Càng có trình độ cao, càng dễ thất nghiệp!
Quý I, cả nước có 1 triệu lao động thất nghiệp | |
Đào tạo không thể đốt cháy giai đoạn |
Những con số trên đã cho thấy một thực tế đáng buồn của thị trường LĐ - đó là những người có trình độ, chuyên môn kỹ thuật thấp dễ kiếm việc làm hơn lao động có trình độ cao.
Hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động thất nghiệp
Tại hội thảo công bố cập nhật Bản tin thị trường số 9 do Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội kết hợp với Tổng cục Thống kê tổ chức mới đây, ông Đào Quang Vinh - Viện trưởng Viện Khoa học lao động và xã hội cho biết: Quý I/2016, cả nước có hơn 1 triệu người trong độ tuổi LĐ bị thất nghiệp, tăng 20,7 ngàn người so với quý IV/2015.
Quý I/2016, nhu cầu lao động ngành trong ngành xây dựng tăng cao nhất. |
Trong đó, tỉ lệ thất nghiệp của nữ giảm còn 1,95%; khu vực thành thị giảm còn 3,08%; tỉ lệ thất nghiệp của nam và khu vực nông thôn tăng nhẹ lên tương ứng là 2,50% và 1,83%. Đặc biệt, nhóm thanh niên ở lứa tuổi 15 - 24 tuổi có 540,7 ngàn người thất nghiệp, giảm 18,7 nghìn người so với quý IV/2015, nhưng vẫn chiếm đến 50,4% tổng số người thất nghiệp.
Quý I/2016, 4 ngành có LĐ tăng nhiều nhất lần lượt là: Ngành xây dựng tăng 127 ngàn người; ngành tài chính, ngân hàng tăng 36 ngàn người; ngành dịch vụ tăng 34,2 ngàn người; ngành cung cấp nước, quản lý, xử lý rác thải, nước thải tăng 28,5 nghìn người. 3 ngành giảm nhiều LĐ nhất là: Công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 94,2 ngàn người; nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản giảm 82,3 nghìn người và bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy giảm 74 ngàn người. |
Một thực tế đáng buồn từ những con số thống kê cho thấy, trong số những người bị thất nghiệp, có tới 441,1 ngàn người có trình độ chuyên môn, kỹ thuật (chiếm 41,1%). Con số này đã tăng 23,7 ngàn người so với Quý IV/2015.
Đáng báo động về thị trường lao động đó là chỉ trong quý I/2016 có gần 191 ngàn người có trình độ đại học trở lên thất nghiệp; khoảng 119 ngàn người có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp; 10 ngàn người có trình độ cao đẳng nghề; 60,2 ngàn người có trình độ trung cấp chuyên nghiệp; 17,5 ngàn người có trình độ trung cấp nghề; 32,3 ngàn người có trình độ sơ cấp nghề và 11,2 ngàn người có chứng chỉ nghề dưới 3 tháng.
Trong khi đó, nhóm LĐ không có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, văn bằng, chứng chỉ vẫn duy trì tỉ lệ thất nghiệp thấp (1,75%), giảm đáng kể so với quý IV/2015 (1,93%).
Tuy có những con số thống kê đáng buồn trên, nhưng theo đánh giá của ông Đào Quang Vinh, thị trường LĐ đến thời điểm này vẫn có những điểm sáng, đó là: Tỉ lệ LĐ làm công hưởng lương tiếp tục tăng (đạt 44,1%); tỉ lệ thất nghiệp thành thị và thất nghiệp thanh niên đã có phần giảm so với cùng thời điểm này của năm trước.
Cụ thể, Quý I/2016, cả nước có 53,29 triệu người có việc làm, trong đó khu vực thành thị có 16,88 triệu người. So với quý cùng quý năm 2015 thì số người có việc làm đã tăng 859,08 nghìn người, trong đó khu vực thành thị tăng 490,49 nghìn người.
Chênh lệch thu nhập giữa các nhóm tăng cao
Bản tin cập nhật thị trường LĐ Việt Nam trong Quý I/2016 cũng chỉ ra những con số cho thấy chênh lệch thu nhập giữa các nhóm tiếp tục tăng lên. Xét theo nghề, nhóm “quản lý”, “chuyên môn kỹ thuật bậc cao” và “thợ vận hành máy móc” có thu nhập cao nhất.
Hầu hết các nhóm nghề đều có mức thu nhập cao hơn quý I/2015 và quý IV/2015, trừ nhóm nghề “lao động kỹ thuật trong nông nghiệp” và “lao động giản đơn”. “Đa số các ngành đều có thu nhập tăng so quý I/2015 và quý IV/2015, riêng thu nhập ngành nông - lâm - thủy sản giảm so với quý I/2015” - ông Vinh nhận xét.
Theo hình thức sở hữu, LĐ trong các doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục có thu nhập bình quân tháng cao nhất (7,61 triệu đồng), tăng 754 ngàn đồng (11%) so với quý I/2015 và tăng 1,4 triệu đồng (22%) so với quý IV/2015. Quý I/2016, có 24,4% LĐ làm công hưởng lương thuộc nhóm thu nhập thấp (dưới 3 triệu đồng/tháng).
Quý I/2016, thu nhập bình quân tháng từ việc làm chính của LĐ làm công hưởng lương là 5,09 triệu đồng, tăng so với quý I/2015 là 189 ngàn đồng (3,8%) và tăng so với quý IV/2015 là 417 nghìn đồng (8,94%).
Giải thích điều này, ông Vinh cho hay, do quý I/2016 có thưởng tết (mức thưởng tết năm 2016 được đánh giá cao hơn tết năm 2015), cũng như áp dụng điều chỉnh tiền lương tối thiểu 2016.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Sôi nổi Ngày hội văn hóa thể thao khối trường học huyện Đông Anh
Hoạt động 22/12/2024 10:26
Bình Dương: Tuyên dương 183 cá nhân lao động giỏi, sáng tạo
Hoạt động 21/12/2024 08:42
Quận Tây Hồ: Hiệu quả trong công tác phát triển đoàn viên, thành lập tổ chức Công đoàn
Công đoàn 21/12/2024 08:42
“Chợ Tết Công đoàn năm 2025” trực tuyến chính thức hoạt động
Hoạt động 20/12/2024 20:32
Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội thành lập mới 11 Công đoàn cơ sở
Hoạt động 20/12/2024 18:50
Công đoàn Y tế Việt Nam: Chú trọng các hoạt động bảo vệ đoàn viên, người lao động
Hoạt động 20/12/2024 18:33
Công đoàn Viên chức Việt Nam tổng kết hoạt động năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 18:32
Công đoàn Hà Tĩnh đạt nhiều kết quả nổi bật năm 2024
Hoạt động 20/12/2024 15:44
LĐLĐ quận Long Biên chuyển giao Công đoàn cơ sở về LĐLĐ quận Bắc Từ Liêm
Hoạt động 20/12/2024 13:49
LĐLĐ quận Đống Đa: Giáo dục truyền thống cách mạng cho cán bộ, đoàn viên công đoàn
Hoạt động 20/12/2024 12:23