Văn hóa và thói quen gọi điện thoại đang dần… mất đi?

Tại sao ngày càng có nhiều người không còn muốn dùng những cuộc điện thoại để liên lạc nữa? Tại sao nhiều khi chúng ta nghe thấy tiếng chuông điện thoại mà uể oải, chẳng buồn “bốc máy” nghe ngay, và thậm chí là không buồn nghe?
van hoa va thoi quen goi dien thoai dang dan mat di Cập nhật ngay iOS 11.0.2 để khắc phục lỗi âm thanh khi nghe gọi trên iPhone
van hoa va thoi quen goi dien thoai dang dan mat di Bí quyết chế ngự nỗi sợ hãi khi nói trước đám đông

Điện thoại bắt đầu bước vào cuộc sống của người dân phương Tây từ những thập niên đầu của thế kỷ 20.

van hoa va thoi quen goi dien thoai dang dan mat di
Ảnh minh họa

Khi ấy, con người bắt đầu gây dựng văn hóa xoay quanh chiếc điện thoại. Buổi ban đầu ấy, những tờ tạp chí đưa ra những bài viết tranh luận xoay quanh những ứng xử xã hội kiểu như: Có phải phép không nếu chúng ta mời bạn bè, người thân tới nhà dùng bữa qua điện thoại?

Nếu trong cuộc sống đương đại, chúng ta đã quá rõ câu trả lời, thì ngày ấy, đây vẫn là câu chuyện đáng để tranh luận. Ở thời ấy, khi tiếng chuông điện thoại vang lên, người ta thấy cần phải ngay lập tức nhấc máy, đó là một sự thúc bách từ trong nội tâm. Cách suy nghĩ này là một nét trong văn hóa gọi điện thoại.

Trước khi công nghệ cho phép máy điện thoại có thể lưu lại số của người gọi đến, thì việc để lỡ một cuộc điện thoại thường khiến người ta bồn chồn, khó chịu. Khi ấy, người ta sẽ buộc phải chờ người kia gọi lại mới biết mình đã vừa bỏ lỡ cuộc gọi của ai và mình đã vừa để lỡ được nghe sớm thông tin gì.

Đã từng có thời, khi tiếng chuông điện thoại vang lên, người ta “tất tả” chạy lại để kịp nghe trước khi “đầu dây bên kia” gác máy.

Đó là những gì đã từng xảy ra, và giờ đây những điều đó đang dần biến mất. Không có những giá trị đặc biệt gắn liền với văn hóa điện thoại kiểu ấy, chỉ có điều nó đang đổi thay: ngày càng nhiều người không còn muốn nhấc điện thoại lên nghe máy nữa.

Phản xạ hay sự hối thúc trong nội tâm về việc cầm máy lên nghe ngay khi có tiếng chuông điện thoại đang mất đi.

Có nhiều lý do được lý giải cho hiện tượng này. Lý do quan trọng nhất chính là con người ngày càng có nhiều lựa chọn giao tiếp. Việc nhắn tin trên các công cụ “chat” đa dạng cho bạn sự lựa chọn hấp dẫn tuyệt vời, từ ngữ có thể kết hợp với các biểu tượng “emoji”, với ảnh động, rồi còn có thể gửi kèm ảnh, video, link...

Nhắn tin rõ ràng là một trải nghiệm vui tươi, đa dạng, có tính ngẫu hứng và thể hiện phong cách riêng của mỗi người một cách nhẹ nhàng, hơn thế, bạn còn có thể cùng lúc nhắn tin với nhiều người.

Nhắn tin cũng có tính tương tác ngay lập tức, tương tự như một cuộc điện thoại. Với các loại mạng xã hội, ứng dụng chat, email..., những âm báo tin nhắn trên điện thoại giờ mới là thời thượng, còn tiếng chuông của những cuộc gọi phần nào đã trở thành... “cổ lỗ”.

Trong những năm trở lại đây, càng có thêm lý do khiến người ta cảm thấy ngần ngại mỗi khi chuông điện thoại reo. Theo bài viết của tác giả Alexis C. Madrigal trên tờ The Atlantic (Mỹ), có tới 80-90% cuộc gọi tới máy của anh là những cuộc gọi không mong muốn.

Việc bỏ lỡ một cuộc điện thoại giờ đây là khá bình thường, đặc biệt nếu đó là số lạ. Tác giả Alexis chia sẻ trải nghiệm của chính mình rằng điện thoại của anh nhận khoảng 1-2 cuộc gọi mỗi ngày và thường đó toàn là những số lạ, khiến tác giả không muốn trả lời.

van hoa va thoi quen goi dien thoai dang dan mat di
Ảnh minh họa

Những cuộc điện thoại mời chào, quảng cáo, “marketing” quá phổ biến. Thậm chí là những cuộc điện thoại với phần “thoại” đã được ghi âm sẵn, những cuộc điện thoại ấy sử dụng yếu tố lập trình công nghệ.

Những cuộc điện thoại “chào hàng” ban đầu xuất phát từ ý tưởng của con người - muốn tận dụng văn hóa điện thoại một thời, khi người nhận cuộc gọi thường cảm thấy hối thúc cần phải cầm máy lên nghe ngay khi có tiếng chuông.

Nhưng rồi dần dần con người hiện đại cảm thấy “phát chán, phát mệt” với những cuộc gọi không mong muốn lặp đi lặp lại, đến mức, đôi khi tiếng chuông điện thoại vang lên, người ta không muốn cầm máy lên nghe.

Theo những con số mà tác giả Alexis có được, trong vòng một tháng, có tới hàng tỷ cuộc gọi không mong muốn được thực hiện trên khắp thế giới, khiến cho chúng ta càng lúc càng phải “tua” nhanh trong đầu mình để đưa ra một quyết định về việc có nghe máy không, hay mặc kệ...

Đơn giản bởi, chúng ta đang dần thay đổi văn hóa giao tiếp trên điện thoại, và những cuộc gọi không còn là lựa chọn ưu tiên hàng đầu trong công năng sử dụng của những chiếc điện thoại thông minh.

Theo Bích Ngọc/ dantri.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.
Khúc biến tấu của nắng

Khúc biến tấu của nắng

(LĐTĐ) Nắng thức dậy một ngày hè! Nắng rực rỡ trên những vòm cây, tán lá, nắng mênh mang trên khắp nẻo sơn hà, nắng trải dài trên những cánh đồng xa, nắng chu du trên những con đường dài bất tận! Vẻ ngời ngời của nắng tô làn da thiếu nữ thêm hồng hào, tươi trẻ. Nắng tung tăng cùng đàn con trẻ trên sân trường chộn rộn. Nắng tô điểm cho những lá hoa thêm thắm sắc tươi màu. Muôn ngàn đóa hướng dương kiêu hãnh vươn mình đón nắng như thể chúng sinh ra là vì có nắng.
Hành trình lấy “ngọc của trời”

Hành trình lấy “ngọc của trời”

(LĐTĐ) Dám từ bỏ công việc ổn định để bắt đầu một ngã rẽ mới mà biết trước là rất nhiều khó khăn, vất vả, chị Phạm Thị Kiều Oanh - Giám đốc Công ty cổ phần Sinh thái ruộng rươi đã trở thành người tiên phong phát triển mô hình nông nghiệp sinh thái cộng sinh lúa - rươi tại Việt Nam.
Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

Nhiều dấu ấn đậm nét trong hoạt động đào tạo sau đại học

(LĐTĐ) Sáng 10/7, tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Học viện Hành chính Quốc gia đã tổ chức thành công Lễ Bế giảng và trao bằng Tiến sĩ, Thạc sĩ năm 2024. Gần 300 học viên cao học, nghiên cứu sinh được vinh danh và nhận bằng tốt nghiệp buổi lễ.
Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

Những ai thuộc trường hợp tiếp xúc gần với người mắc bệnh bạch hầu?

(LĐTĐ) Theo Quyết định số 3593/QĐ-BYT của Bộ Y tế ngày 18/8/2020, người tiếp xúc gần với ca bệnh bạch hầu gồm: Người sống cùng nhà, học sinh cùng lớp, nhóm trẻ chơi chung, người làm cùng nhóm, người ăn ngủ cùng, sinh hoạt tôn giáo chung, ngồi cùng phương tiện, chăm sóc bệnh nhân không bảo hộ, tiếp xúc trực tiếp.
Sống tỉnh thức

Sống tỉnh thức

(LĐTĐ) Sống tỉnh thức là hành trình nhận thức và điều chỉnh bản thân để tìm thấy tự do nội tâm và ý nghĩa cuộc sống. Bằng cách hiểu và giải phóng khỏi những ràng buộc nội tâm, sống theo trái tim và trân trọng hiện tại, chúng ta đạt được sự bình an và hạnh phúc thực sự.
Vũ khúc hoa dâm bụt

Vũ khúc hoa dâm bụt

(LĐTĐ) Lặng nghe mùa hạ muốn rời gót, chút rực rỡ cuối cùng dành lại cho màu hoa dâm bụt. Màu hoa diễm lệ nở thắm thiết giữa nắng và gió, vấn vương e ấp sắc đỏ tươi sáng. Thật xứng đáng là thứ ánh sáng cuối cùng bừng lên mang tất cả sinh khí và thần sắc của mùa hạ.
Để Côn Đảo mãi xanh

Để Côn Đảo mãi xanh

(LĐTĐ) Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan nổi tiếng của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các bãi tắm và Khu bảo tồn thiên nhiên Vườn Quốc gia Côn Đảo. Việc bảo vệ, gìn giữ môi trường tại Côn Đảo có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những thể hiện sự tôn nghiêm, tôn kính đối với các liệt sĩ đã nằm lại nơi đây mà còn thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên, góp phần phát triển bền vững huyện đảo Côn Đảo.
Hương vị đoàn viên

Hương vị đoàn viên

(LĐTĐ) Đang mải mê với những bản kế hoạch trên máy tính, mẹ tôi gọi điện thoại nhắc ngày giỗ bố sắp đến. Tôi cười tươi bảo: “Con nhớ ngày giỗ bố mà, con nhất định sẽ về sớm”. Tắt máy, lòng bỗng se sắt nhớ bố da diết, nghe dậy hương cháo cá lóc thoang thoảng trong tâm trí.
Xem thêm
Phiên bản di động