Tòa nhà N2A, N2B (Nhân Chính): Đã thiếu nước... còn mất an toàn!
Tạm dừng việc ký kết hợp đồng liên quan đến DA cấp nước sông Đà giai đoạn 2 | |
Sẽ không để thiếu nước sinh hoạt đô thị trong mùa hè 2016 |
Theo phản ánh của các cư dân tòa nhà N2A, N2B Tổ dân cư số 39 (phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân), mặc dù chưa phải cao điểm mùa nóng, mới đầu tháng 3, nhưng những người dân ở đây đã điêu đứng vì mất nước. Bể tầng thượng và bể ngầm đều cạn trơ đáy.
Nhà nhà phải đưa nhau đi “sơ tán” chờ nước về hoặc lại nháo nhác đi xin nước, xách nước về dùng. “Khi nguồn nước được cấp trở lại, thì nước lúc đục lúc trong. Chúng tôi phải lọc qua máy lọc nước thì mới dám dùng để nấu ăn” – bác Quách Sỹ Tiến, một cư dân nhà N2A cho biết.
Để đề phòng bị mất nước bất ngờ, ảnh hưởng đến việc kinh doanh, một quán phở ở tòa nhà N2A phải dự trữ nước vào các téc trông rất mất mỹ quan đô thị. |
Ông Lê Quý Hồng - Tổ trưởng Tổ dân cư 39 cho hay, đơn vị cung cấp dịch vụ nước sạch cho các tòa N2 là Công ty Nước sạch Viwaco. Công ty này lấy nguồn nước từ Sông Đà để phục vụ nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của người dân. Không chỉ mất nước, người dân nơi đây còn gánh thêm cái khổ nước ô nhiễm.
Nguyên nhân là do bể chứa không được thau rửa trong thời gian dài. Nước luôn được tích trữ tại bể ngầm, sau đó đi qua bể lọc trên tầng thượng, cuối cùng mới theo đường ống đến từng hộ gia đình. Khi cơ sở vật chất yếu kém, bể ngầm không được vệ sinh thau rửa đều đặn, đường ống nước xập xệ, xuống cấp… nước sinh hoạt đến từng nhà dân sẽ bị nhiễm bẩn”.
“Hai năm trước, người dân chúng tôi đã có kiến nghị chủ đầu tư thay tấm lợp che bể nước tầng thượng và bể ngầm, thay khóa để đảm bảo vệ sinh bể chứa nước nhưng phía xí nghiệp quản lý chỉ thay mặt bể tầng thượng, còn bể ngầm “bỏ quên”. Bể trên sân thượng cũng chỉ được thay bằng tôn lợp thay cho tấm đan sơ sài trước kia. Người dân trong khu phải góp tiền, tự thay bề mặt bể bằng tấm che inox chắc chắn. Hầu hết các gia đình đều sử dụng máy lọc nước để lấy nước dùng cho ăn, uống, nhà nào không có điều kiện mua máy lọc thì đành chấp nhận dùng nước bẩn mà thôi” - ông Hồng chia sẻ. |
“Hai năm trước, người dân chúng tôi đã có kiến nghị chủ đầu tư thay tấm lợp che bể nước tầng thượng và bể ngầm, thay khóa để đảm bảo vệ sinh bể chứa nước nhưng phía xí nghiệp quản lý chỉ thay mặt bể tầng thượng, còn bể ngầm “bỏ quên”. Bể trên sân thượng cũng chỉ được thay bằng tôn lợp thay cho tấm đan sơ sài trước kia.
Người dân trong khu phải góp tiền, tự thay bề mặt bể bằng tấm che inox chắc chắn. Hầu hết các gia đình đều sử dụng máy lọc nước để lấy nước dùng cho ăn, uống, nhà nào không có điều kiện mua máy lọc thì đành chấp nhận dùng nước bẩn mà thôi” - ông Hồng chia sẻ.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên người dân bức xúc về vấn đề cung cấp nước sạch của Viwaco. Thế nhưng, theo bà Võ Thị Mai Anh - Phó Giám đốc Ban Quan hệ khách hàng - thì phía công ty không hề biết việc các tòa nhà này thường xuyên mất nước.
Hỏi công ty đã có giải pháp nào để tháo gỡ bức xúc của người dân, bà Mai Anh trả lời: “Đó là vấn đề của bên kỹ thuật, phía quan hệ khách hàng chúng tôi không biết”?!.
Theo tìm hiểu của phóng viên, không chỉ bất an về nguồn nước sinh hoạt, sự xuống cấp của cơ sở vật chất của hai tòa nhà N2A và N2B cũng rất đáng lo ngại. Nền nhà lồi lõm, cầu thang tối om, thang máy chậm chạp mặc dù đã được sửa đi sửa lại, cửa thoát hiểm, hệ thống phòng cháy chữa cháy không đảm bảo là những gì mà người dân hai toàn nhà này đang sống chung từng ngày.
Ông Lê Quý Hồng nói thêm, tổ dân phố đã từng đề xuất lên chính quyền phường xã, Xí nghiệp Quản lý và Phát triển nhà thay mặt chủ đầu tư, nhưng họ cũng chỉ ghi nhận khó khăn của người dân rồi chuyển vấn đề lên các cấp cao hơn.
Mỏi mòn chờ được những người có thẩm quyền quan tâm mà chưa thấy, người dân ở đây đành tự cứu mình bằng cách lập ra một ban đại diện, tiếp thu ý kiến của mọi người trong tòa nhà rồi đóng góp tiền thuê thợ sửa chữa.
Tuy nhiên, do kinh phí góp được hạn hẹp, phần lớn là những hộ gia đình đến thuê nhà ở trong một thời gian nhất định rồi chuyển đi, nên sự đóng góp của họ đối với tòa nhà cũng không mặn mà.
Quỳnh Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Môi trường 23/12/2024 14:12
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 22/12: Trời nhiều mây, sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Môi trường 22/12/2024 06:29
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 21/12: Ngày nắng nhẹ, nhiệt độ thấp nhất 12 độ C
Môi trường 21/12/2024 08:41
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 20/12: Trời ít mây không mưa, ngày nắng nhẹ
Môi trường 20/12/2024 06:48
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 19/12: Ngày nắng, nhiệt độ thấp nhất từ 13 độ C
Môi trường 19/12/2024 06:19
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 18/12: Sáng sớm trời lạnh, trưa chiều hửng nắng
Môi trường 18/12/2024 06:55
Để Thủ đô xanh bền vững
Môi trường 17/12/2024 08:08
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 17/12: Sáng sớm trời rét, ngày nắng
Môi trường 17/12/2024 06:25
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 16/12: Trời tiếp tục rét
Môi trường 16/12/2024 06:34
TP.HCM: Vớt và thu gom rác trên 18 tuyến sông, kênh, rạch
Môi trường 15/12/2024 18:17