Tuyển sinh năm học 2018 - 2019: Phải gắn với nhu cầu việc làm

Công tác tuyển sinh, đào tạo năm 2018 không chạy theo số lượng chỉ tiêu tuyển sinh, cần lấy chất lượng và hiệu quả đào tạo là mục tiêu hàng đầu; trong đó: Việc tuyển sinh phải gắn với tuyển dụng, việc làm sau tốt nghiệp của người học; gắn giáo dục nghề nghiệp với thị trường lao động, việc làm bền vững và an sinh xã hội. Đó là mục tiêu đề ra của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội trong công tác giáo dục nghề nghiệp năm 2018. 
tuyen sinh nam hoc 2018 2019 phai gan voi nhu cau viec lam Điểm giao dịch việc làm vệ tinh: Kênh giải quyết việc làm hiệu quả
tuyen sinh nam hoc 2018 2019 phai gan voi nhu cau viec lam Cần sự chung tay của cộng đồng

80% có việc làm sau học nghề

Theo báo cáo của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐTBXH), tính đến tháng 12/2017, cả nước có 1.974 cơ sở GDNN, trong đó có 388 trường cao đẳng, 551 trường trung cấp và 1.035 trung tâm GDNN. Năm 2017, cả nước tuyển sinh được 2.204.400 người, đạt 100,2% so với kế hoạch.

tuyen sinh nam hoc 2018 2019 phai gan voi nhu cau viec lam
Bộ LĐTBXH khuyến khích nhân rộng mô hình các cơ sở GDNN cam kết trả lại học phí nếu HSSV không có việc làm.

Những ngành, nghề có kết quả tuyển sinh cao là: Điện công nghiệp, công nghệ ô tô, điện tử công nghiệp, hàn, quản trị mạng, công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính...Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế mà Tổng Cục GDNN chỉ rõ là: Cơ cấu tuyển sinh, đào tạo GDNN còn bất cập, chủ yếu vẫn là trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng (chiếm 75%), trình độ trung cấp, cao đẳng chỉ chiếm khoảng 25%.

Theo báo cáo của 63 Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố, năm 2017 có 1.983.960 học sinh, sinh viên (HSSV) tốt nghiệp. Tính trung bình, tỷ lệ HSSV tốt nghiệp trình độ cao đẳng, trung cấp có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp đạt trên 80%.

Tuy nhiên, tại những trường có uy tín về chất lượng đào tạo nghề, có quan hệ tốt với doanh nghiệp (DN) thì có tỷ lệ HSSV tốt nghiệp có việc làm ngay ở mức cao, như: Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật - Công nghệ, Trường Cao đẳng nghề Kỹ thuật Công nghệ TP Hồ Chí Minh, Trường Cao đẳng Công nghệ quốc tế Lilama 2... tỷ lệ HSSV có việc làm là 100%.

Về tiền lương, thu nhập của HSSV qua đào tạo, mức lương khởi điểm bình quân của SV hệ cao đẳng sau khi tốt nghiệp đạt 5,2 triệu đồng/tháng, HS hệ trung cấp đạt 4,6 triệu đồng/tháng; cá biệt ở một số nghề, SV tốt nghiệp có mức lương lên đến 9-10 triệu đồng/tháng.

Để giải quyết việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp, thời gian qua, Bộ LĐTBXH, Tổng Cục GDNN đã thực hiện nhiều giải pháp như: Tăng cường hợp tác với các nước để đẩy mạnh việc xuất khẩu lao động; ký kết hợp tác với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), một số tập đoàn kinh tế lớn trong việc gắn kết GDNN với DN trong đào tạo và giải quyết việc làm; nhiều cơ sở GDNN đã chủ động gắn kết giữa đào tạo với thị trường lao động, với các DN thông qua việc ký kết hợp tác với DN trong việc tuyển sinh, giải quyết việc làm...

Chia sẻ kinh nghiệm về tuyển sinh gắn liền với tuyển dụng, giới thiệu việc làm, đại diện Trường Cao đẳng nghề Công nghệ cao Hà Nội khẳng định: Công tác tuyển sinh, đào tạo và giới thiệu việc làm luôn được coi là một “chuỗi khép kín”. Vì vậy, bên cạnh việc phải đào tạo những ngành nghề xã hội có nhu cầu thì điều quan trọng là phải quan hệ tốt với DN. Theo đó, nhà trường đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác và hợp đồng thực tập, hợp đồng tuyển dụng nhân sự với một số DN; gửi SV đi thực tập tại DN; mời các DN tham gia vào quá trình đào tạo và đánh giá SV qua các kỳ thi; tổ chức ngày hội tư vấn việc làm tại trường với sự tham gia của các DN...

Đặc biệt, đối với những SV đã có việc làm, nhà trường thường xuyên có “điều tra ngược” để thu thập phản hồi từ DN, qua đó xem xét chương trình đào tạo đã phù hợp chưa, cần điều chỉnh những gì cho phù hợp với nhu cầu của DN cũng như thị trường lao động.

Nơi nào cam kết, nơi đó sẽ thành công

Năm 2018, ngành LĐTBXH đề ra mục tiêu tuyển sinh GDNN đạt 2.200.000 người, trong đó: Tuyển sinh trình độ cao đẳng và trung cấp là 540.000 HSSV; trình độ sơ cấp và dưới 3 tháng là 1.660.000 triệu người (hỗ trợ đào tạo nghề cho 800.000 lao động nông thôn, lao động nữ và các đối tượng chính sách khác theo chính sách của Quyết định số 46/2015/QĐ-TTg, trong đó có khoảng 20.000 người khuyết tật). Bên cạnh đó, tốt nghiệp GDNN đạt 2.100.000 người, qua đó nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt từ 23% đến 25%.

Để thực hiện được mục tiêu trên, nhiều giải pháp được ngành LĐTBXH đề ra, trong đó: Tập trung triển khai tuyển sinh, tổ chức đào tạo có hiệu quả chương trình đào tạo nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực GDNN, đặc biệt là thí điểm đào tạo theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài; thí điểm tuyển sinh, tổ chức đào tạo, đào tạo lại người lao động đáp ứng nhu cầu cách mạng 4.0, trong đó ưu tiên đào tạo lại cho những người từ 30-45 tuổi để có năng lực tiếp cận các nghề mới. Đặc biệt, khuyến khích, nhân rộng mô hình các cơ sở GDNN cam kết trả lại học phí nếu HSSV không có được việc làm với mức thu nhập thỏa đáng sau khi tốt nghiệp.

Bên cạnh đó, ngành LĐTBXH cũng đề nghị các cơ sở GDNN tiếp tục triển khai cơ chế 3 bên: Nhà nước - nhà trường - DN thông qua chương trình hợp tác giữa Tổng cục GDNN và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); hợp tác với các hiệp hội doanh nghiệp, tập đoàn, doanh nghiệp lớn, có sử dụng nhiều nhân lực qua đào tạo nghề nghiệp, đặc biệt là những lĩnh vực thiếu nhân lực (công nghệ thông tin, du lịch...); triển khai thí điểm một số mô hình gắn kết thông qua cơ chế này.

Tại Hội nghị tuyển sinh năm 2018 vừa diễn ra tại Hà Nội ngày 2/4, sự khởi sắc trong tư duy và hành động và sự quyết liệt trong đổi mới về công tác GDNN được thể hiện qua những bản ký kết hợp tác giữa Tổng cục GDNN với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Tập đoàn Mường Thanh; ký kết hợp tác giữa một số cơ sở GDNN với DN như: Trường Cao đẳng cơ điện Xây dựng Bắc Ninh với Công ty TNHH Cơ điện lạnh LTV Bắc Ninh; Trường Cao đẳng Công nghệ Hà Tĩnh với Công ty TNHH Sigma Việt Nam; Trường Cao đẳng Giao thông Vận tải Trung ương 1 với Công ty Cổ phần Cầu 3 Thăng Long; Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Hà Nội với Công ty Cổ phần Tự động hóa Tân Phát, Trường Cao đẳng Cộng đồng Hà Nội với Công ty TNHH phần mềm FPT...

Khẳng định mục tiêu của ngành LĐTBXH trong công tác GDNN năm 2018, là năm bứt phá về công tác tuyển sinh với yếu tố nâng cao chất lượng đào tạo và giải quyết tốt việc làm cho người học sau tốt nghiệp làm trọng, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Lê Quân cho rằng: Năm 2017, một số trường đã thực hiện tốt công tác tuyển sinh gắn liền việc cam kết với người học sau khi tốt nghiệp có việc làm và có mức lương đảm bảo, nếu không thực hiện đúng cam kết trường sẽ hoàn trả học phí cho người học. Vì vậy, năm nay, để tạo sự đột phá trong công tác tuyển sinh, nếu các trường đồng lòng cam kết HSSV tốt nghiệp có việc làm, nhất định sẽ thành công.

Thứ trưởng cũng đề nghị, các trường cần chủ động gắn kết với DN, cập nhật chương trình, đào tạo theo chuẩn của DN. Ngoài ra, cơ sở GDNN cần đẩy mạnh truyền thông về tuyển sinh, cung cấp thông tin những ngành nghề, trình độ đào tạo mà nhu cầu thị trường đang cần. Về phía Bộ LĐTBXH, Thứ trưởng Lê Quân khẳng định: Bộ sẽ đồng hành bằng cách linh hoạt cho các cơ sở GDNN khi đàm phán với DN được ký ban hành nhiều chương trình đào tạo mới để đáp ứng thí điểm theo nhu cầu của DN.

Bảo Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.
Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

Lấy trục sông Hồng làm trung tâm phát triển là điểm nhấn quan trọng

(LĐTĐ) Góp ý Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các đại biểu cho rằng, việc lấy sông Hồng là trung tâm phát triển, gắn với lịch sử văn hóa Thủ đô là điểm nhấn quan trọng. Tuy nhiên, phải quan tâm đến quy hoạch tuyến đường ven sông, kết nối với các cây cầu và lan ra các tuyến đường theo 5 trục động lực.
Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

Vì sao SJC được chọn để sản xuất vàng miếng?

(LĐTĐ) Căn cứ Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đã triển khai tổ chức sản xuất vàng miếng thông qua việc thuê Công ty TNHH Vàng bạc đá quý Sài Gòn (Công ty SJC) trực thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh gia công vàng miếng SJC cho Ngân hàng Nhà nước.
Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Tăng cường chế tài xử lý chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Để nâng cao trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động, đại biểu Nguyễn Đại Thắng đề xuất bổ sung các chế tài: Không được đấu thầu, thi công, mua sắm vật tư, hàng hóa, trang thiết bị bằng nguồn vốn của Nhà nước.
HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

HĐND thành phố Hà Nội xem xét bổ sung biên chế viên chức ngành giáo dục

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội xem xét, quyết định các nội dung quan trọng như: Bổ sung biên chế viên chức giáo dục của Thành phố; quy định mức thu học phí, dịch vụ hỗ trợ hoạt động giáo dục, đào tạo; chế độ chăm sóc sức khoẻ cán bộ; giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh…
Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

Ưu đãi khách hàng vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất cho vay ngắn hạn chỉ từ 4,0%/năm

(LĐTĐ) Với mong muốn hỗ trợ ngày càng nhiều khách hàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi của Agribank để phục vụ nhu cầu đời sống, Agribank dành khoảng 10.000 tỷ đồng triển khai chương trình cho vay ngắn hạn ưu đãi đối với khách hàng cá nhân phục vụ nhu cầu đời sống với lãi suất chỉ từ 4,0% /năm.

Tin khác

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

Vì sao người thất nghiệp ngại học nghề?

(LĐTĐ) Một trong những quyền lợi của lao động thất nghiệp là đào tạo, dạy nghề để chuyển đổi nghề nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều người lao động thất nghiệp chỉ quan tâm đến tiền trợ cấp thất nghiệp để giải quyết khó khăn trước mắt chứ không mặn mà với việc học nghề, tính kế lâu dài.
Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

Thi nâng ngạch công chức tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 6/2024, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tổ chức kỳ thi nâng nâng ngạch công chức năm 2023 tại Học viện Cán bộ TP.HCM (quận Bình Thạnh).
Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

Hà Nội: Lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp tham gia học nghề thấp

(LĐTĐ) Tại Hà Nội, số lao động nộp hồ sơ và có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tăng từng năm nhưng số người hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) về hỗ trợ đào tạo nghề lại đang có xu hướng giảm.
Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

Khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024

(LĐTĐ) Ngày 22/3, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức khai mạc Tuần Nghề nghiệp và Việc làm - NEU Career Week 2024 với chủ đề “Nguồn nhân lực thích ứng với toàn cầu hóa”.
Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

Phát huy nguồn vốn chính sách để phát triển sản phẩm làng nghề

(LĐTĐ) Trong những năm qua, huyện Thanh Trì luôn chú trọng phát huy nguồn vốn tín dụng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đồng hành và giúp nông dân xã Hữu Hòa duy trì, phát triển sản phẩm miến dong, bánh đa của làng nghề.
Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

Khởi động đào tạo nhân lực chất lượng cao

(LĐTĐ) Cùng với cuộc đua vào đại học, thời gian này, tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Hà Nội, mùa tuyển sinh cũng bắt đầu được khởi động. Nhằm thu hút người học và bắt kịp nhu cầu mới của thị trường lao động, hầu hết các cơ sở dạy nghề đều tăng nhu cầu tuyển sinh ở những ngành “hot”, mở thêm các mã ngành nghề mới, nhất là ở những nhóm ngành mà thị trường lao động đang “khát” nhân lực.
Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

Không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài

(LĐTĐ) Trước thực trạng công dân Việt Nam, nhất là đối với thanh, thiếu niên bị lừa đi ra nước ngoài làm việc, bị cưỡng bức lao động, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho rằng, cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến để thanh, thiếu niên hiểu rằng không có “việc nhẹ, lương cao” khi đi lao động ở nước ngoài.
Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

Tăng cơ hội kết nối, thúc đẩy phát triển thị trường lao động

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch và tư vấn việc làm quận Nam Từ Liêm 2024, người lao động có cơ hội ứng tuyển vào 1.620 chỉ tiêu việc làm đa dạng các vị trí, ngành nghề, với mức lương hấp dẫn của 30 đơn vị, doanh nghiệp.
Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

Hơn 5.200 vị trí việc làm cho khối ngành kinh tế tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Ngày 15/3, Trung tâm Hợp tác Doanh nghiệp phối hợp cùng Khoa Tài chính - Thương mại, Khoa Quản trị - Kinh doanh và Khoa Marketing - Kinh doanh Quốc tế, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH) tổ chức Ngày hội tuyển dụng khối ngành kinh tế năm 2024.
Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

Gần 42.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố

(LĐTĐ) Tham gia Phiên giao dịch việc làm trực tuyến kết nối 10 tỉnh, thành phố diễn ra ngày 14/3 có 154 đơn vị, doanh nghiệp, với nhu cầu tuyển dụng gần 42.000 lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động