nhiên, lễ hội tự phát nên không diễn ra hằng năm. Hơn nữa, lễ hội tổ chức ở quy mô nhỏ, khi nào muốn làm to thì phải trình công văn lên tỉnh. Tỉnh đồng ý mới được làm to.
“Đến ngày 25/7/1917, Tuần phủ Phú Thọ Lê Trung Ngọc có công văn dâng lên Bộ Lễ triều đình Nguyễn xin lấy ngày 10/3 Âm lịch làm ngày tổ chức lễ hội. Sau khi được đồng ý, từ năm 1918 trở về đây, lễ hội được tổ chức định kì vào 10/3 Âm lịch”, TS Tuấn cho hay.
GS Trần Lâm Biền – Nhà nghiên cứu văn hóa cổ Việt Nam cho biết thêm, ngày 10/3 Âm lịch là ngày Giỗ Tổ mới được xác định gần đây, do người ta định ra và được mọi người chấp nhận chứ không có sách sử hay những tư liệu rõ rệt, ghi chép về ngày tổ chức.
“Phải có một ngày để mọi người chấp nhận và mọi người đã quen chấp nhận ngày 10/3 Âm lịch vì người ta coi đó là ngày thiêng liêng. Ngày đó sẽ là ngày đề cao và tưởng nhớ công lao của các Vua Hùng- những người đã có công dựng nước”, GS Biền nói.
GS Biền cho rằng, tất cả huyền tích về ngày tổ chức lễ hội của các thần linh thường do người dân tự định ra chứ không ai biết được các thần linh mất vào ngày nào để tưởng nhớ. Những ngày người dân lựa chọn chủ yếu là ngày thiêng.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21