Triệu phú gốc Việt khởi nghiệp từ bắp nướng

Bắt đầu với việc buôn bán bắp nướng từ năm 12 tuổi, giờ đây bà Lượng, doanh nhân người Lào gốc Việt, có trong tay hàng triệu USD từ kinh doanh cà phê.
Không có việc triệu phú gốc Việt mua tháp Eiffel
Giải mã 5 bí mật lớn nhất của các triệu phú đô la
Sửng sốt với siêu du thuyền 7.000 tỷ đồng của triệu phú Nga
Trở thành triệu phú nhờ câu được cá ngừ 200kg

Sinh ra trong già đình nghèo, chỉ được học đến lớp 4, nhưng đam mê kinh doanh đã có từ sớm trong con người bà Lê Thị Lượng. Thời kỳ ấy, gia đình khó khăn, là chị cả của 8 đứa em, nên mới 12 tuổi bà đã phải quán xuyến công việc từ kiếm tiền cho đến chuyện bếp núc trong gia đình. Công việc đầu tiên mà bà chọn là bán bắp nướng, rồi chuối nướng ngoài chợ Pakse, tỉnh Champasack, Lào.

“Thượng vàng hạ cám cái gì tôi cũng làm. Tôi luôn có suy nghĩ họ làm được thì mình cũng làm được. Nên mỗi lần ra chợ bán bắp nướng tôi luôn quan sát xem những mặt hàng nào hút khách là tôi mày mò và tìm cách chế biến thật ngon để phục vụ người tiêu dùng ở chợ. Đến năm 15 tuổi, tôi chuyển sang bán chè rồi bán kem”, bà Lượng kể.

Khi có gia đình riêng, bà nghĩ sẽ an phận, nhưng khao khát kinh doanh luôn trỗi dậy. Thấy được nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng của người dân, bà quyết định mở một quầy tạp hoá. Khi Nhà nước Lào chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, bà lập ngay công ty xuất nhập khẩu và xin mở các cửa hàng miễn thuế. Đến nay, bà sở hữu 4 cửa hàng miễn thuế tại Lào, và chính những cửa hàng này giúp bà có khối tài sản rất lớn để đầu tư vào cà phê.

Nữ doanh nhân Lê Thị Lượng, sinh năm 1949 là người Lào gốc Việt.
Nữ doanh nhân Lê Thị Lượng, sinh năm 1949 là người Lào gốc Việt.

Năm 1997, Nhà nước Lào khuyến khích người dân chú trọng phát triển trồng cà phê xuất khẩu, gia đình bà Lượng cũng được chia 300 ha đất. Sau khi được cho đi học kinh nghiệm ở tỉnh Gia Lai (Việt Nam), đến năm 2000 bà bắt đầu tiếp cận trực tiếp với việc trồng cà phê.

Với số vốn 3 triệu USD, bà nhân giống cà phê trên 100 ha đất. Nhưng chỉ sau một năm, cà phê bị sương muối cháy khô, toàn bộ chi phí bỏ ra coi như mất trắng. Nhưngluôn suy nghĩ “thua keo này ta bày keo khác”, nên bà không ngại làm lại từ đầu. Từ đó bà Lượng rút ra được kinh nghiệm chăm sóc, nuôi dưỡng cây cà phê và phát hiện ra rằng thời tiết, cũng như chất đất của Lào phù hợp để trồng cà phê Arabica. Đến nay, bà mở rộng diện tích vườn lên 250 ha và xây dựng nhà máy sản xuất cà phê khép kín 200 triệu USD với trên 200 công nhân.

Việc cho ra thành phẩm vẫn đầy rẫy khó khăn. “Ban đầu vì cả tin nên khi mua máy sản xuất, bao bì đóng gói tôi đều bị lừa. Cũng do thiếu kỹ thuật giỏi nên việc điều chỉnh nhiệt độ trong phòng đóng gói chưa tốt, khiến sản phẩm bị cứng. Nhưng những lần thất bại trên vẫn không làm tôi nản lòng, tôi nghĩ còn tiền là còn làm, hết tiền tôi mới buông”, bà bộc bạch.

Cuối cùng sau bao khó khăn, việc đưa thương hiệu cà phê của bà cũng đến được với người tiêu dùng không chỉ ở Lào mà còn xuất khẩu được sang các nước như Nhật Bản, Thái Lan, Thụy Sĩ, Singapore… Mới đây, bà Lượng vừa ký kết hợp đồng khoảng 6 triệu USD với một đối tác phân phối tại Việt Nam. Cuối tháng 3, sản phẩm cà phê mang thương hiệu “Dao Coffee” sẽ xâm nhập toàn bộ các hệ thống siêu thị và 80.000 đại lý tại 64 tỉnh thành ở Việt Nam.

Hiện doanh thu một tháng tại công ty bà khoảng 2 triệu USD. Năm 2013, sản lượng cà phê nhân bà thu hoạch ở vườn nhà và từ nông dân đạt 10.000 tấn. 50% bà dùng để xuất khẩu sang Nhật, 50% còn lại để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng mang thương hiệu "Dao Coffee".
Chia sẻ về bí quyết chiếm lĩnh 90% thị phần cà phê ở Lào, bà Lượng cho hay, yếu tố đầu tiên là biết tạo ra nguồn cung.

“Ngoài việc tự trồng, tôi còn vận động người dân tham gia bằng cách hỗ trợ họ giống, kỹ thuật trồng, phân bón, đồng thời cung ứng gạo để nông dân không đói. Đến khi thu hoạch, họ sẽ đem cà phê đến giao, nếu thừa tôi trả thêm tiền cho họ, thiếu tôi cho họ vay”, bà Hương chia sẻ.

Nhờ thế, tới nay bà đã vận động được hơn 68 bản làng (hơn 2.000 hộ gia đình) cung cấp cà phê. Để có cà phê ngon chất lượng, bà quy định người dân phải thu hoạch đúng thời điểm, trái cà phê phải chín mọng. Nếu cà phê còn xanh bà sẽ ngưng mua và trả lại. Một yếu tố khác khiến người dân tin tưởng và hài lòng, là giá thu mua cà phê tươi của của bà luôn cạnh tranh hơn so với những doanh nghiệp khác.

Về sản xuất cũng vậy, bà Lượng không đầu tư công nghệ sấy cà phê, mà chọn cách đầu tư 30 ha đất để xây sân phơi. Việc này giúp bà không phải trả chi phí điện nước, máy móc, mà dùng khoản tiết kiệm đó tăng lương cho nhân viên, lo chỗ ăn chỗ ở cho họ. Ngoài ra, theo bà, cà phê được phơi khô tự nhiên mùi vị sẽ thơm ngon hơn cà phê sấy. “Thậm chí cách xa cả km bạn vẫn ngửi thấy mùi thơm nồng nàn của cà phê”, bà nói.

Bà Lượng cũng bộc bạch, vì là người cầu toàn nên bà luôn tự nêm nếm mùi vị. Trong quá trình chế biến, bà tình cờ phát hiện ra có rất nhiều giống cà phê đặc biệt, nếu biết cách pha trộn sẽ có những sản phẩm riêng biệt. Sau khi nghiên cứu và cho ra mùi vị riêng, bà bắt đầu viết ra công thức chung để chế biến hàng loạt

news.zing.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.
Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

Nhiều tồn tại trong hoạt động đấu thầu tại Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Trong Báo cáo 1504 gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã chỉ rõ nhiều tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu trên địa bàn Thành phố trong năm 2023.
Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

Giao ông Nguyễn Đình Hưng phụ trách, điều hành Sở Y tế Hà Nội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh giao ông Nguyễn Đình Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế thành phố Hà Nội phụ trách, điều hành Sở Y tế sau khi bà Trần Thị Nhị Hà được điều động đến nhận công tác tại Ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

Công đoàn Nghệ An sẽ triển khai Tháng Công nhân năm 2024 với nhiều hoạt động đổi mới

(LĐTĐ) Tháng Công nhân năm 2024 được Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động tỉnh Nghệ An xây dựng với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết”.
Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

Giám sát, đánh giá 145 dự án đầu tư công trên địa bàn Đồng Nai

(LĐTĐ) Trong năm 2024 tỉnh Đồng Nai sẽ giám sát, đánh giá đối với 145 dự án đầu tư công nhằm kiểm tra việc chấp hành quy định về quản lý dự án của chủ đầu tư và quá trình giải ngân vốn.

Tin khác

Chào mừng Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3: Những bông hồng làm nên những mùa Xuân

Chào mừng Ngày quốc tế Phụ nữ 8/3: Những bông hồng làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Ngày mai (8/3) là ngày Quốc tế phụ nữ. Ngày cả thế giới dành để tôn vinh một nửa nhân loại của mình; ngày để mỗi chúng ta tôn vinh những người mẹ, người chị, người em và trên bình diện xã hội là để tôn vinh những lao động nữ, họ đang hiện diện trong tất cả các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Họ là những chính trị gia, nhà quản lý, nhà khoa học, doanh nhân, người lao động bình dị… nói ngắn gọn họ chính là những “bông hồng” làm nên những mùa xuân đất nước và Thủ đô Hà Nội dấu yêu.
Câu chuyện về khởi nghiệp

Câu chuyện về khởi nghiệp

(LĐTĐ) Mong ước lớn nhất của anh Nguyễn Lê Quốc Tuấn - Tổng Giám đốc Sông Hương Foods là làm sao có thể đưa đặc sản đạt chuẩn OCOP của 63 tỉnh, thành xuất khẩu ra thế giới, đặc biệt là nước Mỹ - nơi có đông người Việt Nam đang sinh sống, làm việc.
Ông Phan Tấn Đạt được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Dương

Ông Phan Tấn Đạt được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Dương

(LĐTĐ) Ngày 3/11, Hiệp hội Công nghiệp khoáng sản tỉnh Bình Dương đã tổ chức Đại hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2023 - 2028. Tham dự có ông Mai Hùng Dũng, Ủy viên Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Dương.
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco vinh dự nhận Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”

Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Geleximco vinh dự nhận Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”

(LĐTĐ) Với những đóng góp, hỗ trợ tích cực cho lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng lực lượng, ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn Geleximco đã vinh dự nhận được Kỷ niệm chương “Bảo vệ an ninh Tổ quốc”.
Để thực sự là chủ thể của nền kinh tế

Để thực sự là chủ thể của nền kinh tế

(LĐTĐ) Sau ngày đọc bản Tuyên ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2/9/1945), mặc dù bận trăm công nghìn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rất quan tâm đến giới doanh nhân, Công Thương Việt Nam.
Chia sẻ của "triệu phú gà" D310

Chia sẻ của "triệu phú gà" D310

(LĐTĐ) Nhạy bén trong việc tiếp cận thông tin, anh Nguyễn Hữu Hiếu (SN 1994, ở thôn Trung Tâm, xã Ngọc Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) nhận thấy nhu cầu tiêu thụ gà sạch trên thị trường rất lớn, trong khi trên địa bàn đang ít trang trại nuôi gà theo quy mô, năm 2018 anh đã quyết định đầu tư con giống, chuồng trại để chăn nuôi gà siêu trứng. Sau hơn 4 năm, anh Hiếu giờ đã là một “triệu phú gà”.
Tổng Giám đốc UDIC Nguyễn Văn Luyến được vinh danh “Doanh nhân trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2022”

Tổng Giám đốc UDIC Nguyễn Văn Luyến được vinh danh “Doanh nhân trẻ tiêu biểu Việt Nam năm 2022”

(LĐTĐ) Tối 8/11/2022 tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Trung ương Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng Sao Đỏ - Doanh nhân trẻ Việt Nam tiêu biểu 2022.
“Thuyền trưởng” Rạng Đông nhận giải thưởng cao quý của Liên minh Chiếu sáng rắn Quốc tế

“Thuyền trưởng” Rạng Đông nhận giải thưởng cao quý của Liên minh Chiếu sáng rắn Quốc tế

(LĐTĐ) Ông Nguyễn Đoàn Thăng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Bóng đèn Phích nước Rạng Đông, Phó Chủ tịch Hội Chiếu sáng Việt Nam vừa vinh dự nhận “Giải thưởng đóng góp xuất sắc cho phát triển ngành chiếu sáng rắn toàn cầu”.
Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Tiên phong phát triển công nghiệp bền vững

Doanh nhân Vũ Văn Tiền: Tiên phong phát triển công nghiệp bền vững

(LĐTĐ) “Làm công nghiệp vất vả nhưng là cái lõi của kinh tế, tạo ra sự thay đổi ở các địa phương và đem đến nhiều công ăn việc làm cho xã hội”, ông Vũ Văn Tiền - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Tập đoàn GELEXIMCO chia sẻ.
Tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm ngày thành lập Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam

Tổ chức chuỗi sự kiện kỷ niệm ngày thành lập Hiệp hội nữ doanh nhân Việt Nam

(LĐTĐ) Mới đây, tại Hà Nội, Hiệp hội Nữ doanh nhân Việt Nam (VAWE) tổ chức Tọa đàm “Lãnh đạo tạo đột phá dẫn bước thành công”; đồng thời phối hợp với Hội Nữ doanh nhân thành phố Hà Nội (HNEW) tổ chức chương trình Gala “Cảm xúc tháng 10: Chạm yêu thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động