Tù mù tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ

Gần đây, mức tiêu thụ các loại rau, thịt và hàng loạt thực phẩm hữu cơ (thực phẩm organic) ngày một tăng.
tu mu tieu chuan thuc pham huu co Tràn lan nước uống gắn mác “tinh khiết”, biết đâu thật, giả!
tu mu tieu chuan thuc pham huu co Phạt 13 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và nước đá dùng liền gần 100 triệu đồng
tu mu tieu chuan thuc pham huu co Thí điểm quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây tại Hà Nội

Tuy nhiên, do Việt Nam chưa có những quy định, tiêu chuẩn về loại thực phẩm này nên người tiêu dùng rất khó phân biệt đâu là sản phẩm hữu cơ thật sự. Tràn lan sản phẩm hữu cơ Mặc dù giá bán không rẻ nhưng các cửa hàng kinh doanh thực phẩm hữu cơ mọc lên ngày càng nhiều.

Tại hệ thống kinh doanh thực phẩm sạch với tên gọi Bác Tôm, Biggreen - Organic… sản phẩm rau hữu cơ như rau lang, rau muống, mồng tơi có giá bán lên đến 25.000 - 30.000 đồng/kg đắt gấp 2 - 3 lần so với rau tại chợ truyền thống. Giá bán của gạo hữu cơ dao động tùy thương hiệu, loại rẻ nhất cũng 35.000 - 40.000 đồng/kg loại đặc sản như gạo tám Hải Hậu có nơi lên tới 80.000 - 90.000 đồng/kg.

tu mu tieu chuan thuc pham huu co
Người tiêu dùng mua thực phẩm tại hệ thống kinh doanh thực phẩm sạch Bác Tôm. Ảnh: Duy Anh

Thịt lợn hữu cơ có thể có giá 220.000 - 250.000 đồng/kg, trong khi trên thị trường thịt lợn chỉ dao động từ 60.000 - 80.000 đồng/kg. Ngay cả những loại thực phẩm ăn liền cũng được gắn mác hữu cơ. Nhân viên tại một số siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi có sản phẩm hữu cơ đã qua chế biến đều quảng cáo: Cửa hàng có nhiều thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hữu cơ được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản, rất tốt dành cho trẻ em, người lớn tuổi như bánh gạo, sữa chua, snack… Nhưng khi quan sát, ngoài bao bì có dòng chữ “hữu cơ”, hoặc “thiên nhiên”… thì các thành phần sản phẩm không có gì có thể khẳng định đây là sản phẩm hữu cơ, chỉ có giá bán không rẻ.

Nhân viên cửa hàng thực phẩm hữu cơ V-Organic trên phố Tây Sơn cho biết: Giá bán sản phẩm hữu cơ cao như vậy là do được sản xuất với những tiêu chuẩn chặt chẽ như không sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật, không dùng chất kích thích tăng trưởng, được giám sát nghiêm ngặt. Cần bộ quy chuẩn Nhiều DN trong ngành sản xuất hữu cơ cho biết, mặc dù nhu cầu sử dụng sản phẩm hữu cơ tăng cao nhưng DN rất khó đưa sản phẩm vào hệ thống bán lẻ. Đặc biệt, việc thiếu khung pháp lý quy chuẩn sản phẩm phải đạt những tiêu chí gì mới là sản phẩm hữu cơ là rào cản DN đầu tư sản xuất thực phẩm organic.

Theo ông Đào Ngọc Nam - Giám đốc Công ty CP Sản xuất và Thương mại An Việt , hiện Việt Nam vẫn chưa có hệ thống tiêu chuẩn quốc gia thực phẩm hữu cơ, cũng như hệ thống giám sát chất lượng. Các sản phẩm được cấp chứng nhận hữu cơ đều dựa vào tổ chức nước ngoài như IMO, JAS, Control Union... “Nhưng đây là những tổ chức độc lập, việc thẩm định và cấp chứng nhận dựa trên uy tín của họ chứ không phụ thuộc sự công nhận của chính quyền địa phương hay các hiệp hội trong nước” - ông Đào Ngọc Nam nêu rõ. Bà Phạm Thị Hậu - Phó Tổng giám đốc Công ty CP Nhất Nam (DN quản lý hệ thống siêu thị Fivimart) bày tỏ: Do chưa có bộ tiêu chuẩn rõ ràng, định nghĩa thế nào là sản phẩm hữu cơ nên chưa có cơ quan chính thống nào của Nhà nước cấp chứng nhận cho những sản phẩm này.

Chúng tôi là nhà phân phối rất cần giấy chứng nhận sản xuất nhưng nhà sản xuất không thể cung cấp được. Đây là thực tế trong quản lý thực phẩm hữu cơ hiện nay. Thông tin từ Bộ NN&PTNT cho thấy, Bộ đang theo dõi quy trình xây dựng tiêu chuẩn hữu cơ dự kiến sẽ có bộ quy chuẩn hữu cơ trong một, hai năm tới. Vì vậy, trước mắt tạm thời xem xét chấp nhận các tiêu chuẩn của các tổ chức nước ngoài.

Tuy nhiên về lâu dài, cơ quan quản lý phải đẩy nhanh việc xây dựng một tiêu chuẩn, chứng nhận hữu cơ của riêng Việt Nam qua đó đảm bảo sự minh bạch trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Điều này không chỉ để những DN làm ăn chân chính khẳng định uy tín sản phẩm mà còn giúp người tiêu dùng có căn cứ để chọn lựa các sản phẩm thực phẩm hữu cơ cho mình.

Xu hướng hiện nay là DN tự chứng nhận chất lượng sản phẩm và tự chịu trách nhiệm. DN được quyền sản xuất, kinh doanh những gì mà luật pháp không cấm.

Tuy vậy, để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng rất cần khung pháp lý cho thực phẩm hữu cơ. Đây cũng là cơ sở để lực lượng chức năng kiểm tra, giám sát chất lượng nguồn hàng đối với các cơ sở sản xuất cũng như truy xuất nguồn gốc sản phẩm hữu cơ bày bán trên thị trường.

Phó GĐ Sở Công Thương HN Trần Thị Phương Lan

Theo Minh Ngọc/kinhtedothi.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

Hà Nội: Doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 6 tháng năm 2024 tăng 10,7%

(LĐTĐ) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý II/2024 của Hà Nội ước đạt 208,8 nghìn tỷ đồng, tăng 4,6% so với quý trước, tăng 12,2% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn Hà Nội đạt 408,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,7% so với cùng kỳ.
Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng hơn 5,32%

(LĐTĐ) Theo số liệu từ Cục Thống kê Hà Nội, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6/2024 của thành phố Hà Nội tăng 0,07% so với tháng 5 và tăng 5,39% so với cùng kỳ năm 2023. Bình quân 6 tháng đầu năm 2024, CPI của Thành phố tăng 5,32% so với bình quân cùng kỳ năm trước.
Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

Doanh nghiệp, hộ kinh doanh thích ứng nhanh với các nền tảng bán hàng số

(LĐTĐ) Không dừng lại ở một buổi bán hàng livestream (phát trực tiếp) giới thiệu các sản phẩm, nhiều doanh nghiệp, thương hiệu còn kết hợp với những người có ảnh hưởng (KOLs) để đạt được hiệu quả kinh doanh qua các nền tảng số như Facebook, YouTube, TikTok, hoặc trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki, Sendo... Với phương thức này, nhiều doanh nghiệp Thủ đô nhanh chóng tiếp cận và mở rộng thị trường, nhất là với các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

Hà Nội: Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ giống mít đặc sản

(LĐTĐ) Ngày 5/7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với UBND thị xã Sơn Tây tổ chức vòng Chung kết hội thi Tôn vinh, quảng bá và xúc tiến tiêu thụ các giống mít đặc sản Hà Nội năm 2024.
Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

Nhận diện thực phẩm thật - giả với mặt hàng sữa, gạo, nước uống…

(LĐTĐ) Từ ngày mùng 3 - 7/7/2024, tại số 62 Tràng Tiền (Hà Nội), Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) mở cửa Phòng trưng bày “Nhận diện thực phẩm thật - giả”. Đây là lần thứ 12 Phòng trưng bày của Tổng cục QLTT mở cửa đón khách tham quan tìm hiểu thông tin về sản phẩm, trang bị kiến thức phân biệt hàng hóa thật - giả trên thị trường.
Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

Vị trí khó “lung lay” của Vinamilk trong ngành sữa và toàn FMCG Việt Nam

(LĐTĐ) Theo Báo cáo Vietnam Brand Footprint 2024 của Kantar, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất 12 năm liền. Thương hiệu tỷ đô này đồng thời bảo vệ thành công vị trí trong Top 3 nhà sản xuất ngành hàng tiêu dùng nhanh được chọn mua nhiều nhất Việt Nam.
Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

Vinamilk tham luận về chiến lược đổi mới và Net Zero tại Hội nghị sữa

(LĐTĐ) Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất từ Việt Nam tham luận tại Hội nghị sữa toàn cầu năm 2024 với thông điệp “Care to change”. Trong lần thứ 4 tham dự, Vinamilk đã mang đến một hình ảnh hoàn toàn khác biệt với nhận diện thương hiệu mới, đồng thời chia sẻ về các bước tiến của ngành sữa Việt Nam với mục tiêu Net Zero và phát triển bền vững.
Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

Đề xuất tăng chế tài nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng

(LĐTĐ) Bộ Công Thương đề xuất tăng hình phạt nếu các nền tảng số lớn không bảo mật thông tin người tiêu dùng khi sửa đổi Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 98/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

Doanh nghiệp, người dân chung tay cùng ngành điện Thủ đô tiết kiệm điện cao điểm hè 2024

(LĐTĐ) Nhận định những khó khăn trong nhu cầu sử dụng điện dịp cao điểm hè 2024, Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, vận hành lưới điện. Đồng thời, tăng cường triển khai các chương trình tiết kiệm điện, qua đó, nhận được sự đồng thuận lớn của doanh nghiệp và khách hàng sử dụng điện.
Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

Văn hóa kinh doanh tốt sẽ có sản phẩm tốt

(LĐTĐ) Xu hướng tiêu dùng thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố như văn hóa, xã hội, kinh tế, công nghệ và môi trường. Ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ có những xu hướng đặc trưng xuất hiện, định hình hành vi và tác động đến quyết định của người tiêu dùng.
Xem thêm
Phiên bản di động