Văn hóa kinh doanh làm nên thành công của người Nhật Bản
Người Nhật có niềm đam mê mãnh liệt với công việc. Họ thậm chí có thể từ bỏ kỳ nghỉ bên gia đình để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Bên cạnh sự tận tụy, cống hiến đáng nể phục ấy, người dân Nhật Bản còn có những quy tắc đặc thù trong kinh doanh, xứng tầm để thế giới học hỏi.
Omotenashi – Tinh thần hiếu khách
Nhà phân tích chiến lược kinh doanh tại Tokyo, ông Jeffrey Spivock giải thích rằng bản chất của Omotenashi là “chào đón khách ghé thăm nhà, hoặc cơ quan với thái độ niềm nở và nỗ lực đáp ứng mọi nhu cầu của họ”. Mặc dù định nghĩa này thoạt nghe có vẻ hợp với ngành dịch vụ hơn, nhưng thực tế đây là một nét văn hóa đặc trưng, được áp dụng trong tất cả các ngành công nghiệp tại Nhật Bản.
Người Nhật vô cùng hiếu khách |
Cho dù bạn đang tìm kiếm khách hàng cho một dự án trọng điểm hay chờ đợi một cơ hội kinh doanh mới, việc tạo ấn tượng tốt vào giai đoạn đầu nên được chú trọng. Nếu áp dụng theo phương pháp này, khách hàng sẽ nhận biết được sự tự tin của bạn về sản phẩm, dịch vụ của mình. Đồng thời, họ cũng nhận thấy việc hợp tác giữa hai bên sẽ diễn ra một cách tốt đẹp, hòa hảo bởi tính cách thân thiện, hào phóng và tôn trọng đối phương của bạn.
Nemawashi – Đi từ gốc rễ
Trong văn hóa Nhật Bản, Nemawashi được hiểu là “trao đổi với các chuyên gia, tìm kiếm nguồn hỗ trợ, phản hồi từ nội bộ công ty, cũng như đối tác…để từng bước đặt nền móng cho sự thay đổi hoặc một dự án mới”.
Trên thực tế, Nemawashi là một bước không thể thiếu trong mỗi giao dịch kinh doanh của Nhật Bản. Đây cũng là một trong 12 tôn chỉ kinh doanh của Tập đoàn Toyota. Trong quá trình đưa ra quyết định, việc áp dụng Nemawashi sẽ giúp các nhân viên cảm thấy được tôn trọng và nhận thức được vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của công ty. Đồng thời,các đối tác cũng nhận biết được định hướng của bạn trong tương lai, giúp những thả thuận được thông qua một cách dễ dàng, nhanh chóng hơn, nhằm nâng cao hiệu quả tổng thể.
Meishi – Danh thiếp
Tại Nhật Bản, danh thiếp không đơn thuần là một tờ giấy ghi thông tin liên hệ, mà được coi là đại diện hữu hình cho cái tôi của mỗi người. |
Tại Nhật Bản, danh thiếp không đơn thuần là một tờ giấy ghi thông tin liên hệ, mà được coi là đại diện hữu hình cho cái tôi của mỗi người. Ông Harrison Jacobs, phó tổng biên tập của tờ Business Insider, người từng có nhiều năm công tác tại Nhật Bản cho biết, Meishi Koukan là một phong tục phổ biến trong giới kinh doanh tại đất nước mặt trời mọc.
Người Nhật cho rằng “chỉ đến khi những tấm danh thếp được đưa ra, những thương vụ mới có thể bắt đầu, bởi đây là hành động tạo tiền đề cho một mối quan hệ trên thương trường”. Khi cả hai bên trao đổi danh thiếp, họ sẽ thể hiện sự trân trọng đối phương cũng như cơ hội hợp tác trong tương lai.
Nhiều người cho rằng đây là quy tắc có phần hà khắc, không cần thiết. Nhưng thực tế, rất nhiều doanh nhân thành đạt, các chuyên gia dành hàng thập kỷ cống hiến cho công ty của họ. Chính vì vậy, tấm danh thiếp phần nào thể hiện sự tự hào của họ về thành quả của chính mình, đem đến cho đối tác sự tin cậy, quý trọng cơ hội hợp tác song phương.
Theo Linh Lê/Dân Việt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Phát huy nguồn vốn tín dụng chính sách
Việc làm 01/11/2024 14:30
Đáp ứng nhu cầu tìm việc của người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì
Việc làm 27/10/2024 19:15
Thêm cơ hội mới cho lao động Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài
Việc làm 27/10/2024 14:22
Sắp diễn ra Phiên giao dịch và tư vấn việc làm huyện Ba Vì năm 2024
Việc làm 25/10/2024 05:43
Cơ hội việc làm rộng mở tại Phiên giao dịch trực tuyến kết nối 6 tỉnh, thành phố
Việc làm 24/10/2024 19:41
Hải Phòng hỗ trợ chi phí đào tạo một số nghề trên địa bàn thành phố giai đoạn 2024 - 2030
Việc làm 21/10/2024 22:44
Hà Nội: Thị trường lao động tiếp tục phục hồi
Việc làm 18/10/2024 17:46
Hà Nội: 9 tháng, gần 59.000 người hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Việc làm 18/10/2024 06:06
TP.HCM: Chi hơn 76.600 tỷ đồng cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo và dạy nghề
Việc làm 16/10/2024 16:16
Thúc đẩy hợp tác lao động Việt Nam - châu Âu
Việc làm 11/10/2024 22:37