Trái Đất nóng lên, băng ở Nam Cực đang tan chảy nhanh hơn
Trái đất nóng lên 4 độ C, 600 triệu người mất nhà | |
Băng tan ở Bắc Băng Dương, nhiều xe quân sự lộ diện |
Đây là kết quả nghiên cứu được một nhóm nhà khoa học châu Âu công bố ngày 12/12.
Từ trước đến nay, các nhà khoa học mới tập trung nghiên cứu mảng băng ở phía Tây của Nam Cực, nhưng những nghiên cứu gần đây cho thấy biến đổi khí hậu là nguyên nhân gây tan chảy nhiều diện tích lớn của mảng băng tại đây.
(Nguồn: Htekidsnews.com) |
Trong khi đó, mảng băng khổng lồ ở phía Đông Nam Cực vẫn được xem là ổn định hơn vì đây là khu vực có nhiệt độ thấp hơn và độ cao lớn hơn. Mảng băng ở Đông Nam Cực thậm chí còn được cho là tiếp tục mở rộng nhờ có thềm băng vững chắc nối giữa đại dương và thềm đá ngăn không cho mảng băng trên bề mặt tan trượt ra biển.
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu mới nhất cũng cho thấy mảng băng ở phía Đông của Nam Cực bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Trái Đất nóng lên.
Bằng cách kết hợp dữ liệu vệ tinh và đo đạc trên thực địa, các nhà khoa học Hà Lan, Bỉ và Đức đã phát hiện ra rằng miệng hố trên thềm băng Vua Baudoin ở Đông Nam Cực không phải là dấu vết va chạm với thiên thạch như các nghiên cứu trước kia chỉ ra. Các nhà khoa học chỉ ra rằng nguyên nhân là do hiện tượng băng trên bề mặt bị xói mòn bởi gió mạnh mang hơi nóng, khiến cho ánh nắng Mặt Trời bị hấp thụ thẳng vào sâu trong thềm băng thay vì bị phản xạ ngược vào không trung.
Trong khi đó, qua các thập kỷ gần đây đại dương đã hấp thụ phần lớn nhiệt lượng tỏa ra bởi hiện tượng Trái Đất nóng lên. Việc nhiệt độ tăng lên ở cả trên và dưới bề mặt băng tạo thành các vết nứt trong kết cấu vững chắc của các thềm băng và khiến các mảng băng phía trên càng dễ bị tổn thương, ngay cả đối với khu vực phía Đông của Nam Cực.
Lượng băng của Nam Cực nếu tan chảy hết có thể làm mực nước biển dâng lên hàng chục mét và làm cho bản đồ các lục địa trên Trái Đất sẽ phải được vẽ lại.
Báo cáo vừa công bố của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng những quốc gia nhỏ nhất sẽ lại phải chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của biến đổi khí hậu, đặc biệt là tình trạng nước biển dâng cao.
IMF đã khảo sát 34 nước đang phát triển có dân số dưới 1,5 triệu người tại châu Phi, châu Á-Thái Bình Dương, khu vực Caribe và nhận thấy khoảng 10% trong số này phải gánh chịu các hiện tượng thiên tai cực đoan có sức tàn phá trên 30% tổng sản lượng kinh tế.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 4/11: Trời chuyển rét, có mưa rào
Môi trường 04/11/2024 05:59
Không khí lạnh tăng cường, Hà Nội chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất 18-20 độ
Môi trường 03/11/2024 19:32
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 3/11: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 03/11/2024 06:09
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Môi trường 02/11/2024 20:30
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 2/11: Đêm và sáng có sương mù, trời lạnh, ngày nắng nóng
Môi trường 02/11/2024 06:15
Dự báo thời tiết ngày 1/11: Hà Nội có nắng, gió bấc nhẹ
Môi trường 01/11/2024 06:40
“Bến hoa Phúc Xá” điểm check-in mới của người dân Thủ đô và du khách
Môi trường 31/10/2024 06:28
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 31/10: Sáng sớm trời lạnh, ngày nắng
Môi trường 31/10/2024 06:22
TP.HCM: Tiến độ giải ngân "rùa bò" tại các dự án trọng điểm
Môi trường 30/10/2024 15:09
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 30/10: Mưa rào, trưa, chiều hửng nắng
Môi trường 30/10/2024 07:06