Trồng cây hoa phượng trên dải phân cách: Vừa đẹp vừa an toàn
Hà Nội sắp có thêm nhiều tuyến phố hoa phượng đỏ |
GS.TS. Nguyễn Lân Hùng. |
Theo GS.TS. Nguyễn Lân Hùng, việc trồng cây hoa phượng trên dải phân cách ở một số tuyến phố của Hà Nội có một số ý kiến trái chiều có lẽ là do hiểu nhầm giữa cây phượng vĩ với cây “phượng vàng” mà tên khoa học của nó là cây lim xẹt.
GS.TS Nguyễn Lân Hùng giải thích: Cây phượng vĩ không chỉ có màu đỏ mà còn có cả màu vàng, màu tím. Trong đó, cây phượng vĩ hoa vàng có tên khoa học Delonix regia thuộc họ Fabaceae. Cây cho chiều cao từ 5 mét đến 12 mét, tán cây rộng tỏa xung quanh, nên rất được nhiều người ưa chuộng, bởi vừa cho cảnh quan đẹp vừa mang lại lợi ích cho con người. Ngoài ra, có một loại cây cũng được gọi là cây phượng vàng, đó là cây lim xẹt cánh (tên khoa học là Peltophorum pterocarpum). Lim xẹt cánh cũng cùng họ Vang với phượng, nhưng không phải phượng. Điều này dễ gây hiểu nhầm cho người dân. Hoa của lim xẹt cánh nhỏ, lá đậm và dày hơn so với phượng vĩ. Mới nhìn thì dễ nhầm lẫn, nhưng nếu để ý kỹ thì nó hoàn toàn khác xa với phượng vĩ hoa vàng, giống nhau chỉ là màu hoa. Đặc tính của cây lim xẹt - phượng vàng là cây thân giòn dễ gãy.
GS.TS Nguyễn Lân Hùng phân tích thêm, cây phượng vĩ được trồng ở rất nhiều đô thị trên thế giới như Pháp, Mỹ, Ấn Độ, còn tại Việt Nam, phượng vĩ được người Pháp du nhập vào trồng khoảng những năm cuối thế kỷ XIX tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.Hồ Chí Minh. Hiện nay phượng vĩ là loài cây được trồng rộng rãi từ miền Bắc vào miền Nam trên vỉa hè, công viên, trường học. Thành phố Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Nơi đây hoa phượng được trồng khắp nơi, có cả một công viên hoa phượng ngay trung tâm thành phố, … tạo nên một cảnh quan đô thị rất đẹp. Ở Hà Nội cũng vẫn còn những cây phượng vĩ cổ thụ trồng từ thời Pháp thuộc, qua thời gian vẫn tồn tại và tỏa bóng mát. Vì thế, việc Hà Nội trồng cây phượng vĩ ở những dải phân cách không phải là không có lý để đường phố xanh, đẹp hơn.
Đường Thanh Niên nổi bật với hai hàng phượng vĩ. |
Trả lời về việc tại sao lại chọn cây phượng vĩ trồng trên các dải phân cách ở một số tuyến đường như đường Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt, Xã Đàn, chân cầu vượt Ngã Tư Sở…ông Nguyễn Đức Mạnh - Trưởng phòng Kế hoạch - Tổng hợp (Công ty Công viên cây xanh Hà Nội) cho biết, sở dĩ chọn cây hoa phượng vĩ vì trước hết, cây phượng vĩ là loại cây trong danh mục cây đô thị của Bộ Xây dựng ban hành. Đây là loại cây đô thị đã được kiểm chứng và nó phù hợp với môi trường đô thị Hà Nội. Một số tuyến phố của Hà Nội cũng đã có trồng cây hoa phượng rải rác trên các đường Lý Thường Kiệt, Thanh Niên, dọc bên dòng Tô Lịch - từ Cầu Giấy đến đường Nguyễn Trãi, chính những hàng cây này đã tạo được điểm nhấn cho đường phố và nhận được hiệu ứng tích cực từ người dân. Mặt khác, cây phượng vĩ là loại cây đô thị vừa tầm, không quá cao, lại cho hoa đẹp, cho bóng râm, lá nhỏ mỏng, gió bão ít gãy đổ. Cây phượng vĩ được cắt tỉa thường xuyên sẽ tạo tán rất đẹp và an toàn cho người tham gia giao thông. “Hơn nữa tất cả những dải phân cách trồng cây phượng vĩ của Hà Nội đều đã được công ty khảo sát, nghiên cứu và đủ điều kiện để trồng cây phượng vĩ, để cây phát triển phù hợp với cảnh quan và an toàn đô thị. Đây đều là các tuyến đường có dải phân cách lớn” - ông Mạnh nhấn mạnh.
Trước lo ngại việc không cắt tỉa được thường xuyên, ông Nguyễn Xuân Hưng - Phó Tổng giám đốc (Công ty Công viên Cây xanh) nhấn mạnh, nỗi lo này đã là quá khứ vì hiện tại Công ty được Thành phố đầu tư máy móc, trang thiết bị rất hiện đại, chuyên dụng cho việc tỉa cây xanh nhập từ Đức, Pháp có năng suất cao, kích thước bé, trọng lượng nhẹ... “Nếu như trước đây, việc cắt tỉa chủ yếu được tiến hành bằng phương pháp thủ công và mỗi năm chỉ xử lý được khoảng 3.500 cây, thì với thiết bị hiện đại này, từ đầu năm 2016 đến nay, Công ty đã cắt tỉa được 26.000 cây xanh, bằng tổng số hơn 7 năm qua và đảm bảo tuyệt đối an toàn, không ảnh hưởng đến đời sống người dân. Vì thế, sẽ không có việc cắt tỉa không được tiến hành thường xuyên” - ông Hưng khẳng định.
Cũng theo ông Hưng, việc trồng cây trên dải phân cách không phải là lần đầu tiên mới thực hiện. Phượng cũng đã được trồng ở dải phân cách giữa trên đường Thanh Niên và những cây này đường kính cũng khá lớn. Những cây đô thị khác như cây xà cừ cũng được trồng khá nhiều ở dải phân cách như đường Nguyễn Tri Phương, thậm chí đường Hoàng Diệu từ thời Pháp thuộc người ta đã trồng. Hơn nữa, cây phượng vĩ cũng là loại cây thuộc loại ưa ánh sáng nên cứ được trồng ở những nơi nhiều ánh sáng là cây phát triển mạnh, thường không kén đất, rất dễ trồng, nên trồng một năm sau là có thể ra hoa. “Việc trồng cây xanh, cụ thể là trồng cây hoa phượng nằm trong kế hoạch trồng thêm 1 triệu cây xanh cho Thủ đô trong giai đoạn 2016 - 2020 đã được Thành phố phê duyệt. Hiện, Công ty đã trồng được hơn 300 cây phượng vĩ” - ông Hưng cho biết.
Trao đổi với PV, một chuyên gia trong lĩnh vực cây xanh đô thị cũng đồng tình với việc Hà Nội triển khai trồng cây phượng trên các tuyến phố. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho biết, khi trồng cần thực hiện đúng thao tác kỹ thuật và chăm sóc cẩn thận để phượng sống và phát triển bình thường, vì dinh dưỡng trong đất ở các tuyến phố trung tâm khá nghèo nàn.
GS.TS Nguyễn Lân Hùng giải thích: Cây phượng vĩ không chỉ có màu đỏ mà còn có cả màu vàng, màu tím. Trong đó, cây phượng vĩ hoa vàng có tên khoa học Delonix regia thuộc họ Fabaceae. Cây cho chiều cao từ 5 mét đến 12 mét, tán cây rộng tỏa xung quanh, nên rất được nhiều người ưa chuộng bởi vừa cho cảnh quan đẹp vừa mang lại lợi ích cho con người. Ngoài ra, có một loại cây cũng được gọi là cây phượng vàng, đó là cây lim xẹt cánh (tên khoa học là Peltophorum pterocarpum). Lim xẹt cánh cũng cùng họ Vang với phượng, nhưng không phải phượng. Điều này dễ gây hiểu nhầm cho người dân. Hoa của lim xẹt cánh nhỏ, lá đậm và dày hơn so với phượng vĩ. Mới nhìn thì dễ nhầm lẫn, nhưng nếu để ý kỹ thì nó hoàn toàn khác xa với phượng vĩ hoa vàng, giống nhau chỉ là màu hoa. Đặc tính của cây lim xẹt - “phượng vàng” là cây thân giòn dễ gãy, chứ không phải cây phượng vĩ có đặc tính này. |
Thương Huế
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Tin mới 22/11/2024 19:31
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Tin mới 22/11/2024 19:30
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tin mới 21/11/2024 21:42
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Tin mới 21/11/2024 19:44
Tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư Hàn Quốc kinh doanh hiệu quả
Tin mới 21/11/2024 16:43
Hưng Yên đẩy mạnh thu hút vốn FDI có hàm lượng công nghệ cao
Tin mới 21/11/2024 16:32
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Cộng hòa Dominica
Tin mới 21/11/2024 10:28
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Quốc hội Armenia
Tin mới 20/11/2024 20:22
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tinh gọn tổ chức bộ máy phải thực hiện với quyết tâm cao nhất
Tin mới 19/11/2024 19:35
Điều kiện để được trao danh hiệu Công dân danh dự Thủ đô
Tin mới 19/11/2024 14:31