Trường Sa – tiếng gọi thiêng liêng!
Tàu Hải quân đưa 33 ngư dân gặp nạn vào bờ an toàn | |
Cấp cứu thành công một ngư dân bị viêm ruột thừa cấp ở Trường Sa | |
Đội đặc nhiệm “bốn chân” ở Trường Sa |
Kỳ 1: Nối bước cha anh viết tiếp câu quân hành
Những ngày đầu năm 2020, ba chuyến tàu mang số hiệu KN-490, HQ-561 và KN-491 chở các đoàn công tác của Bộ Tư lệnh vùng 4 Hải quân ra thực hiện nhiệm vụ thay, thu quân và chúc Tết quân dân trên trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa.
Trên những chuyến tàu đó, có không ít cán bộ, chiến sĩ lần đầu tiên ra làm nhiệm vụ tại quần đảo Trường Sa. Họ sẽ nối bước thế hệ cha anh, những người đồng chí, đồng đội để vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Cán bộ, chiến sĩ hào hứng lên những chuyến tàu ra các đảo thuộc quần đảo Trường Sa làm nhiệm vụ |
Trong chuyến hải trình từ Quân cảng Cam Ranh ra các đảo, có những ngày biển động, gió lớn, những con sóng cao chừng 5 – 7 mét đua nhau táp mạnh vào mạn tàu khiến mọi thứ trở nên chao đảo, chòng chành. Nhiều cán bộ, chiến sĩ lần đầu đi biển, chưa quen với sóng gió đã thấm mệt và say sóng.
Nhưng với phẩm chất, bản lĩnh của Bộ đội cụ Hồ đã được tôi luyện, cùng với đó là khát vọng được đến với Trường Sa để cống hiến trí tuệ, sức lực và nhiệt huyết của tuổi trẻ đã giúp những người lính vượt qua thử thách của biển cả để đến với miền đất ước mơ.
Tàu càng đến gần các đảo, sự rộn ràng, hào hứng càng hiện rõ trên gương mặt, ánh mắt của những người lính. Trong số đó, ấn tượng với chúng tôi hơn cả là hình ảnh của Trung úy Nguyễn Huy Trường (quê ở Gia Lâm, Hà Nội) khi anh đứng trên boong tàu, hướng đôi mắt sáng ngời về phía đảo Trường Sa lớn và nở nụ cười rạng rỡ.
Lúc này, hình ảnh đảo Trường Sa lớn – một phần không thể tách rời của đất mẹ thiêng liêng, hiện lên như một viên ngọc sáng ngời giữa biển cả mênh mông đang dang tay chào đón những cán bộ, chiến sĩ ra làm nhiệm vụ.
Không giấu nổi niềm vui, Trung úy Nguyễn Huy Trường nói với chúng tôi: “Vậy là khát vọng được đến với Trường Sa của tôi đã trở thành sự thật. Khát vọng đó được nung nấu kể từ khi ngồi trên ghế nhà trường, tôi được nghe câu chuyện về sự hi sinh anh dũng của liệt sĩ Kiều Văn Lập (quê ở Phúc Thọ, Hà Nội) trong trận chiến trên đảo Gạc Ma năm 1988.
Tới đây, tôi sẽ nối bước những người con ưu tú của Hà Nội để cùng với đồng chí, đồng đội xây dựng và bảo vệ vùng biển, vùng trời thiêng liêng của Tổ quốc. Và tôi cũng sẽ tiếp bước những thế hệ đi trước phát huy tinh thần của người Hà Nội, phát huy truyền thống văn hóa, truyền thống Thủ đô anh hùng”.
Là người con Hà Nội với ước vọng cháy bỏng được nối bước cha anh ra Trường Sa canh giữ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, Thiếu úy Nguyễn Việt Phương (quê ở Kiến Hưng, Hà Đông, Hà Nội) đã quyết định gác lại dự định vào giảng đường đại học để theo quân ngũ.
Thiếu úy Nguyễn Việt Phương chia sẻ: “Năm 2015, dù thi đỗ đại học nhưng bản thân luôn có mong muốn được vào quân ngũ học tập, rèn luyện và khát khao được ra Trường Sa công tác. Tôi đã thuyết phục và được gia đình đồng ý cho bảo lưu kết quả thi đại học và theo học tại trường Trung cấp kỹ thuật mật mã. Sau khi ra trường, tôi công tác tại Sư đoàn phòng không 377 thuộc Quân chủng Phòng không Không quân”.
Vượt qua muôn vàn gian khó, những người lính Hải quân luôn chắc tay súng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc |
“Năm 2019, ước vọng của tôi đã trở thành hiện thực khi được ra làm nhiệm vụ tại trạm Rađa 11 trên đảo Trường Sa lớn. Còn nhớ những ngày đầu trên đảo, tôi phải đối mặt với biết bao khó khăn về điều kiện và môi trường sống cũng như thời tiết khắc nghiệt… Nhưng được sự chia sẻ, động viên của gia đình và sự quan tâm, giúp đỡ của đồng chí, đồng đội, tôi đã nhanh chóng thích nghi, sẵn sàng nhận và hoàn thành các nhiệm vụ được giao” – Thiếu úy Nguyễn Việt Phương bày tỏ.
Đối với cán bộ, chiến sĩ ra làm nhiệm vụ tại các đảo thuộc quần đảo Trường Sa, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những khó khăn, gian khổ nhất là khi quanh năm sinh sống, làm việc giữa nơi ngàn trùng gian khó, sóng gió bốn mùa và đặc biệt là thiếu thốn tình cảm gia đình.
Nhưng với nhiệt huyết cách mạng, niềm tin và ý chí sắt đá cùng sự đoàn kết, giúp đỡ của đồng chí, đồng đội, những người lính đã vượt qua gian khó để vững tay súng bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”.
(Kỳ 2: Những chiến sĩ không mặc áo lính)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công
Tin mới 05/11/2024 08:00
Hôm nay (4/11), Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội
Tin mới 04/11/2024 07:52
Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội thăm, làm việc tại Cộng hòa Cuba
Tin mới 03/11/2024 10:37
Xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị giữa Thủ đô Hà Nội - La Habana lên tầm cao mới
Tin mới 02/11/2024 15:23
Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Thanh Lâm làm Tổng Giám đốc VTV
Tin mới 01/11/2024 13:53
Hôm nay 1/11, Quốc hội thảo luận Luật Phòng cháy, chữa cháy; Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa
Tin mới 01/11/2024 08:44
Cầu nối tăng cường giới thiệu, quảng bá đất nước, con người Việt Nam
Tin mới 31/10/2024 20:49
Chuyển sinh hoạt Đoàn đại biểu Quốc hội với Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường
Tin mới 31/10/2024 15:38
TP.HCM: Quy định mới về điều kiện tách thửa đất
Tin mới 31/10/2024 13:25
Quy định mới về điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, tách thửa
Tin mới 31/10/2024 07:50