Triển lãm với nhiều cái mới
Triển lãm 20 năm quan hệ hợp tác Hà Nội - Toulouse | |
Khai mạc triển lãm ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp |
Đổi mới, mở cửa và hội nhập - đó là tính chất đặc biệt của giai đoạn 1986 - 2016 trong lịch sử phát triển đất nước, khi mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội và văn hóa của đất nước được “cởi trói” khỏi cơ chế quan liêu, bao cấp.
Cùng với sự phát triển của đất nước, diện mạo của mỹ thuật VN cũng đã có nhiều thay đổi với sự hình thành một thế hệ tác giả mà tác phẩm mang đậm dấu ấn cá nhân. Trong đó, rõ nét nhất trong giai đoạn 1990 - 2010 là sự đổi mới tư duy sáng tạo trong mỗi cá nhân nghệ sĩ tạo hình cũng như trong cách nhìn của các nhà quản lý văn hóa nói chung, mỹ thuật nói riêng.
Hà Nội nắng. Tranh sơn dầu của Phạm Luận. |
Nét mới đầu tiên là triển lãm mang tính tổng kết hoạt động mỹ thuật Việt Nam trong 30 năm Đổi mới - điều mà trong 3 thập kỷ qua, chưa có hoạt động mỹ thuật nào tiến hành như vậy. Đây cũng là dịp để vinh danh một thế hệ nghệ sĩ đổi mới của mỹ thuật VN đương đại.
Trong thực tế ở 30 năm qua, đã có nhiều triển lãm mỹ thuật tầm quốc gia như: Triển lãm Mỹ thuật toàn quốc; Triển lãm “10 năm Điêu khắc toàn quốc”; Festival Mỹ thuật Trẻ, cùng nhiều triển lãm chuyên đề về đề tài hoặc chất liệu đã được tổ chức định kỳ. Thông thường, ở các triển lãm đó, các tác giả tự gửi tác phẩm đến và hội đồng nghệ thuật “bí ẩn” lựa chọn. Điều đó cũng dẫn tới tình trạng sau đó, tác giả không tin, không phục hội đồng nghệ thuật.
Với “Mở cửa”, BTC lại có cách làm khác, mới hơn: Công bố tiêu chí chọn tác giả tham gia triển lãm (Tư duy sáng tạo mới; dấu ấn và bản sắc cá nhân) và ban giám tuyển (gồm 3 cán bộ Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm: Họa sĩ Vi Kiến Thành - Cục trưởng, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình và họa sĩ Phạm Hà Hải); công khai danh sách tác giả được mời. Sự công khai này giúp cho các tác giả tự tin hưởng ứng triển lãm.
Để tiến tới việc “Mở cửa” ra mắt, ban giám tuyển cũng phải thừa nhận là “khá vất vả”. Bởi lẽ, đội ngũ nghệ sĩ tạo hình khá đông, lượng tác phẩm trong “30 năm Đổi mới” rất nhiều. Trong đó, có một điều khó, là nhiều tác giả “ẩn mình”, bấy lâu không tham gia các kỳ triển lãm chung, dù rất nỗ lực tự thân đổi mới tư duy trong sáng tạo nghệ thuật. Cũng có điều đáng tiếc trong hoạt động này, theo họa sĩ Vi Kiến Thành, là có vài tác giả dù được mời, nhưng đã từ chối tham gia với lý do cá nhân.
Do vậy, trong nhiều tháng qua, các thành viên ban giám tuyển đã phải nỗ lực liên hệ, trao đổi với các tác giả và gia đình tác giả (những người đã mất). Qua đó, tác giả tự chọn tác phẩm tiêu biểu tham gia. Chung cuộc, “Mở cửa” ra mắt từ ngày 21 - 28.9 sẽ là cuộc “diễu binh” của 50 nghệ sĩ tạo hình trong toàn quốc.
Ở những triển lãm trước đây, sách về triển lãm thường được phát hành khi khai mạc. Còn ở lần triển lãm “Mở cửa” này, có một nét mới: Sách sẽ được hoàn thành sau khi triển lãm kết thúc, dự kiến phát hành vào quý 4/2016. Trong ấn phẩm nói trên, ngoài một số bài viết, hình ảnh giới thiệu về mỹ thuật VN thời kỳ Đổi mới, sách in chân dung tác giả, lý lịch tác giả, tự bạch, in 3 tác phẩm của nghệ sĩ, giới thiệu các hoạt động diễn ra ở triển lãm “Mở cửa”. |
Trong đó, số tác giả ở Hà Nội chiếm nhiều nhất (35 người), tiếp đó: TP.Hồ Chí Minh với 12 tác giả và Thừa Thiên Huế, Lâm Đồng và Hải Phòng - mỗi nơi 1 nghệ sĩ. Tác giả cao tuổi nhất: Trần Lưu Hậu (SN 1928) và trẻ tuổi nhất: Thái Nhật Minh (SN 1984). Có 4 nữ tác giả: Đinh Ý Nhi, Đinh Thị Thắm Poong, Ly Hoàng Ly và Lý Trần Quỳnh Giang. 2 tác giả đang sống tại Pháp: Trần Trọng Vũ và Trương Tân. Có 3 tác giả đã mất: Vũ Dân Tân, Hoàng Hồng Cẩm và Nguyễn Quốc Hội.
Triển lãm sẽ trưng bày 50 tác phẩm với đa dạng đề tài, ngôn ngữ và chất liệu thể hiện, phản ánh đa chiều đời sống xã hội VN đương đại (trong đó nhiều nhất là loại hình hội họa, chủ yếu chất liệu sơn dầu). 48/50 tác phẩm được sáng tác trong 16 năm trở lại đây (2000 - 2016), trong đó có 50% số tác phẩm sáng tác ở năm 2016. Đặc biệt, triển lãm có 1 tác phẩm trình diễn kết hợp với sắp đặt của họa sĩ Nguyễn Bảo Toàn.
Một điểm mới nữa, so với các kỳ triển lãm mỹ thuật toàn quốc trước đây, là trong 2 ngày 22 và 23.9, các nghệ sĩ tham gia triển lãm sẽ có chuyến thăm quan dã ngoại và giao lưu nghề nghiệp tại đình làng Hòa Hiệp (huyện Phúc Thọ - Hà Nội), chùa Thầy (huyện Quốc Oai - Hà Nội) và Bảo tàng Không gian Văn hóa Mường (TP.Hòa Bình).
Theo nhà điêu khắc Vương Duy Biên - Thứ trưởng Bộ VHTTDL, “Triển lãm giúp công chúng có một cái nhìn khái quát về đời sống mỹ thuật VN 30 năm Đổi mới của đất nước”. BTC triển lãm cũng cho biết, TP.Hồ Chí Minh đã có ý định đăng cai trưng bày tiếp triển lãm này vào thời gian tới.
Lê Quang Vinh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40