Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và những hồi ức về Tết Độc lập

Ở tuổi 90, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn còn nhanh nhẹn, giọng nói sang sảng. Nhắc đến ngày Quốc khánh 2/9, Tướng Thước như quay trở lại với những ký ức khó quên. 
Tự hào về ngày Tết độc lập

Hồi ức về Tết Độc lập

Sinh ra và lớn lên ở mảnh đất Nghệ Tĩnh giàu truyền thống cách mạng, chàng thanh niên Nguyễn Quốc Thước đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng sôi nổi trong tổ chức Việt Minh, là cán bộ tiền khởi nghĩa năm 1945 khi chưa đầy 20 tuổi. Gần nửa cuộc đời gắn bó với những cuộc chiến tranh bảo vệ nền độc lập, tự do của đất nước, Tướng Thước như một nhân chứng lịch sử của chiến tranh. Hồi tưởng lại những ngày tháng lịch sử, Tướng Thước chia sẻ: Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9/1945 đánh dấu sự sụp đổ của chế độ thực dân, người dân Việt Nam từ người nô lệ trở thành tự do, đất nước hoàn toàn độc lập.

Đến giờ, Việt Nam đã là một nước có vị thế lớn trên thế giới, được thế giới ngưỡng mộ. Là một người từng tham gia trước Cách mạng tháng Tám, tôi vinh dự được đón ngày Quốc khánh 2/9 đầu tiên của đất nước. Quốc khánh 2/9 là sự đổi đời của cả một dân tộc trong đó có sự đổi đời của từng người dân Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp thanh niên như chúng tôi.

Đến giờ, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn còn nhớ như in cảm xúc của thời khắc ấy, buổi chiều 2/9/1945, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa: Từ sáng sớm ngày 2/9, người dân trong xã Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An, từ trai, gái, già trẻ đều hào hứng chuẩn bị băng rôn, biểu ngữ để chờ đón giây phút Bác Hồ đọc bản Tuyên ngôn độc lập. Thời đó chẳng có thông tin gì ngoài việc chúng tôi biết được, Bác Hồ sẽ đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình.

Trung tướng Nguyễn Quốc Thước và những hồi ức về Tết Độc lập
Trung tướng Nguyễn Quốc Thước

Để chuẩn bị cho thời khắc thiêng liêng đó, chúng tôi cùng nhau tự làm những biểu ngữ nền đỏ chữ vàng bằng nong, nia tự tạo với những dòng chữ: “Nước Việt Nam là của người Việt Nam”, “Ủng hộ Chủ tịch Hồ Chí Minh”… Người già thì lấy những chiếc áo vải điều, cắt ra làm cờ Tổ quốc. Tất cả rạo rực như chuẩn bị được đứng trước quảng trường Ba Đình lịch sử. Thời khắc thiêng liêng đó, khi được nghe bản Tuyên ngôn độc lập ở quê nhà, tôi cảm giác như đang được đứng giữa quảng trường Ba Đình lộng gió với những đơn vị quân giải phóng đội mũ ca nô, quân phục nghiêm trang, hàng hàng thẳng tắp trước lễ đài”. Sau này, những hình ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh giản dị trong bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su, thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, từng câu, từng chữ thể hiện tình cảm sâu sắc và ý chí kiên quyết của Bác vẫn như khắc ghi trong tâm tưởng vị tướng già.

Càng nói chuyện, Tướng Thước càng say mê, những hồi ức về Tết Độc lập cứ như ùa về: “Sau thời khắc khó quên đó, niềm tự hào về sự tự do, độc lập của nước nhà dường như đã hun đúc cho tầng lớp thanh niên chúng tôi lòng nhiệt huyết để sau này hết mình chiến đấu, hy sinh để bảo vệ nền độc lập nước nhà. Từ năm 1946, cả đất nước được đó hai cái tết, một cái tết Cổ truyền dân tộc và một cái tết Độc lập nhưng lúc bấy giờ Tết Độc lập chiếm ngự vị trí thống trị ngày vui nhất của dân tộc. Tết Cổ truyền thì cả gia đình quây quần với nhau còn Tết Độc lập thì là ngày vui của cả cộng đồng, cả dân tộc”. Tết Độc lập trong những năm chiến tranh cũng là những khoảnh khắc ấn tượng của Tướng Thước. Ông kể lại: Những năm chống Mỹ sau đó, quân đội không bao giờ được đón một Tết Độc lập đúng nghĩa của nó bởi lúc đó đất nước còn chia ly. Thời điểm trước và sau 2/9, đơn vị nào cũng chiến đấu hết mình, giành chiến thắng để kỷ niệm niềm vui ngày Quốc khánh. Thậm chí, sau ngày giải phóng miền Nam, Tết Độc lập đầu tiên sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chúng tôi còn gian khổ hơn nhiều bởi lúc bấy giờ quân ngụy vẫn còn đang tìm cách chống phá, chúng tôi phải căng mình ra để bảo vệ người dân được ăn tết vui hơn. Có thể nói, những cái Tết Độc lập trong chiến tranh là lúc tập trung ý chí, nghị lực và trí tuệ để tạo nên chiến thắng, thúc đẩy cuộc kháng chiến ngày càng đến gần thắng lợi.

Kỷ niệm khó quên về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ngày ấy, chúng tôi chuẩn bị xuất quân tiến vào Tây Nguyên. Lúc bấy giờ tôi là Trung đoàn trưởng Trung đoàn 24, Mặt trận Tây Nguyên, đơn vị đã đánh bại ba cuộc hành quân của quân ngụy khi thực hiện “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Tây Nguyên. Ngày 3/9, chúng tôi được tin Bác mất. Cuộc xuất quân của chúng tôi lúc bấy giờ trở thành cuộc đại tang của cả Trung đoàn. Có thể nói rằng, chúng tôi xuất quân với những giọt nước mắt của nghị lực. Sau đó, biến đau thương thành sức mạnh, Trung đoàn 24 đã lập lại thành tích chiến thắng vang dội giữa khu vực Pleiku và Kon Tum”.

Là nhân chứng lịch sử trong nhiều cuộc chiến tranh, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước vẫn luôn nhớ như in về kỷ niệm lần đầu tiên được ra Hà Nội gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp sau 10 năm chiến đấu trong chiến trường miền Nam. Khi đó, với vai trò là Tham mưu trưởng Bộ tư lệnh chiến dịch Tây Nguyên được đại diện cho Bộ Tư lệnh ra thủ đô nhận nhiệm vụ của Bộ Tổng tư lệnh và Quân ủy TƯ để quyết tâm giành thắng lợi trong chiến dịch Tây Nguyên. Tướng Thước bồi hồi nhớ lại: “Đó là thời điểm đầu tháng 11/1974, khi mà tình hình trên chiến trường miền Nam đang có những diễn biến có lợi cho ta. Tôi có cơ hội được ra Hà Nội lần đầu tiên sau 10 năm chiến đấu ở chiến trường Miền Nam, để gặp trực tiếp Đại tướng, Tổng Tư lệnh giao nhiệm vụ. Lúc ấy, Đại tướng vẫn còn mệt sau chuyến đi chữa bệnh ở nước ngoài về nên tôi đã tới nhà riêng của Đại tướng tại số 30 Hoàng Diệu để làm việc. Tình hình rất khẩn trương nhưng Đại tướng vẫn giữ một phong thái rất bình tĩnh, nhẹ nhàng hỏi chuyện về bản thân tôi. Khi biết tôi vào miền Nam 10 năm mà đây là lần ra Bắc đầu tiên, Đại tướng nói: “10 năm là quá lâu rồi. Chỉ một thời gian ngắn nữa thì cậu sẽ được ra nghỉ dài hơn thôi”. “Sau câu nói động viên ấy, trong tâm tưởng của tôi đã lóe lên một dự cảm nào rằng chiến thắng đã ở rất gần, ngày toàn thắng của dân tộc không còn xa”, Trung tướng Thước nhớ lại.

Qua cuộc gặp Đại tường Võ Nguyên Giáp, Tướng Thước nhận ra được cái tài của nhà cầm quân vỹ đại. Tướng Thước chia sẻ: Chỉ qua lần đầu tiên gặp Đại tướng, tôi đã thấy Đại tướng thể hiện khả năng tiên đoán và tư duy phân tích khoa học quân sự rất chính xác. Đặc biệt là việc Đại tướng tin tưởng và xác định được ngày toàn thắng cho dân tộc chỉ rất gần. Còn việc kịp thời động viên thăm hỏi tâm tư, tình cảm và tinh thần của cán bộ chiến sỹ cấp dưới như với người thân trong gia đình thể hiện chất nhân văn của một nhân cách lớn như Đại tướng. Mặc dù sức khỏe không được tốt nhưng Đại tướng vẫn theo dõi rất sát tình hình của chiến trường miền Nam và cùng với Bộ Chính trị có những quyết sách quan trọng, phù hợp với chuyển biến mau lẹ trên chiến trường. Và rồi, cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 kết thúc thắng lợi bằng chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử…

Chia tay chúng tôi, vị tướng già nói như nhắn nhủ, trong những năm tháng hòa bình, chúng ta phải ngày càng phát triển sức mạnh kinh tế để chăm lo củng cố quốc phòng, an ninh… đảm bảo nền độc lập nước nhà để được tiếp tục đón những ngày Tết Độc lập thực sự yên bình.

Hoàng Duy

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Công an huyện Sóc Sơn (Hà Nội) cho biết đã bắt giữ Ma Vũ Duy (sinh năm 2004; trú tại xã Bản Áng, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn) để điều tra hành vi "Giết người", "Cướp tài sản".
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi

(LĐTĐ) Từ ngày 25/12/2024, trẻ em dưới 16 tuổi tại Việt Nam sẽ không thể tự đăng ký tài khoản mạng xã hội. Theo quy định mới trong Nghị định 147/2024/NĐ-CP, cha mẹ hoặc người giám hộ sẽ phải thực hiện việc này và chịu trách nhiệm giám sát mọi hoạt động của trẻ trên mạng xã hội.
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập

(LĐTĐ) Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước ban hành, kể từ ngày 1/1/2025, các ứng dụng ngân hàng sẽ không được trang bị chức năng lưu mật khẩu đăng nhập tài khoản của người dùng.
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) Ngày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.

Tin khác

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược

(LĐTĐ) Chiều 21/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, với 426/430 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 88,94% tổng số đại biểu Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

Đại biểu Quốc hội: Không thể để một công chức nếu không chi tiêu gì mất cả hơn trăm năm mới mua được nhà

(LĐTĐ) “Người ta tính rằng một công chức nếu không ăn gì cả, vài trăm năm mới mua được nhà. Một câu hỏi cử tri đặt ra cho chúng tôi là tại sao không có một cơ chế thí điểm để tháo gỡ cho vướng mắc nhất hiện này đó là nhà ở xã hội?”, đại biểu Nguyễn Công Long đặt vấn đề.
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng nói về thời điểm thích hợp xây dựng đường sắt cao tốc Bắc - Nam

(LĐTĐ) Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được nghiên cứu trong thời gian rất dài, tới 18 năm với sự tính toán kỹ lưỡng, thận trọng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế. Dự báo nhu cầu vận tải, tiềm lực vị thế quốc gia cho thấy năm 2027 là thời điểm thích hợp triển khai dự án. Để bảo đảm triển khai thành công dự án mang tầm chiến lược quốc gia, Chính phủ đã đề xuất đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công.
Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

Nâng cao chất lượng giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân

(LĐTĐ) Chiều 20/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã nghe trình bày Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân (HĐND).
Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

Hội Luật gia thành phố Hà Nội tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 19-20/11, Hội Luật gia thành phố Hà Nội đã tổ chức thành công Đại hội đại biểu lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba.
Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

Lương nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống lương hành chính sự nghiệp

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật Nhà giáo, tiền lương nhà giáo ở cơ sở giáo dục công lập được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng 1 bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động