Trẻ em Việt đang có tuổi thơ tốt đẹp hơn thế hệ 20 năm trước
Báo cáo đưa ra bảng xếp hạng các quốc gia theo thang điểm từ 1 đến 1.000 dựa trên các chỉ số “kết thúc tuổi thơ” - là những bước ngoặt trong cuộc sống khiến trẻ em bị mất đi tuổi thơ của chính mình như tảo hôn, có thai ở tuổi vị thành niên, không được đi học, ốm yếu, suy dinh dưỡng và tử vong.
Được biết, điểm số của nước ta trong bảng xếp hạng năm 2019 đã tăng thêm 67 điểm so với năm 2000 (từ 764 điểm lên 831). Đây là thành tựu lớn và nhờ đó giúp Việt Nam tăng thêm một hạng so với năm ngoái, đứng 95 trên 176 quốc gia.
Trẻ em Việt Nam đang có tuổi thơ tốt đẹp hơn nhiều so với thế hệ trẻ em của 20 năm trước đây. (Ảnh minh họa) |
Những nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện tuổi thơ của trẻ em được Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đánh giá cao bao gồm việc giảm mạnh tỉ lệ lao động trẻ em, tỉ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trong khoảng thời gian này, tỉ lệ lao động trẻ em đã giảm 67%. Cụ thể, năm 2000, tỉ lệ lao động trẻ em trong độ tuổi 5-14 là 28%, thì tới năm 2019 tỉ lệ này là 9.6%. Cùng với đó, tỉ lệ suy dinh dưỡng thấp còi giảm từ 36,5% xuống còn 24,6%.
Phát biểu tại Hội thảo Công bố báo cáo, ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, đánh giá cao các quan điểm, cách tiếp cận về kết thúc tuổi thơ nhằm tạo cơ hội công bằng cho mọi trẻ em.
Ông Nam cho biết: “Báo cáo tuổi thơ toàn cầu do Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế tiến hành trong những năm gần đây là nhìn trong một tổng thể về thực hiện toàn diện quyền trẻ em mà Nhà nước Việt Nam cam kết thực hiện.
Đây cũng là cơ hội tốt để Việt Nam nhìn lại những kết quả đã đạt được, những thách thức làm ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em như trẻ em bị tử vong, suy dinh dưỡng, trẻ em bỏ hoặc không thể đến trường, trẻ em bắt đầu lao động, trẻ em kết hôn, sinh con, và trẻ em là nạn nhân của bạo lực, xâm hại tình dục…”
Cũng theo ông Nam, để thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, Cục trẻ em sẽ tiếp tục tham mưu với Chính phủ trong việc tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về trẻ em, tăng cường đầu tư cho trẻ em, phát huy hơn nữa sự tham gia của trẻ em, hoàn thiện hệ thống dịch vụ bảo vệ trẻ em tốt hơn, giải quyết các vấn đề trẻ em dai dẳng và mới xuất hiện.
Bà Dragana Strinic, Trưởng đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em |
Trước những kết quả khả quan của Việt Nam, bà Dragana Strinic, Trưởng đại diện Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tại Việt Nam, khẳng định: “Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã và đang hợp tác chặt chẽ với Chính phủ Việt Nam để đưa những con số này xuống thấp hơn nữa, đặc biệt là ở nhóm trẻ em dân tộc thiểu số.”
Bà Dragana Strinic cũng đánh giá cao những nỗ lực của Việt Nam trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em: “Việt Nam là một trong những nước đầu tiên phê chuẩn Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về Quyền trẻ em và Công ước về Lao động Trẻ em của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu kinh tế, giúp giảm tỉ lệ đói nghèo, theo đó nhu cầu buộc trẻ em phải tham gia lao động sớm để hỗ trợ gia đình không còn là một vấn đề cấp thiết nữa".
Bên cạnh đó, bà Dragana Strinic cho rằng sự đầu tư hiệu quả của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục, giúp tăng tỉ lệ đi học ở trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.
Những thành tựu tăng trưởng kinh tế và nguồn viện trợ nước ngoài cũng đã được tận dụng một cách hiệu quả để thiết kế những chương trình mang lại lợi ích lớn cho trẻ em trong nước.
Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần thực hiện các cam kết để tiếp tục cải thiện tuổi thơ của trẻ em |
Nhân dịp công bố Báo cáo tuổi thơ toàn cầu, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cũng kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần thực hiện các cam kết tiếp tục cải thiện tuổi thơ của trẻ em. Cụ thể, cần đảm bảo các nguồn đầu tư đến được với những trẻ em thiệt thòi bằng cách luôn đặt chú trọng đến vấn đề đầu tư công cho trẻ em theo Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em.
Bên cạnh đó, cần có hành động để đảm bảo mọi trẻ em được đối xử công bằng như: chấm dứt các chính sách, quy định và hành vi phân biệt đối xử như ngăn cản trẻ em gái tiếp cận các dịch vụ y tế hoặc từ chối cung cấp dịch vụ giáo dục cho trẻ em do nguyên nhân giới tính hoặc dân tộc.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Không khí Giáng sinh rộn ràng tại Nhà thờ Lớn Hà Nội
Hà Nội gỡ vướng một số dự án kéo dài, chậm đưa vào sử dụng
Hà Nội: Nhiều tuyến phố bị cấm dịp Giáng sinh
Bảng giá đất mới, giải phóng mặt bằng sẽ nhanh
Hai yếu tố tạo nên chất lượng “tiến vua” của Cam tươi FVF
Ban hành Quy chế thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
Phụ nữ Thủ đô sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới
Tin khác
Giao lưu trực tuyến về lựa chọn thực phẩm, cân bằng dinh dưỡng cho gia đình
Cộng đồng 24/12/2024 17:46
Những lời chúc ngọt ngào và ý nghĩa nhất nhân dịp Giáng sinh 2024
Cộng đồng 24/12/2024 15:44
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52