Ứng xử với tiền “mừng tuổi” của con như thế nào?
Vợ chồng cãi nhau đầu năm vì tiền mừng tuổi của con | |
Bố mẹ không nên động đến một đồng lì xì nào của con cái |
Các chuyên gia tâm lý cho rằng, cuộc sống của mỗi gia đình khác nhau thì cha mẹ nên xử lý tiền mừng tuổi của con khác nhau. Đối với mỗi gia đình giầu, nghèo thì tiền mừng tuổi cũng có ý nghĩa, giá trị khác nhau.
Trước hết, phải nói đến việc lì xì tết. Với nhiều gia đình, chuẩn bị tiền lì xì Tết cũng là vấn đề khá đau đầu. Nhất là với những cặp vợ chồng công nhân, viên chức nghèo, tiền thưởng Tết chẳng có, lương tháng 13 cũng không, sắm Tết đã là khó khăn, chuẩn bị tiền lì xì chẳng khác cực hình là mấy.
Khó nhưng lại không bỏ được. Có nhà dù nghèo vẫn phải chuẩn bị vài trăm đến tiền triệu để mừng tuổi trẻ con và người già. Số tiền lì xì mà con họ nhận được có lẽ còn ko đủ so với tiền "gốc", trong khi ra Tết, còn bao việc phải tiêu. Khi ấy, bố mẹ muốn dùng số tiền ấy để chi tiêu cho gia đình cũng là điều hợp lý.
Cha mẹ phải mềm dẻo, không nên “tịch thu” hết tiền cũng không nên để con tiêu thả cửa. |
Đối với một số gia đình thì lại không hề quan tâm đến số tiền mừng tuổi mà con có. Tiền của con là của con, tiêu thế nào là việc của nó, bố mẹ không có quyền can thiệp. Việc quá “cởi mở” này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy, bởi khi trẻ con chưa tự kiếm được tiền thì việc chi tiêu của con, kể cả tiền lì xì bố mẹ vẫn nên giám sát, quản lý.
Tuy không tịch thu trắng trợn nhưng cũng đừng dễ dãi thả cửa. Đồng tiền tiêu không đúng cách nó sẽ làm hại người sử dụng. Đến già vẫn còn những người ném tiền qua cửa sổ thì việc cho trẻ em tự quyết số tiền mình chưa đổ mồ hôi kiếm được sẽ hiểm họa khôn lường.
Quan trọng nhất vẫn là tình cảm, cách dạy dỗ của bố mẹ dành cho con cái, tùy theo số tuổi của trẻ để có kế hoạch chi tiêu hợp lý và tùy theo hoàn cảnh của mỗi gia đình. Bố mẹ có thể trích một phần số tiền mừng tuổi để mua một món quà hay đồ dùng học tập cho con để khích lệ tinh thần, cũng có thể dùng toàn bộ số tiền để mua một món đồ hữu ích mà con đã mơ ước từ rất lâu như cây đàn, bộ bút màu vẽ, chiếc xe đạp…
Nói chung, sẽ không có một mẫu số chung cho mọi gia đình về cách quản lý tiền mừng tuổi của con, nhưng điều quan trọng là cha mẹ phải mềm dẻo, không nên “tịch thu” hết tiền để trẻ cảm thấy thất vọng, không tin vào cha mẹ. Khi có tiền mừng chúng sẽ dấu diếm không đưa cho bố mẹ giữ hộ. Cũng không nên đưa hết tiền cho con khi chúng chưa làm chủ được đồng tiền sẽ dẫn đến hệ lụy khôn lường.
Diệp Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21