Trước ATIGA: Ngành mía đường phải tự đứng vững trên đôi chân của mình
Cả công nhân lẫn nông dân đều thiệt? | |
15 doanh nghiệp trúng thầu 89.500 tấn đường | |
Nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành mía đường Việt Nam |
Ngành mía đường sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khối ASEAN (ảnh minh họa) |
Trước khi ATIGA có hiệu lực, nhiều người cho rằng, ngành mía đường Việt Nam sẽ gặp bất lợi lớn, đặc biệt là sự cạnh tranh từ thị trường Thái Lan. Bởi lẽ, hiện giá đường của Việt Nam đang cao hơn Thái Lan. Tuy nhiên, thực tế cho thấy khi hội nhập, không chỉ có ngành mía đường mà tất cả các ngành nghề khác đều vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các nước trong khu vực.
Khó khăn là vậy, tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế khi hội nhập một câu hỏi lớn được đặt ra, liệu chúng ta có giải quyết được vấn đề của người nông dân bằng mía đường không? Nếu giải quyết được thì liệu từ mía đường, làm thế nào để người nông dân có thể sống được bằng mía đường và phát triển được từ mía đường. Nếu không giải quyết được vấn đề trên, việc hội nhập chắc chắn sẽ gặp thách thức lớn.
Trước quan điểm trên, TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn từng cho rằng, khi ATIGA có hiệu lực, chắc chắn ngành mía đường trong nước sẽ vấp phải sự cạnh tranh mạnh mẽ. Tuy nhiên, kéo dài thời gian bảo vệ là không hợp lý. Ngành gạo ngày mới hội nhập cũng lo không cạnh tranh được với Thái Lan, rồi chúng ta vẫn vượt qua. Với ngành mía đường, phải tái cơ cấu, tập trung nguồn lực phát triển vùng nguyên liệu nào, doanh nghiệp nào mạnh thì tập trung nguồn lực phát triển, ngành nào, vùng nguyên liệu nào cần phải chuyển đổi mô hình phát triển.
Cũng liên quan đến ATIGA, ông Lương Hoàng Thái, Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho hay, đường là mặt hàng cuối cùng được áp dụng hạn ngạch thuế quan cho các nước ASEAN. Do đó, đến ngày 1/1/2020, nếu tiếp tục vi phạm cam kết, khả năng rất cao sẽ bị trừng phạt thương mại. Khi đó, khó khăn sẽ không chỉ đến với ngành mía đường, mà còn đến với rất nhiều ngành nghề khác…
Trong hội nhập, không riêng ngành mía đường, đối với tất cả các ngành nghề khác cũng vậy, việc cạnh tranh giữa các ngành nghề, giữa các nước trong khu vực là khó tránh khỏi, đặc biệt là với các ngành nghề vốn vẫn từng được bảo hộ. Tuy nhiên, để có thể “lớn lên” không có cách nào khác, đó chính là việc chúng ta phải tự đứng trên đôi chân của mình, và ngành mía đường cũng không phải là một ngoại lệ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Thị trường 20/11/2024 06:18
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 19/11/2024 08:48