Về đất Tổ tìm thần Kê "9 cựa"
Chiêm ngưỡng “sản vật tiến vua” ở Hà Nội |
Đại gia lên núi săn gà tiến “vua”
Bản Cỏi, một bản nhỏ của người Dao nằm lọt thỏm giữa đại ngàn của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, chỉ có khoảng hơn 60 hộ dân sinh sống, song đây là một trong những nơi sở hữu giống gà 9 cựa nổi tiếng. Cụ Bàn Văn Chi (80 tuổi, người bản Cỏi) chia sẻ: “Không biết giống gà quý này xuất hiện ở bản từ bao giờ, chỉ biết rằng từ nhỏ tôi đã nhìn thấy những con gà 9 cựa sống ở mảnh đất này rồi.
Thời gian trước có nhiều người ở Hà Nội lên bản tìm hiểu và nghiên cứu về giống gà 9 cựa, nhưng sau đó không thấy họ quay lại nữa. Thay vào đó là sự xuất hiện những người lạ mặt, họ đến đây lùng sục và tìm mua gà”.
Gà 9 cựa được nuôi thả tự nhiên ở vùng núi Xuân Sơn. |
Chẳng biết có phải do phú quý sinh lễ nghĩa hay không, mà những năm gần đây, đặc biệt là vào độ gần Tết nhiều đại gia lại rỉ tai nhau tìm về bản Cỏi săn gà tiến vua. Họ sẵn sàng bỏ ra cả chục triệu đồng, thậm chí có nhiều đại gia mạnh tay chi đến cả 100 triệu đồng, với mong muốn sở hữu một chú gà 9 cựa thực thụ để thỏa mãn ước mơ một lần được trở thành “vua”.
Thế nhưng, đại gia thì cứ đến, xóm làng thì cứ ồn ào. Nhưng ở bản này gà nhiều cựa lắm cũng chỉ có đến 8 cái, nhiều nhất là trong khoảng 6 – 7 cái cựa. Với người dân ở bản, đừng nói số tiền 100 triệu đồng, mà với họ bán được một con gà 9 cựa với giá chục triệu đồng cũng ngang với cả một gia tài. Nhưng giờ không chỉ các đại gia, mà ngay cả người dân trong bản, để sở hữu được một con gà đủ 9 cựa có lẽ rất khó. Cũng theo cụ Chi, từ trước đến nay ở bản Cỏi, gà 9 cựa chỉ đếm được trên đầu ngón tay, còn bây giờ có lẽ bàn tay xòe ra đếm số ngón còn nhiều hơn cả số gà “vua” mà họ nhìn thấy.
“Trước đây, người dân bản Cỏi thường nuôi gà 9 cựa để ăn chứ tuyệt nhiên không bán. Gần đây, khi điều kiện kinh tế và giao thông phát triển, người ở nơi khác mới phát hiện ra loại gà 9 cựa đặc biệt này. Nhiều thương lái, lùng sục khắp bản họ thu mua, đổi chác và mang đi khỏi bản những con gà “độc” nhất, và biến nó thành một món hàng xa xỉ. Cứ thế, gà trở nên khan hiếm và đắt đỏ” - giọng cụ Chi buồn buồn.
Chia tay cụ Chi, chúng tôi tìm đến gia đình Trưởng bản Cỏi là Đặng Vĩnh Phúc. Theo những người ở đây cho biết, gia đình ông Trưởng bản này hiện là hộ còn nuôi được nhiều gà tiến “vua” nhất. Vừa đặt chân đến nhà Trưởng bản, chúng tôi thoáng giật mình vì ngay trước cổng có 3 – 4 chiếc xe ôtô sang trọng đậu choán hết cả đường vào. Đây đều là xe của các đại gia dưới xuôi, họ về đây với mong muốn tìm được giống gà “tiến vua”. Và tất nhiên đã về bản Cỏi, là phải vào nhà ông Phúc. Một phần vì ông là Trưởng bản, nắm bắt mọi tình hình ở đây, phần còn lại cũng bởi “tiếng” còn gìn giữ được nhiều gà cổ nhất chốn thâm sơn này.
Biết là có nhà báo đên thăm, ông Phúc đon đả chạy ra mời chúng tôi vào nhà, vừa đi ông vừa bảo: “Các chú thông cảm, mấy hôm nay khách ở dưới xuôi lên đây săn gà 9 cựa nhiều quá, làm tôi loay hoay chóng cả mặt. Thú thực giờ cũng có gà đâu mà bán, vài con còn lại tôi để làm giống. Mấy anh đấy cứ đòi mua, nhưng tôi không bán. Nếu bán sẽ mất hết giống, giờ tìm gà 9 cựa để nhân giống cũng khó hơn trước rất nhiều” - ông Phúc phân trần.
Lại gần một vị đại gia bắt chuyện, chúng tôi được biết anh tên Huy, một đại gia ở đất Hà Nội. Nghe và biết đến gà 9 cựa đã lâu, nhưng vì công việc bận rộn bây giờ anh mới lên bản Cỏi được, anh bảo: “Tôi lên đây từ hôm qua, ngủ lại một đêm định tìm mua gà 9 cựa để thưởng thức và làm quà biếu trong dịp Tết này. Nhưng phải vất vả lắm mới mua được một đôi gà với giá gần chục triệu đồng. Mà đây cũng chưa phải là gà 9 cựa “xịn”, nó chỉ có 8 cựa thôi”.
Gian nan gìn giữ báu vật
“Hữu xạ tự nhiên hương”, tiếng đồn về việc ở bản Cỏi xuất hiện gà tiến “vua” trong truyền thuyết, khiến nhiều thương gia đến lùng mua gà 9 cựa đem về xuôi bán kiếm lời. Gà 9 cựa cũng dễ nuôi như gà nhà, chỉ ăn thóc, ăn ngô, rồi ngủ trên cây. Tuy nhiên, tập tính của nó lại khác, chỉ ở môi trường tự nhiên thì mới phát triển và tồn tại được.
Vui mừng vì đã tìm mua được những chú gà 9 cựa ưng ý cho dịp Tết sắp tới. |
Hiện nay, nhu cầu người dân tìm mua gà 9 cựa tăng cao, vì thế giá của loại gà này cũng được tăng theo từng mùa. Nếu đến tận bản, thì mua được gà với giá gốc, nhưng cũng tùy vào số cựa của gà mà giá cả tăng theo đó. Với loại 5 – 6 cựa giá giao động từ 400 – 500.000 đồng/1kg. Loại 7 cựa có giá 900 – 1 triệu đồng/1 kg. Còn nếu gà tiến vua mà 8 cựa giá sẽ từ 2 – 3 triệu đồng/1 kg. Nhà nào may mắn sở hữu được một con gà có 9 cựa, thì coi như là đào được vàng, vì lúc đó gia chủ có thể tự do phát giá.
Trước đây, người dân bản Cỏi thường nuôi gà 9 cựa để ăn chứ tuyệt nhiên không bán. Gần đây, khi điều kiện kinh tế và giao thông phát triển, người ở nơi khác mới phát hiện ra loại gà chín cựa đặc biệt này. Nhiều thương lái, lùng sục khắp bản họ thu mua, đổi trác và mang đi khỏi bản những con gà “độc” nhất, và biến nó thành một món hàng xa xỉ. Cứ thế, gà trở nên khan hiếm và đắt đỏ”- giọng cụ Chi buồn buồn. |
Bên cạnh việc thương lái và các đại gia tìm đến bản Cỏi tận thu gà 9 cựa, cùng với việc đại dịch hoành hành, số lượng gà 9 cựa ở Xuân Sơn hiện đã giảm một cách đáng kể. Ở bản Cỏi, đã xuất hiện các cửa hàng chuyên săn lùng để thu mua gà, nhiều quán đặc sản rừng cũng mọc lên quanh khu vực trung tâm xã với món đặc sản chính là gà 9 cựa. Thứ báu vật truyền thuyết của các Vua Hùng, nay được coi như báu vật của vùng núi cao Xuân Sơn, vì thế dần biến mất. “Người Dao chúng tôi rất tôn sùng gà 9 cựa vì nó rất thông minh và gần gũi với con người.
Và cũng chính vì lý do đó, loại gà tiến vua này đã bị nhiều lái buôn và không ít du khách thập phương tìm mua ráo riết. Tuy nhiên, cứ theo đà này, tôi nghĩ chẳng mấy chốc bóng dáng gà tiến vua sẽ biến mất khỏi cộng đồng người Dao ở Xuân Sơn. Bởi thế, tôi cùng các lãnh đạo và những người có chức sắc trong thôn đang phải tích cực tuyên truyền cho người dân hiểu và gìn giữ cẩn thận thứ “báu vật” trời cho trên mảnh đất thâm sơn cùng cốc này” -Trưởng bản Phúc tâm sự.
Thấy được lợi nhuận mang lại từ gà 9 cựa, nhiều người đã mạnh dạn đầu từ nuôi gà 9 cựa với số lượng lớn. Nuôi tự nhiên có, nuôi công nghiệp cũng có. Nhưng bản tính vốn sống tự nhiên, nên cứ 10 con giống mang đi khỏi bản thì chết đến 9 con. Con còn lại sống sót cũng không có được sức khỏe, sự tinh nhanh vốn có như gà ở bản. Ngay cả việc người dân trong bản thấy lợi nhuận từ gà 9 cựa, cũng bắt đầu tập trung nuôi nhốt chúng. Nhưng cũng chỉ được dăm ba ngày là chết dịch...nhiều con bị cuồng chân đập cánh bay loạn xạ đến gãy cả xương, rồi chẳng thiết tha ăn uống gì.
Thế rồi mọi người lại thả, gà lại bay vào rừng cho đến tối mịt mới tìm đường về. Điều này thật lạ lùng, nhưng nó cũng là lời lý giải vì sao không đâu khác, chỉ núi rừng Xuân Sơn, chỉ cái bản Cỏi heo hút giữa đại ngàn, giữa những dãy núi điệp trùng kia mới có loại gà kỳ dị, loại gà được mệnh danh là “vua” của các loại gà.
Anh Tuấn
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Môi trường 05/11/2024 06:25
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Cháy nhà 5 tầng lúc rạng sáng, giải cứu 2 người mắc kẹt
Phòng chống cháy nổ 04/11/2024 09:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Phòng chống cháy nổ 02/11/2024 20:05