Triển khai hoá đơn điện tử: Vẫn còn nhiều thách thức
Áp dụng hóa đơn điện tử cần lộ trình phù hợp | |
Sẽ mở rộng hóa đơn điện tử |
Để đạt mục tiêu ngành Tài chính đưa ra đó là, đến năm 2020, cơ bản thực hiện hóa đơn điện tử với khoảng 90% số doanh nghiệp (doanh nghiệp) hoặc 90% lượng hàng hóa được mua bán (lưu thông) bằng hóa đơn điện tử, Tổng cục thuế đã đề xuất, bắt đầu năm 2018, doanh nghiệp có mức vốn điều lệ từ 15 tỉ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử, kể từ khi có mã số thuế và định kỳ thực hiện kết chuyển dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế. Tuy nhiên, vẫn còn đó rất nhiều những vấn đề cần bàn thảo nhằm tháo gỡ khó khăn trong quá trình số hoá chứng từ giao dịch.
Hóa đơn trong nhận thức của đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn là chứng từ giấy, hóa đơn điện tử chưa được nhiều người biết đến và sử dụng. Khảo sát các doanh nghiệp đã tham gia sử dụng hóa đơn điện tử cho thấy, thời gian đầu mới áp dụng, các công ty này gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải thích cho khách hàng hiểu thế nào là hóa đơn điện tử và tính pháp lý của hóa đơn này.
“Ngay khi doanh nghiệp áp dụng hóa đơn điện tử, nhân viên kinh doanh như chúng tôi phải tự tìm hiểu để giải thích cho khách hàng. Đa số khách hàng là người tỉnh lẻ, nhiều người có trình độ nhận thức chưa cao dẫn tới việc giải thích cặn kẽ, hướng dẫn tra cứu hóa đơn rất mất thời gian” - anh Nguyễn Văn Thanh nhân viên kinh doanh công ty Cổ phần Thương Mại Ánh Dương cho biết.
Theo một đại diện của VNPT - doanh nghiệp tiên phong cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử: “Hiện nay, ngoài những doanh nghiệp có tập khách khách hàng lớn, có quy mô và phạm vi hoạt động trải rộng thì nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử rất cao, thì VNPT đang gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đa số các doanh nghiệp này rất chậm trong việc tiếp cận công nghệ, ngại thay đổi. Nhiều doanh nghiệp mặc dù đã biết ưu điểm của hóa đơn điện tử nhưng do số lượng sử dụng không nhiều và số lượng hóa đơn giấy in còn rất nhiều trong kho nên vẫn còn đang “nghe ngóng” lộ trình chuyển đổi theo yêu cầu của cơ quan thuế”.
Hiện giờ thói quen sử dụng tiền mặt của người dân cũng là một hạn chế dẫn tới hóa đơn điện tử “chậm” được áp dụng và triển khai trên quy mô lớn. Đi mua rất nhiều loại hàng hóa, bạn ít khi được người bán hàng hỏi: “Có cần xuất hóa đơn đỏ hay không?”. Đó là thực tế phổ biến trong một nền kinh tế sử dụng quá nhiều tiền mặt.
“Nếu các giao dịch dưới 20 triệu, bạn không cần phải thanh toán bằng hình thức chuyển khoản, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp bên bán không bị ghi nhận doanh thu trên tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, nếu bên mua - là khách hàng cá nhân thì thường không có nhu cầu lấy hóa đơn, rõ ràng đây là một khoản giao dịch không cần kê khai với cơ quan thuế. Vậy là một khoản thuế sẽ được doanh nghiệp bên bán “trốn” nhờ “kẽ hở” của luật” - anh Phạm Hùng - Phó Giám đốc công ty Cổ phần điện tử ATI cho biết.
Mặt khác, không ít kẻ lợi dụng sự nhập nhèm trong giao dịch sử dụng tiền mặt để lập công ty với mục đích mua, bán hóa đơn hoặc không ít doanh nghiệp đã cân đối thu, chi bằng cách mua hóa đơn đầu vào. Trong những trường hợp này thì hóa đơn xuất ra là thực nhưng giao dịch là giả. Không có hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng vẫn có hóa đơn được xuất ra.Với cách làm này thì việc sử dụng hóa đơn giấy viết tay sẽ tiện lợi hơn so với hệ thống hóa đơn điện tử chính xác, minh bạch.
Có thể khẳng định rằng việc áp dụng hóa đơn điện tử rất cần một hạ tầng kỹ thuật tốt, tuy nhiên không doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu về mặt hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin - viễn thông. Không có nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử có đủ quy mô và năng lực cung cấp dịch vụ trên phạm vi rộng, từ các thành phố lớn tới địa bàn huyện, xã...
Mặt khác, tin tức về các vấn nạn tin tặc, hay mất an toàn, an ninh mạng vẫn là mối “đe doạ” lơ lửng - mà nhiều doanh nghiệp lo ngại. Mặc dù, trong thực tiễn, đôi khi chỉ vì hạn chế trong nhận thức, hoặc doanh nghiệp chưa được phổ biến đầy đủ về thông tin đối với dịch vụ hoá đơn điện tử.
Việc chuyển đổi từ giao dịch sử dụng hóa đơn giấy sang hóa đơn điện tử là yêu cấu tất yếu của một hệ thống thương mại hiện đại, minh bạch. Tuy nhiên, để hóa đơn điện tử trở nên phổ cập thì cần rất nhiều nỗ lực của cơ quan quản lý, của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ để thay đổi nhận thức, tư duy của người dân và công đồng doanh nghiệp kinh doanh tại Việt Nam.
Theo Phạm Lê/vnmedia.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên
Đại biểu Quốc hội: Dự án xây dựng cơ sở hạ tầng “tắc” do nguyên vật liệu
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Thị trường 05/11/2024 07:11
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Thị trường 05/11/2024 06:53
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Thị trường 05/11/2024 06:49
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới
Tài chính 04/11/2024 06:35
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng
Infographic 03/11/2024 16:37
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12