Tinh giản bộ máy để tăng lương

Một trong những vấn đề mà cử tri, đặc biệt quan tâm trong phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XIV là cơ chế tiền lương, tiền công và lộ trình tăng lương thời gian tới như thế nào để người hưởng lương bớt khó khăn. 
tinh gian bo may de tang luong Tăng lương tối thiểu vùng từ 1/1/2017
tinh gian bo may de tang luong Từ 1/7/2017 sẽ tăng lương cơ sở lên 1,3 triệu
tinh gian bo may de tang luong Từ nay đến năm 2020: Lương tăng bình quân 7%/năm

Xem lại cách tính phụ cấp

Là một trong những đại biểu đăng đàn đầu tiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân- đại biểu (ĐB) Nguyễn Thị Phúc (đoàn Bình Thuận) đặt câu hỏi: Tiền lương đang có sự thiếu công bằng giữa cán bộ công chức các cấp. Đều là cán bộ như nhau nhưng phụ cấp người có người không, lương cán bộ lại thấp…, trách nhiệm của Bộ trưởng như thế nào?

tinh gian bo may de tang luong
Lương là thu nhập chính của người về hưu

Và để chứng minh cho câu hỏi chất vấn này, ĐB Phúc dẫn chứng: Cũng là cán bộ, công chức, nhưng phụ cấp công vụ, ngành có ngành không. Cũng là cán bộ khối dân - chính- Đảng, nhưng mức phụ cấp 30% ở cấp xã, phường lại không có. Thậm chí, cũng là những ngành đặc thù như y tế, giáo dục nhưng thâm niên thì ngành không ngành có.

Bộ trưởng Bộ Nội Vụ Lê Vĩnh Tân trả lời: Lộ trình tiền lương là một vấn đề phức tạp, khó khăn, đến nay đã trình qua 5 lần kỳ họp Trung ương. Bắt đầu từ năm 2013, chúng ta xác định mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/người/tháng. Tới năm 2014 và 2015, tiền lương cơ sở không tăng và tới năm 2016 mới tăng 7% lên 1.210.000 đồng.

Lộ trình tiền lương là một vấn đề phức tạp, khó khăn, đến nay đã trình qua 5 lần kỳ họp Trung ương. Bắt đầu từ năm 2013, chúng ta xác định mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng/người/tháng. Tới năm 2014 và 2015, tiền lương cơ sở không tăng và tới năm 2016 mới tăng 7% lên 1.210.000 đồng.

Trong năm 2017, nếu phải trả nợ cho những năm trước không tăng, cộng thêm phần còn lại của năm 2016 thì mức lương cơ sở cần phải tăng 26%, nghĩa là lên mức 1.450.000 đồng. Nếu thực hiện như vậy, tổng chi ngân sách sẽ quá lớn. Bởi vậy, Ban chỉ đạo tiền lương đã họp và trình Quốc hội chỉ tăng 7% trong năm 2017, tương đương với 90.000 đồng, để có mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng.

Trong năm 2017, nếu phải trả nợ cho những năm trước không tăng, cộng thêm phần còn lại của năm 2016 thì mức lương cơ sở cần phải tăng 26%, nghĩa là lên mức 1.450.000 đồng. Nếu thực hiện như vậy, tổng chi ngân sách sẽ quá lớn. Bởi vậy, Ban chỉ đạo tiền lương đã họp và trình Quốc hội chỉ tăng 7% trong năm 2017, tương đương với 90.000 đồng, để có mức lương cơ sở là 1.300.000 đồng.

Về vấn đề phụ cấp, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân trả lời rất ngắn gọn rằng, phụ cấp đặc thù với ngành nghề trong các cơ quan hành chính, Bộ Nội vụ đã trình Bộ Chính trị đề án đưa vào diện cải cách tiền lương và sẽ triển khai trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, trước mắt do quỹ lương hạn hẹp nên không thể thực hiện mức phụ cấp cho cán bộ của toàn hệ thống chính trị.

Triệt để tinh giản biên chế để nuôi dưỡng quỹ lương

Liên quan đến vấn đề tiền lương, một số ĐB nêu vấn đề hiện nay bộ máy hưởng lương rất cồng kềnh, nhiều biên chế khiến quỹ lương không kham nổi. Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết: Trong 2 năm vừa qua, cả nước mới chỉ tinh giản được 17.000 người, trong khi nếu thực hiện bình quân mỗi năm 1%, thì số lượng người cần giảm là 36.000 người.

Do đó, cần phải thực hiện nghiêm vấn đề này, đồng thời thực hiện xã hội hoá các đơn vị sự nghiệp công, từng bước xoá bỏ cơ chế bao cấp đối với các đơn vị sự nghiệp này và từng bước nâng phí, chuyển thành giá đảm bảo cho các đơn vị sự nghiệp công lập đủ hạch toán đầu vào.

Đi sâu vào phân tích các giải pháp để nuôi dưỡng quỹ lương, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho hay: Trong giai đoạn 2016 - 2020, xác định nền kinh tế còn gặp khó khăn, thách thức, trong khi nguồn chi ngân sách để trả lương (cho 6,5 triệu người hưởng lương và các chế độ tiền lương) chiếm tới 1/3 chi ngân sách, Bộ đã và sẽ tham mưu Chính phủ làm tốt 3 nội dung chính.

Thứ nhất, thực hiện nghiêm tinh giản biên chế theo Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị. Tới năm 2021, nếu giảm được 20% số lượng viên chức, cộng thêm giảm 10% công chức, thì sẽ có đủ cơ sở thực hiện lộ trình tiền lương theo Nghị định 64 của Chính phủ; Thứ hai, Bộ Nội vụ đã trình Chính phủ có chỉ đạo với các bộ, ngành trung ương để xây dựng nghị định, chiến lược, chính sách xã hội hóa đối với các đơn vị sự nghiệp công lập; từng bước xóa bao cấp với các đơn vị sự nghiệp, chuyển qua hỗ trợ cho các đối tượng sử dụng dịch vụ công; Thứ ba, từng bước nâng phí chuyển thành giá để các đơn vị sự nghiệp hạch toán đầu vào.

Bên cạnh việc thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cũng đề nghị các địa phương cần tăng nguồn thu để dành 50% cho việc tăng lương. Đồng thời, đề nghị Bộ Tài chính bố trí ngân sách bảo đảm thu nhập của cán bộ, công chức khi mức lương hiện nay còn quá thấp.

Nếu thực hiện theo đúng chủ trương, tới năm 2017, mức lương cơ sở mới chỉ có 1.300.000 đồng - chưa đủ chi trả một nửa cho mức sống tối thiểu hiện nay là 3.300.000 đồng. Do vậy, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho rằng, cần thực hiện các chính sách tinh giản biên chế, tiết kiệm chi, dành một phần lương, một phần ngân sách để cải cách tiền lương.

“Với mục tiêu giảm khoảng cách giữa người có mức lương cao nhất và người có mức lương thấp nhất, trên cở sở tách hẳn phần lương công chức hiện đang làm việc tại các cơ quan Đảng, Nhà nước ra khỏi phần chi trả khác, thực hiện đồng bộ, có hiệu quả trong tiến trình cải cách tiền lương”- Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân nhấn mạnh.

Trong Nghị quyết về ngân sáchh năm 2017 vừa được thông qua, việc tăng lương cơ sở từ 7 - 8% chỉ là giải pháp tạm thời, không thể được coi là điều kiện để cải cách chính sách tiền lương.

Kết luận số 63 của Bộ Chính trị, Nghị quyết Trung ương 5, Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI đều đề cập đến cải cách chính sách tiền lương. Thứ nhất, việc tinh giản 2,2 triệu công chức, viên chức là chưa đúng tinh thần, mà khu vực này phải chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm và khoán chi phí đầu ra theo kết quả, chứ không chỉ có giải pháp giảm biên chế. Thứ hai, cải cách chính sách tiền lương là phải cải cách thang lương, bảng lương, mức lương cơ sở và bội số tiền lương chứ không phải là thu hẹp bội số tiền lương.

ĐB Bùi Sỹ Lợi (đoàn Thanh Hóa)

Hà - Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.

Tin khác

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội

(LĐTĐ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho rằng, phải lượng hóa được giá trị mà người dân được hưởng là gì, đây là đích cuối cùng của công cuộc chuyển đổi số và Đề án 06 của Chính phủ. Người dân phải được thụ hưởng dịch vụ như nhau ở các địa bàn khác nhau, xóa dần khoảng cách giàu nghèo, tạo công bằng xã hội.
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 21/11, Trung tâm Phục vụ hành chính công thành phố Hà Nội tổ chức lễ ký kết biên bản phối hợp triển khai một số nhiệm vụ của Đề án 06 với Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng

(LĐTĐ) Lãnh đạo thành phố Hà Nội thống nhất chủ trương thực hiện 3 cây cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn đầu tư công, gồm: Cầu Tứ Liên, cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi.
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 21/11, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán

(LĐTĐ) Nhấn mạnh quan điểm của Thành phố trong việc xử lý dứt điểm các dự án chậm tiến độ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, các dự án công viên rất quan trọng. Do đó, Chủ tịch UBND Thành phố yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí

(LĐTĐ) Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội do Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh làm Trưởng Ban Chỉ đạo. Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các nhiệm vụ này, thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm của Thành phố.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 12/2024, lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho nông dân với chủ đề: “Phát huy tiềm năng, lợi thế của Thủ đô hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững”.
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Kỳ họp thứ 19 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã thông qua 15 Nghị quyết. HĐND Thành phố đề nghị, ngay sau kỳ họp, UBND Thành phố, các cấp, các ngành, các địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND Thành phố đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính

(LĐTĐ) Việc tiếp tục mở rộng ủy quyền của Chủ tịch UBND cấp xã cho công chức thuộc UBND cấp xã theo quy định tại khoản 4, khoản 6, điều 14, Luật Thủ đô là yêu cầu khách quan, cần thiết nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở cơ sở; nâng cao trách nhiệm của công chức cấp xã.
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công

(LĐTĐ) Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.
Xem thêm
Phiên bản di động