Tín hiệu vui cho thị trường lao động
Càng có trình độ cao, càng dễ thất nghiệp! | |
Quý I, cả nước có 1 triệu lao động thất nghiệp |
Ngoài ra, các trường đào tạo nghề còn hỗ trợ đào tạo cho khoảng 450 ngàn lao động nông thôn theo chính sách của Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020.
Chỉ tiêu tuyển sinh tăng vì nhu cầu tăng
Tổng Cục dạy nghề (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) tổng hợp thống kê từ các tỉnh, thành phố cho hay: Năm nay, tỉ lệ thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT Quốc gia năm 2016 chỉ để xét tốt nghiệp mà không đăng ký xét tuyển vào đại học, cao đẳng tăng khá cao so với năm ngoái, nhiều địa phương có gần 70% học sinh không thi đại học.
Nhu cầu học nghề trong học sinh đang có xu hướng gia tăng. |
Cụ thể, như thành phố Hà Nội có hơn 16.000 học sinh (HS), tăng 11.000 HS so với 2015; Nghệ An có hơn 12.000/31.000 (chiếm 40%); Hòa Bình có trên 5.600/8.100 HS (chiếm gần 70%); Hà Giang có 4.900/6.700 HS (chiếm 73%); Lào Cai có 3.199/6.038 HS (chiếm 53%); Vĩnh Phúc tăng từ 55% năm 2015 lên 69,1% năm 2016... đây được xem là cơ hội lớn cho các cơ sở đang tham gia dạy nghề nắm bắt để tổ chức tuyển sinh, thông tin tuyển sinh kịp thời đến đối tượng tiềm năng này.
“Quan trọng là phải làm tốt công tác tư vấn nghề nghiệp, phổ cập nghề cho người lao động; phải làm thật tốt công việc kết nối cung cầu lao động, đặc biệt, từng trường cần đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng học sinh khi tốt nghiệp; các trường phải năng động trong hoạt động mở rộng các hình thức đào tạo như đào tạo lại, đào tạo bổ sung kỹ năng mềm cho người lao động và điều cốt yếu là phải gắn đào tạo với tuyển dụng của doanh nghiệp, để SV sau khi tốt nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống” - Thứ trưởng Huỳnh Văn Tí nhấn mạnh. |
Cũng theo số liệu báo cáo của các địa phương trên cả nước, nhu cầu học nghề trong HS có xu hướng gia tăng và nhiều ngành nghề có lượng tuyển sinh khá.
Chỉ tính riêng năm 2015, cả nước đã có gần 2 triệu HS đăng ký học nghề, trong đó có nhiều ngành nghề có số lượng tuyển sinh cao như: Điện công nghiệp, điện tử công nghiệp, công nghệ ô tô, hàn, quản trị mạng, công nghệ thông tin (ứng dụng phần mềm), kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính, kỹ thuật máy lạnh và điều hoà không khí, quản trị khách sạn có số lượng tuyển sinh đạt từ 2.000 người trở lên. Đứng đầu về nhu cầu là nghề điện công nghiệp (24.441 người), tiếp đến nghề công nghệ ôtô (19.684 người).
Cơ hội học nghề cũng đang rộng mở với các bạn trẻ khi từ cuối 2015 Việt Nam chính thức gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và các hiệp định thương mại tư do đa phương lẫn song phương.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Hồng Minh - Tổng Cục trưởng Tổng cục Dạy nghề, người học nghề sẽ có nhiều cơ hội hơn trong học tập, tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến của nước ngoài và dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm sau quá trình học tập vì văn bằng, chứng chỉ đã được công nhận giữa các quốc gia.
Làm tốt công tác tư vấn nghề
Tại hội nghị về công tác tuyển sinh toàn ngành mới đây, Thứ trưởng Bộ LĐTB- XH Huỳnh Văn Tí khẳng định: Hoạt động dạy nghề đã có nhiều tiến bộ, chất lượng đào tạo càng được nâng lên gắn với nhu cầu của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để tuyển sinh học nghề có hiệu quả hơn thì cần có cam kết giải quyết việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp của học sinh.
Trước mắt, Thứ trưởng Huỳnh Văn Tí đề nghị Tổng Cục Dạy nghề và các địa phương tiếp tục thực hiện tốt, đúng tiến độ việc sáp nhập ba trung tâm công lập cấp huyện ở các địa phương; đồng thời rà soát tổng thể các cơ sở dạy nghề trên địa bàn để quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục nghề với quan điểm không mở thêm trường công.
“Quan trọng là phải làm tốt công tác tư vấn nghề nghiệp, phổ cập nghề cho người lao động; phải làm thật tốt công việc kết nối cung cầu lao động, đặc biệt, từng trường cần đổi mới chương trình, phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng học sinh khi tốt nghiệp; các trường phải năng động trong hoạt động mở rộng các hình thức đào tạo như đào tạo lại, đào tạo bổ sung kỹ năng mềm cho người lao động và điều cốt yếu là phải gắn đào tạo với tuyển dụng của doanh nghiệp, để SV sau khi tốt nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống” - Thứ trưởng Huỳnh Văn Tí nhấn mạnh.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23