Tìm về cội nguồn gốm Kim Lan

(LĐTĐ) Chỉ cách Bát Tràng dòng kênh Bắc Hưng Hải, nhưng gốm Kim Lan lại ít người biết tới. Thậm chí, trong thời gian dài, gốm Kim Lan phải dựa tiếng “người hàng xóm”. Sau nhiều năm tích cực gây dựng lại, đến nay làng gốm Kim Lan đã bắt đầu chuyển mình, đem tới sinh kế ổn định cho người dân địa phương.
tim ve coi nguon gom kim lan Người “giữ hồn” cho gốm Việt
tim ve coi nguon gom kim lan Chuyện về một trái tim yêu gốm...

Lịch sử từng bị quên lãng

Người làng nghề vẫn truyền nhau rằng, nghề gốm Kim Lan còn có trước cả gốm Bát Tràng và đã từng mang lại sự giàu có cho địa phương, tuy nhiên chưa có ai chứng thực điều này. Mãi đến tận năm 1996, nước sông Hồng dâng lên ngập làng, đất bãi lở, một số người dân phát hiện được chum đựng tiền cổ chôn ở bờ sông.

Tiếp đó đến năm 1999, bờ sông tiếp tục lở, người ta lại phát hiện thêm những vò, chum, hũ đựng tiền cổ và cả những mảnh bát vỡ, bát nung quá lửa, đĩa, lọ… Ngay sau đó, chính quyền địa phương đã gửi văn bản và mẫu vật tới Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội, Viện Khảo cổ học để nhờ tra cứu lịch sử nghề gốm của Kim Lan.

Tháng 4/2000, Viện Khảo cổ học đã về nơi đây để tìm hiểu, khảo sát. Sau khi tiến hành khai quật khu bờ sông (thuộc xóm Đình, thôn 2), tiếp cận những cổ vật tìm được, các chuyên gia khảo cổ đã xác định gốm Kim Lan xuất hiện từ khoảng thế kỷ thứ IX đến hết thế kỷ thứ XVII và hưng thịnh nhất là khoảng thế kỷ XIII-XIV. Đến thế kỷ thứ XVIII, nghề gốm Kim Lan bị mai một do khó tiêu thụ, nên người dân đành chuyển sang trồng dâu nuôi tằm để mưu sinh...

tim ve coi nguon gom kim lan
Các sản phẩm gốm được vẽ họa tiết trang trí bằng tay.

Tuy vẫn có một số gia đình làm nghề từ trước khi các cổ vật được biết tới, song quy mô nhỏ, sản lượng ít, mẫu mã đơn giản nên ít tiếng tăm. Sau khi kết quả nghiên cứu được công bố, nhiều cuộc họp của chính quyền với các bậc cao niên và dân làng đã diễn ra, với mong muốn gây dựng lại nghề tổ, lúc đó, gốm Kim Lan mới thực sự được hồi sinh. Từ năm 2002 - 2009 là khoảng thời gian phát triển khá hưng thịnh của gốm sứ Kim Lan. Các sản phẩm thời kỳ này được xuất khẩu sang thị trường chính là Hàn Quốc, ngoài ra còn có Mỹ và Nhật Bản.

Đồ gốm Kim Lan xưa giá trị là bởi được làm thủ công, với công thức chế tác đơn giản với nguyên liệu tự nhiên, gồm: Tro trấu, vôi bột, bột đá nghiền; hoặc tro trấu, vôi bột, đất trắng, trộn rồi lọc lấy nước hỗn hợp. Bình hoa, bát, đĩa, ấm chén… sau khi nặn vuốt xong sẽ được nhúng vào nước hỗn hợp ấy rồi đem nung, sẽ cho ra sản phẩm có nước men trắng bóng, độ bền cao; nếu muốn có men rạn, thì giảm lượng tro trấu…

Anh Đào Văn Thịnh ở xóm 7 Kim Lan cho biết, trước đây không có vốn, cả làng có tới hơn 300 lò gốm bằng than, ngày nắng nóng cả làng như một cái “lò bát quái”, khói bụi mù mịt. Sản phẩm bị hỏng khá nhiều, chi phí công sản xuất cũng tăng cao. Nhưng từ khi chuyển sang lò nung bằng gas, đời sống của nhân dân ở đây khá lên rất nhiều, sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao, vừa tiết kiệm năng lượng, vừa bảo vệ môi trường.

Thành quả này có sự giúp đỡ tích cực của Đại sứ quán Đan Mạch. Năm 2013, thông qua khoản vốn tài trợ 6,5 triệu USD thuộc chương trình Hỗ trợ đầu tư xanh, Đại sứ quán Đan Mạch đã tạo điều kiện giúp cho 30 gia đình làm nghề ở Kim Lan chuyển từ lò hộp sang lò gas. Cụ thể, 50 % số vốn cho các hộ gia đình chuyển đổi sẽ được tài trợ.

Ngay sau khi đã hoàn thành công nghệ, mỗi hộ xây dựng đạt tiêu chuẩn 100% được nhận ngay số tiền từ 130 - 200 triệu. Giai đoạn từ năm 2014 - 2017, tại đây nở rộ một phong trào thi đua xây dựng lò mới, chuyển đổi công nghệ. Bà con ai nấy cũng đều rất phấn khởi, tích cực mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đến nay hầu hết các hộ đều đã dùng lò gas thay cho lò đốt truyền thống.

tim ve coi nguon gom kim lan

Với 50 chuyến lò gas mỗi năm, đạt doanh thu trên 2 tỷ đồng, gia đình anh Nguyễn Đắc Dũng, thôn 5 xã Kim Lan cho ra thị trường hàng vạn sản phẩm chậu và ang đất đỏ, tạo việc làm và thu nhập cao cho hàng chục lao động nông thôn. Tương tự, tại các hộ sản xuất khác, thu nhập từ việc kinh doanh gốm Kim Lan khá ổn định, tạo sinh kế cho nhiều lao động trong và ngoài khu vực.

Nếu Bát Tràng tập trung vào sản xuất đồ mỹ nghệ tinh xảo, thì sản phẩm gốm Kim Lan giai đoạn này lại không quá cầu kỳ, chủ yếu phục vụ cho sinh hoạt hằng ngày như chậu hoa, tranh gốm và các đồ trang trí vật liệu xây dựng như con tiện, lan can cầu thang, xiên hoa cửa… Mỗi gia đình ở Kim Lan chọn cho mình một sản phẩm thế mạnh, nhà làm chậu cảnh thì chuyên chậu cảnh, nhà nào làm xiên hoa thì chuyên xiên hoa…

Gìn giữ nghề thủ công truyền thống

Giờ đây, có công nghệ hiện đại và các loại hóa chất, phụ gia hỗ trợ, người làm gốm Kim Lan không phải vất vả làm men thủ công nữa, nhưng về cơ bản vẫn tuân thủ nghiêm ngặt quy trình sản xuất để bảo đảm chất lượng và thẩm mỹ của sản phẩm gốm. Tuy nhiên, một số xưởng vẫn giữ cách làm thủ công, không dùng máy móc hay các khuôn mẫu. Với những sản phẩm tâm huyết như vậy, giá thành lên tới hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu đồng, tùy nguyên liệu, kỹ thuật và công chế tác.

Anh Phạm Văn Nguyên, một nghệ nhân ở thôn 2 (chủ cơ sở gốm Nguyên Hằng) là một trong số rất ít những người còn giữ gìn phương pháp vuốt nặn thủ công. Ở xưởng của anh phát triển cả 2 dòng sản phẩm, một mặt sản xuất các sản phẩm rót, đổ theo khuôn mẫu hàng loạt để đáp ứng nhu cầu của thị trường, một mặt anh vẫn tự làm các sản phẩm thủ công để “cho thỏa đam mê với gốm”. Mỗi sản phẩm được tạo ra từ bàn tay nghệ nhân tài hoa này đều mang một hình dáng độc đáo riêng có.

Tham quan khu vực xưởng sản xuất thủ công của anh Nguyên, rất dễ nhận ra những sản phẩm bị móp méo, bị nứt vỡ sau khi nung đã rất nhiều năm nhưng không bị bỏ đi mà để riêng một góc. Anh bảo, mình phải tốn nhiều công sức để làm ra, mặc dù nó bị hỏng nhưng bỏ đi thì tiếc quá. Với anh, nghề gốm mặc dù đã làm rất nhiều năm nhưng để kiểm soát rủi ro đối với hàng thủ công là rất khó. Khâu đầu tiên quyết định một sản phẩm có thành công hay không chính là khâu vuốt gốm, nếu vuốt không kỹ, độ dày mỏng không đều nhau, quá trình nung sẽ bị xé do độ co ngót không đều…

Không chỉ vuốt nặn, mỗi sản phẩm tùy theo lớn nhỏ, hoa văn đơn giản hay cầu kỳ cũng đều tốn không ít thời gian, công sức. Có những sản phẩm phải vẽ hàng tháng trời mới xong. Không giống như sản phẩm công nghiệp, hoa văn chỉ việc dán decal vào rồi đem nung. Ở các sản phẩm thủ công này lại khác, các họa tiết trang trí phải được vẽ bằng tay, có nét đậm, nét nhạt, nét thô, nét mảnh thì hình vẽ mới có chiều sâu, có hồn, sản phẩm mới có sức sống.

“Việc nung gốm vuốt thủ công cũng không giống với nung các sản phẩm công nghiệp do chất đất và do men trang trí. Đối với các sản phẩm vuốt nặn thủ công, nhiệt độ lò nung bao giờ cũng phải lớn, khoảng từ 1250 độ C trở lên, gọi là đốt khử. Sản phẩm công nghiệp dán decal thì chỉ được sử dụng nhiệt độ 700-800 độ C, khi nung xong cũng phải để vài ngày cho lò thật nguội rồi mới đưa sản phẩm ra ngoài, nếu không sẽ bị nứt”, anh Nguyên cho biết.

Anh còn tâm sự: Khó khăn là vậy, nhưng nếu chỉ sản xuất hàng công nghiệp thì Kim Lan sẽ không có bản sắc riêng, không có chỗ đứng trong làng gốm, sản phẩm truyền thống cũng vì thế mà mai một. “Trước đây, khi sản xuất đồ mỹ nghệ không ai dám gắn nhãn mác Kim Lan, vì sợ khó bán ra thị trường. Bởi nghĩ, nếu cứ thế này mãi thì sẽ không ai biết đến gốm sứ Kim Lan là gì, vậy nên tôi mạnh dạn gắn nhãn mác cho sản phẩm của mình”. Đến nay, “Gốm sứ Kim Lan” đã là thương hiệu chung cho các cơ sở sản xuất ở địa phương và được nhiều đại lý phân phối trong nước cũng như khách hàng Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khác tìm đến đây đặt hàng.

Từ việc đứng trước nguy cơ bị thất truyền, đến nay, Kim Lan đã khôi phục và thành công trong việc gìn giữ nghề tổ, không chỉ xuất hàng đi các tỉnh/thành trong cả nước mà đã có nhiều đơn hàng đi nước ngoài, thu về hàng chục tỷ đồng, đặc biệt dịp cận tết Nguyên Đán. Trong thời gian tới, bằng những nỗ lực của chính quyền và nhân dân địa phương, hy vọng gốm sứ Kim Lan sẽ ngày càng phát triển, ghi dấu nhiều hơn nữa vào thị trường, góp phần nâng cao giá trị một vùng nguồn cội của nghề gốm.

Cao tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

Kênh hỗ trợ người lao động thoát khỏi “tín dụng đen”

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tổ chức tài chính vi mô CEP (CEP) là bạn đồng hành của công nhân lao động. Nhờ CEP, nhiều hoàn cảnh khó khăn đã thoát khỏi “tín dụng đen”.
Thanh Trì: Triển khai sâu rộng các phong trào thi đua và công tác nữ công

Thanh Trì: Triển khai sâu rộng các phong trào thi đua và công tác nữ công

(LĐTĐ) Gắn với thực hiện “Năm Vì lợi ích đoàn viên Công đoàn”, 3 tháng đầu năm, các cấp Công đoàn huyện Thanh Trì đã đồng loạt triển khai các phong trào thi đua, các cuộc vận động và công tác nữ công tại 100% Công đoàn cơ sở (CĐCS).
Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

Hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách tham gia bảo hiểm

(LĐTĐ) Theo chính sách hỗ trợ đặc thù, từ năm 2024, Hà Nội sẽ hỗ trợ Công an xã bán chuyên trách ở Hà Nội khi tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện.
Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

(LĐTĐ) FTSE đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi từ năm 2018. Nếu được nâng hạng, dòng vốn đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường.Tuy nhiên, thị trường có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.
GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn

GS Hàn Quốc chia sẻ bí quyết để Việt Nam cạnh tranh trong ngành bán dẫn

(LĐTĐ) Việt Nam hoàn toàn có thể cạnh tranh với các quốc gia đi đầu trong ngành bán dẫn, bằng cách nghiên cứu phát triển các công nghệ mới, đặc biệt là công nghệ thay thế cho silicon. Đây là nhận định của các chuyên gia hàng đầu về bán dẫn của Hàn Quốc tại Tọa đàm “Hệ thống bán dẫn tiên tiến cho thế giới bền vững” trong khuôn khổ sự kiện InnovaConnect do Quỹ VinFuture phối hợp cùng Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức ngày 17/4.
Chú trọng tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đoàn viên

Chú trọng tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đoàn viên

(LĐTĐ) Trong 3 tháng đầu năm, công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức cho đoàn viên, công nhân viên chức lao động quận Thanh Xuân đã đạt nhiều kết quả quan trọng.
Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

Hà Nội: Tăng cường quản lý phòng thuê trọ có dạng “hộp ngủ”

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường quản lý trật tự xây dựng đối với nhà ở nhiều căn hộ, cơ sở dịch vụ cho thuê trọ, đặc biệt là các cơ sở kinh doanh dịch vụ cho thuê trọ có dạng “hộp ngủ” để kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế.

Tin khác

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Người đam mê thiện nguyện

Người đam mê thiện nguyện

(LĐTĐ) Năng động, trách nhiệm với công việc chuyên môn và đặc biệt tâm huyết với hoạt động xã hội, từ thiện là nhận xét của lãnh đạo và đồng nghiệp khi nói đến anh Phạm Hoàng Phương - công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

(LĐTĐ) Xuất phát điểm là công nhân có tay nghề bậc thấp, với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, chị Dương Quỳnh Nga đã trở thành chuyền trưởng chuyền may 3 tại Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ở vị trí là một đảng viên, chuyền trưởng, chị Nga luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, cuộc sống và là tấm gương sáng tại Công ty.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, nêu gương từ những việc làm bình dị là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 4 Mai Trai, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Hành động đầy tình người của lái xe buýt Transerco

Hành động đầy tình người của lái xe buýt Transerco

(LĐTĐ) Chiều (5/3), trên đoạn đê Bất Bạt, đoạn qua huyện Ba Vì, người dân phát hiện một phụ nữ bị ngất, nằm bất động trên đê. Lái xe buýt của Transerco cho dừng xe và cùng nhân viên phục vụ, hành khách nhanh chóng đưa người phụ nữ đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu.
Xem thêm
Phiên bản di động