Cả công nhân lẫn nông dân đều thiệt?
Tôn vinh nông dân Việt Nam xuất sắc 30 năm thời kỳ đổi mới | |
Phát triển nông nghiệp thông minh là xu hướng tất yếu |
Chờ ATIGA?
Những ngày qua, câu chuyện về Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN trở nên nóng hơn đối với ngành mía đường trong nước. Bởi, thời điểm ATIGA có hiệu lực cũng là giai đoạn giá đường trong nước rơi xuống đáy theo chu kỳ kinh tế thị trường. Hiện giá đường giao dịch trên thị trường quốc tế dao động dưới 400 USD/tấn, thấp nhất trong nhiều năm trở lại đây.
Số liệu thống kê của Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) cho thấy, hiện cả nước hiện có 41 nhà máy đường, với tổng công suất thiết kế khoảng 150.000 tấn mía/ngày, sản lượng trên 1 triệu tấn đường/năm. Tuy nhiên, trong số 41 nhà máy, có tới 22 nhà máy chỉ có công suất dưới 3.000 tấn, những nhà máy lạc hậu, cũ kỹ này thực sự là nỗi lo với ngành đường trong nước khi mở cửa hội nhập…
Nông dân trồng mía sẽ là đối tượng thiệt thòi nhất khi ATIGA có hiệu lực. |
Đánh giá về thực trạng ngành đường Việt Nam, các chuyên gia kinh tế đều nhận định, hiện Việt Nam đang nằm trong bối cảnh bị ảnh hưởng sâu sắc từ chính sách cạnh tranh thiếu lành mạnh của Thái Lan. Trong khi đó, thị trường trong nước tiêu thụ chậm, đường lậu lại diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới. Ngoài ra, việc thực hiện cam kết nhập khẩu một lượng đường nhất định tăng 5% mỗi năm với WTO, kết hợp với tình trạng gian lận thương mại từ các quốc gia trong khu vực, ngành mía đường Việt Nam đang phải đối mặt với những khó khăn lớn từ trong ra ngoài.
Chia sẻ về những khó khăn của ngành đường trong nước, ông Phạm Quốc Doanh – Chủ tịch VSSA cho biết, hiện mỗi năm lượng đường nhập lậu từ Thái Lan vào Việt Nam qua khu vực biên giới Tây Nam lên tới gần 500.000 tấn, chiếm gần 1 nửa sản lượng đường sản xuất trong nước. Có thời điểm đường Thái Lan làm chủ thị trường, chỉ sau khi bán hết đường nhập lậu, đường của các nhà máy sản xuất trong nước mới có cửa tiêu thụ.
Do đó, nếu thời gian tới, thuế nhập khẩu đường vào Việt Nam chỉ còn 5% và hạn ngạch bị gỡ bỏ, chắc chắn nhiều nhà máy đường trong nước sẽ phải đóng cửa vì không thể cạnh tranh với giá thành của đường Thái Lan. Đó là chưa nói lượng đường từ Braxin sau khi qua cửa Thái Lan, tiếp tục đổ bộ vào Việt Nam và trở thành thách thức thật sự với ngành đường trong nước.
Đối diện nhiều thách thức
Có thể nói, hiện ngành mía đường Việt Nam chiếm tỷ trọng không cao trong thu nhập GDP quốc gia, nhưng là ngành được xem là xóa đói giảm nghèo cho nông thôn. Hầu hết diện tích trồng mía thuộc các vùng sâu, vùng xa, thuộc vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Vì thế, trong câu chuyện của ngành mía đường, nếu áp dụng lộ trình cam kết theo Hiệp định ATIGA, thua thiệt nhiều nhất sẽ thuộc về người nông dân trồng mía. Với tổng diện tích trồng mía cả nước là 300.000 ha, dự kiến sẽ có khoảng 33 vạn hộ nông dân với 1,5 triệu lao động tham gia trồng mía cho các nhà máy đường gặp khó khăn.
Đề cập về những khó khăn ngành đường phải đối diện, chuyên gia kinh tế Đặng Đình Tiền cho rằng, nếu áp dụng ngay chính sách thuế và hạn ngạch theo lộ trình của ATIGA, các nhà máy đường buộc phải hạ giá mua mía nguyên liệu của nông dân để giảm giá thành, ít nhất là bằng với giá thành đường của Thái Lan mới có thể cạnh tranh (hiện giá mía các nhà máy đường thu mua của nông dân dao động từ 800.000 ngành đồng - 1 triệu đồng/tấn). Trong khi đó, nếu ngành mía đường gặp khó, người nông dân sẽ bỏ mía và chuyển đổi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn. Đây là điều Nhà nước, người trồng mía và các doanh nghiệp mía đường đều không mong muốn.
Ở chiều hướng ngược lại, khi gặp khó trong việc thu mua nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp và nhà máy đường sẽ chuyển từ mua mía của nông dân, sang nhập đường thô về để tinh luyện. Và khi đó, 22 nhà máy có công suất dưới 3.000 tấn nguy cơ đóng cửa rất cao, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, việc làm của hàng chục triệu lao động, công nhân, nông dân... xa hơn nữa, là sẽ tiêu tan cả ngành mía đường.
Các chuyên gia cũng nhận định, nếu Braxin được coi như “anh cả” của ngành mía đường thế giới và hiện vẫn có chính sách hỗ trợ của Nhà nước trong công tác nghiên cứu giống mía, sử dụng hiệu quả công cụ quản lý nông nghiệp chính xác; Thái Lan được Chính phủ trợ cấp đến “tận răng” về các chính sách phát triển ngành đường; Philippin có chiến lược đa dạng hóa sản phẩm và sản xuất thêm xăng sinh học từ mía… thì nông dân và doanh nghiệp ngành mía đường Việt Nam lại đang “tự bơi” bởi chưa có chính sách hỗ trợ bài bản từ Chính phủ nước nhà. Như vậy, liệu có sự công bằng cho nghành mía đường Việt Nam?.
Tuấn Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/11: Gió Đông Bắc cấp 2 -3, đêm và sáng trời rét
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Tin khác
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31
Bà Rịa - Vũng Tàu: Khẩn trương sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã
Tin mới 19/11/2024 14:25
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ khôi phục sản xuất sau bão số 3
Tin mới 19/11/2024 11:50