Người “giữ hồn” cho gốm Việt

(LĐTĐ) Không chỉ là người có công khôi phục hơn 200 món đồ gốm theo nguyên mẫu còn lưu trong sách cổ, Nghệ nhân Nhân dân Trần Văn Độ một người con của làng gốm Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội), còn là tác giả của hơn 70 loại men gốm cổ, là “cha đẻ” của bộ quà tặng nhà nước trong một số hội nghị quốc tế lớn… Thế nhưng ít ai biết rằng, ẩn sau người nghệ nhân tài hoa ấy là một con người luôn đau đáu với văn hóa truyền thống.
nguoi giu hon cho gom viet Bảo tàng gốm Việt chuẩn bị ra đời

Hạnh phúc khi là “người được lựa chọn”

Ở Việt Nam, từ lâu các làng nghề gốm sứ đã trở thành địa điểm quen thuộc của du khách, trong đó, gốm sứ Bát Tràng (Gia Lâm, Hà Nội) mang đậm dấu ấn của một làng nghề truyền thống lâu đời ở Hà Nội. Làng nghề truyền thống có nguồn gốc từ cuối thời Lý - Trần. Nổi tiếng với nghề sản xuất đồ gốm sứ từ đất sét trắng. Lịch sử đã ghi chép rằng làng cổ Bát tràng thời đó đã quy tụ được rất nhiều nghệ nhân từ nhiều dòng họ khác nhau. Họ đều là những người có tay nghề cao từ Ninh Bình và Thanh Hóa ra lập nghiệp ở đất kinh thành.

Ở Bát Tràng, nhiều nghệ nhân làm gốm có kinh nghiệm được truyền từ đời này sang đời khác. Với bàn tay khéo léo cùng sự đam mê mãnh liệt đã sáng tạo ra nhiều sản phẩm gốm sứ Bát Tràng độc đáo. Các sản phẩm đó đã được lưu giữ và phát triển cho đến ngày nay. Trong số những nghệ nhân ấy, Nghệ nhân Nhân dân Trần Văn Độ nổi lên là một trong những nghệ nhân “say” với gốm nhất, bởi theo chia sẻ của ông, để thành công với gốm thì dựa vào tình yêu là chưa đủ, mà với bản thân nghệ nhân ông như người “được lựa chọn” để giữ gìn văn hóa gốm cổ của gia đình, của làng gốm.

nguoi giu hon cho gom viet

Gốm sứ Bát Tràng nơi lưu giữ nét văn hóa tinh hoa của dân tộc.

“Bắt” được Trần Văn Độ ngay tại “công trường” ngổn ngang của gia đình, khi ông đang gấp rút chuẩn bị cho một không gian trưng bày gốm để tri ân tổ tiên, dòng tộc đã để lại cho ông cũng như nhân dân Bát Tràng một nghề gốm đầy tinh xảo, một nghề nuôi sống bao thế hệ người dân Bát Tràng và cho Hà Nội một sự tự hào về làng nghề truyền thống. Trần Độ vào chuyện rất tự nhiên. Ông với tay lấy cơi đựng trầu, mở ra và lấy một miếng trầu rồi cho vào miệng nhai rất ngon lành. Gần 60 tuổi nhưng trông ông vẫn phong độ như một thanh niên, thế nên hình ảnh ông bỏm bẻm nhai trầu khiến cho người đối diện nhiều phấn khích, lẫn ngạc nhiên, thích thú.

Chưa kịp để chúng tôi băn khoăn, ông tâm sự “Miếng trầu là đầu câu chuyện, muôn đời vẫn như vậy. Chúng tôi là những người sinh sau, được kế thừa tổ nghiệp, được làm ăn và sinh sống thuận lợi ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn nên tôi trân trọng và nhớ đến ơn nghĩa của tổ tiên”. Có lẽ vì vậy mà việc giữ gìn văn hóa truyền thống là sứ mệnh mà ông đã nguyện gánh vác trên vai mình.

Ông kể, nhiều lần cũng nhờ miếng trầu mà ông đã gặp và chuyện trò được với những người khó tính nhất. Miếng trầu chính là gạch nối thế hệ mà ông đã trải nghiệm và cảm nhận được. Trong những lúc trăn trở, suy tư với nghề gốm, chính miếng trầu đã đưa ông đến những hình ảnh chập chờn lơ lửng trong đầu óc ông, trong giấc ngủ của ông. Đó là lý do mà ông luôn trân trọng giữ gìn văn hóa truyền thống từ một thói quen nhỏ nhất.

nguoi giu hon cho gom viet

Nghệ nhân nhân dân Trần Văn Độ.

Kể về ngày được “chọn” để gìn giữ nghề gốm truyền thống, ông Độ vẫn không khỏi gai người. Ông bảo, ông nhớ như in khoảnh khắc ông vào đền thờ tổ nghề, quỳ lạy trước văn bia, văn chỉ trong đền, dường như có một luồng điện chạy xoẹt qua người, chỉ khoảng 5-7 giây thôi nhưng ông biết ông đã được “chấm” để nối tiếp, giữ gìn và phát huy nghề gốm.

Nhưng ông không lấy đó làm tự mãn. Ông vẫn miệt mài bắt đầu học nghề với ông bà, bố mẹ dù từ nhỏ nhiều người đã nhận thấy ông là người có khiếu làm nghề với những đường nét tinh xảo hiếm thấy thể hiện qua những sản phẩm đầu tiên. Ông cần mẫn bưng bê các sản phẩm để tiếp xúc, quan sát, sờ nắn từng đường nét để cảm nhận sự tinh xảo của cha ông để lại.

Cả một quá trình, bắt đầu từ công nhân xí nghiệp gốm sứ Bát Tràng, rồi tham gia làm việc tại Hợp tác xã đến bây giờ, trở thành một nghệ nhân hun đúc và thổi lửa cho làng nghề gốm là một Trần Văn Độ lúc nào cũng ghi nhớ đến công ơn của tổ nghiệp và tổ tiên, là một Trần Văn Độ luôn tâm niệm làm nghề để giữ nghề, sống khỏe và có thể cống hiến cho quê hương, đất nước.

Người “giữ hồn” cho đất

Trong quá trình trao đổi, mỗi lần chúng tôi hướng câu chuyện về những thành tích, những kết quả mà nghệ nhân Trần Văn Độ đã đạt được, thì ông lại lái sang một hướng khác. Đó là làng nghề gốm, là văn hóa truyền thống thể hiện qua các sản phẩm gốm. Ông bảo, ông chỉ quan tâm đến điều duy nhất ấy. Và đó là lý do khiến ông lựa chọn con đường “tìm lại ký ức” qua các sản phẩm gốm cổ.

Ông miệt mài nghiên cứu không kể ngày đêm. Người ta thường nói làm lao động, đến chạng vạng tối là nghỉ ngơi nhưng khi ông dừng công việc tay chân là lúc ông để trí óc làm việc. Suy nghĩ miên man về cách phục chế men cổ, tạo đường nét tinh xảo cho các sản phẩm và “phủ màu thời gian” cho các sản phẩm mà ông được tín nhiệm phục dựng.

Tất cả những việc ấy khiến ông không có lúc nào ngơi nghỉ. Chưa làm hết ngày hôm nay ông đã nghĩ đến những công việc sẽ làm trong ngày mai. “Có lẽ vì thế mà tôi được tổ nghề thương, tổ tiên phù hộ” - Trần Độ chia sẻ. Rồi những dịp đi du lịch, đi công tác ông chưa bao giờ quên tìm hiểu về các loại men gốm. Gốm dường như là máu thịt, là cuộc đời của ông…

Có lẽ vì thế mà ông mặc kệ những guồng quay hiện đại, mặc kệ nhà nhà người người đổ xô chế tác các sản phẩm hợp thời, thuận tiện kinh doanh, ông lại trằn trọc với những thử nghiệm để tìm lại sản phẩm truyền thống của cha ông. Mỗi lần thất bại là một bài học cuộc sống mà ông thuộc làu để đến lúc làm chủ được các bí quyết tạo men cũng là lúc cuộc đời gốm của Trần Độ bước sang một trang khác, thấu nghề, đượm hồn và tinh túy.

Bây giờ, người ta gọi ông là Vua men gốm, là người thổi hồn vào gốm, là tài hoa giữ hồn gốm… nhưng ông vẫn chỉ đau đáu với nghề, với nghiệp thổi hồn vào đất vô tri vô giác. Ông bảo ông tin vào nhân duyên cuộc đời này, giống như việc ông đã cảm nhận được nguồn năng lượng vụt qua người ông khi xưa để rồi ông đã nhìn ra được những tiềm tàng ẩn sau những cục đất, nhìn ra được hồn đất và thổi tình yêu của mình vào đất, để cho ra đời những sản phẩm tinh xảo, cuốn hút.

Và như một sự tưởng thưởng cho một người nặng lòng với gốm, những sản phẩm của ông đã được đặt ở những vị trí trang trọng. Ví như tác phẩm tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã được đặt tại bảo điện tinh hoa của trường đại học Havard (Hoa Kỳ), ví như 60 tác phẩm mang dòng gốm Lý-Trần-Lê được tổ chức trưng bầy tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám và TP Hà Nội đã làm quà tặng cho nhân dân và chiến sĩ biển đảo Trường Sa đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đấy là còn chưa kể, đã nhiều lần, các sản phẩm của ông theo các nguyên thủ quốc gia ra nước ngoài, làm quà tặng cho các bạn quốc tế.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

Hà Nội: Mưa đá kèm giông lớn, nhiều cây xanh gãy đổ ngang đường

(LĐTĐ) Tối 20/4, mưa lớn kèm giông lốc, sét xuất hiện tại khu vực Hà Nội gây ngập úng cục bộ, nhiều nơi có hiện tượng mưa đá.
Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

Ngọn lửa thiêu rụi xưởng in quảng cáo trong cơn mưa lớn

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại căn nhà cấp 4, ngõ 139 phường Phú Diễn, quận Bắc Từ Liêm. Ngọn lửa bốc lên ngùn ngụt phía trong kèm nhiều tiếng nổ lớn. Đáng chú ý, thời điểm xảy ra cháy, Hà Nội đang có mưa lớn, kèm sấm sét...
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

Cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ tiếp cận với thị trường lao động

(LĐTĐ) Với 742 chỉ tiêu tuyển dụng, chiếm 39,8% tổng chỉ tiêu tuyển dụng, Phiên giao dịch việc làm lưu động huyện Mê Linh năm 2024 thực sự là cơ hội tốt để lực lượng lao động trẻ trên địa bàn huyện Mê Linh và các vùng lân cận tiếp cận với thị trường lao động.
Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

TP.HCM: Tình trạng xe dù, bến cóc gia tăng

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.

Tin khác

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

Người công nhân dành trọn tình yêu với nghề sửa chữa ô tô

(LĐTĐ) Bằng tình yêu với nghề sửa chữa ô tô và sự nỗ lực không ngừng nghỉ trong công việc, anh Hà Công Bảo - công nhân tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm đã gặt hái được nhiều thành công, nổi bật là danh hiệu “Công nhân giỏi Thủ đô”.
Người đam mê thiện nguyện

Người đam mê thiện nguyện

(LĐTĐ) Năng động, trách nhiệm với công việc chuyên môn và đặc biệt tâm huyết với hoạt động xã hội, từ thiện là nhận xét của lãnh đạo và đồng nghiệp khi nói đến anh Phạm Hoàng Phương - công chức Văn phòng - Thống kê UBND phường Phú Thịnh (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

Chuyện “cô nuôi dạy trẻ” làm Chủ tịch Công đoàn

(LĐTĐ) Làm Chủ tịch Công đoàn cơ sở, cô giáo Hà Thị Mỹ Bình (Tổ trưởng Tổ giáo viên Trường mầm non Linh Đàm, Ủy viên Ban chấp hành Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Hoàng Mai) luôn tự nhủ phải đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích cá nhân, làm việc gì cũng nghĩ đến đoàn viên, người lao động trong trường. Bởi thế mà đồng nghiệp, bạn bè luôn quý mến và coi cô là “địa chỉ tin cậy” để chia sẻ mọi nỗi niềm.
Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

Bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ

(LĐTĐ) Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng tay nghề; tìm tòi, đưa ra những sáng kiến cải tiến để nâng cao năng suất lao động… là bí quyết trở thành “Công nhân giỏi Thủ đô” của chàng trai trẻ Phan Ngọc Vũ - công nhân Công ty Cổ phần Thống nhất Hà Nội.
Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

Xứng đáng là người chiến sĩ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu

(LĐTĐ) Nhiệt tình, không ngại khó khăn, hết lòng phục vụ nhân dân là lời khen ngợi của người dân phường Xuân Tảo, quận Bắc Từ Liêm dành cho Đại úy Nguyễn Đình Chiểu. Với những phẩm chất tốt đẹp anh đã được vinh danh là Gương mặt trẻ Công an Thủ đô xuất sắc tiêu biểu năm 2023.
Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

Nữ công nhân giỏi luôn truyền cảm hứng lao động sáng tạo cho đồng nghiệp

(LĐTĐ) Xuất phát điểm là công nhân có tay nghề bậc thấp, với tinh thần không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, sáng tạo, chị Dương Quỳnh Nga đã trở thành chuyền trưởng chuyền may 3 tại Công ty TNHH sản xuất dịch vụ thương mại sản phẩm da Ladoda và vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Ở vị trí là một đảng viên, chuyền trưởng, chị Nga luôn tiên phong, gương mẫu, trách nhiệm trong công việc, cuộc sống và là tấm gương sáng tại Công ty.
Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

Nữ Bí thư Chi bộ gương mẫu, tận tụy

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương, nêu gương từ những việc làm bình dị là những nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Thị Nga - Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận tổ dân phố 4 Mai Trai, phường Trung Hưng (thị xã Sơn Tây, Hà Nội).
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

Xây dựng hình ảnh xe buýt Thủ đô qua những việc làm tốt đẹp

(LĐTĐ) Thời gian qua, tại các đơn vị thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ghi nhận được rất nhiều những hình ảnh đẹp, ý nghĩa; những bức thư khen ngợi từ khách hàng khắp nơi gửi về ghi nhận những hành động thắm đượm tình người, những hành vi ứng xử đẹp, văn minh của đội ngũ công nhân lái xe và nhân viên phục vụ.
Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

Một “lão tướng” công đoàn mẫn cán

(LĐTĐ) Ở tuổi 74, nhưng ông Phan Sỹ Quyền - Chủ tịch Công đoàn Bệnh viện Thái Thượng Hoàng (tỉnh Nghệ An) vẫn đầy năng lượng, nhiệt huyết. Trò chuyện với phóng viên, ông say sưa nói về Công đoàn, về công ty, về người lao động bằng tất cả sự yêu quý, hài lòng.
Xem thêm
Phiên bản di động