Tiếp tục thắp sáng niềm tin
Cơ hội nhận tiền khởi nghiệp sau khi về nước | |
Sẽ điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu từ năm 2021 | |
Giải quyết dứt điểm vướng mắc, tồn đọng trong thực BHXH, BHTN |
Xuân này, hơn 4.100 hộ dân của Thành phố được đón Tết trong vui tươi trong căn nhà mới từ sự chung tay hỗ trợ của Thành phố, địa phương và sự nỗ lực của bản thân mỗi gia đình. Đây là một trong những thành quả chủ trương rất nhân văn, đúng đắn của Thành phố và đã được triển khai thực hiện từ nhiều năm nay liên quan đến công tác an sinh xã hội.
Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Khuất Văn Thành |
Cụ thể, thực hiện Kế hoạch số 29/KH-UBND của UBND TP Hà Nội ngày 25/1/2018 về việc hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo trên địa bàn TP Hà Nội, năm 2018, toàn Thành phố có hơn 4.000 hộ nghèo được hỗ trợ kinh phí xây, sửa nhà với tổng kinh phí trên 163 tỷ đồng. Đối tượng Thành phố hướng tới hỗ trợ xây, sửa nhà là hộ nghèo ở khu vực nông thôn, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, từng bước nâng cao mức sống, góp phần giảm nghèo bền vững và đạt mục tiêu đến cuối năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố còn dưới 1,2%.
Thực hiện mục tiêu trên, ngành LĐTBXH đã đôn đốc các, huyện, thị xã thực hiện Kế hoạch, đảm bảo hỗ trợ đúng đối tượng, thực hiện đúng tiến độ. Kết quả, đến ngày 15/10/2018, toàn Thành phố đã hoàn thành hỗ trợ xây dựng nhà ở cho 4.166/4.046 hộ nghèo (đạt 103% kế hoạch) với tổng kinh phí hỗ trợ 423,5 tỷ đồng (trong đó: Ngân sách Thành phố ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội để cho vay không phải trả lãi là 108,5 tỷ đồng; nguồn xã hội hóa hỗ trợ trên 58,5 tỷ đồng. Cụ thể: Thành phố 26,23 tỷ đồng; cấp huyện 23,4 tỷ đồng; cấp xã 8,8 tỷ đồng); kinh phí gia đình, dòng họ đóng góp gần 256,5 tỷ đồng).
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn để góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho lao động nông thôn. |
Có thể khẳng định, với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chung tay của các doanh nghiệp, tổ chức, Thành phố đã tập trung chăm lo cho các hộ nghèo với quyết tâm: Không để các hộ thoát nghèo lại tái nghèo, đặc biệt không để các hộ cận nghèo trở thành hộ nghèo. Với kết quả này, người dân Thủ đô, đặc biệt là những hộ gia đình nghèo, gia đình chính sách cũng thêm vững tin vào sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Thành phố, để tự tin tiếp tục vươn lên trong cuộc sống.
Với những chủ trương, quyết sách đúng, trúng của Thành phố, sự nỗ lực của toàn ngành, tỷ lệ hộ nghèo trên toàn Thành phố tính đến cuối năm 2018 còn 1,16%, hoàn thành trước 2 năm mục tiêu giảm nghèo của Thành phố giai đoạn 2016-2020. Nếu trừ số hộ nghèo chính sách bảo trợ xã hội thì tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố chỉ còn 0,6%. Hiện nay, toàn Thành phố, có 4 quận không còn hộ nghèo là Cầu Giấy, Ba Đình, Tây Hồ và Thanh Xuân.
Một lần nữa khẳng định, không thể xây dựng thành phố thông minh, thành phố văn minh, hiện đại mà thiếu đi sự công bằng. Bởi thế, việc đẩy mạnh các cơ chế, chính sách an sinh xã hội nhằm xóa nghèo bền vững, để mọi người dân có điều kiện thoát, vươn lên làm giàu trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau là một trong những nhiệm vụ chính của Sở với tư cách là cơ quan tham mưu và quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động và chính sách. Thành phố văn minh hiện đại, đời sống người dân được nâng lên, số hộ nghèo giảm tối đa là chủ thể song hành cùng nhau. |
Kết quả ghi nhận sau 10 năm Thành phố Hà Nội mở rộng địa giới hành chính là công tác an sinh xã hội được đảm bảo, công tác giảm nghèo và bảo trợ xã hội đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Nếu như đầu năm 2009, tỷ lệ hộ nghèo của Thành phố là 8,43% thì đến hết năm 2018, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều còn 1,16%.
Về kế hoạch, năm 2019, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ tiếp tục đôn đốc, hướng dẫn các địa phương, phối hợp với các ngành, đoàn thể Thành phố thực hiện các giải pháp giảm nghèo nhanh, bền vững. Phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo so với năm 2018 là 0,3% (tương đương giảm 3.578 hộ nghèo).
Một lần nữa khẳng định, không thể xây dựng thành phố thông minh, thành phố văn minh, hiện đại mà thiếu đi sự công bằng. Bởi thế, việc đẩy mạnh các cơ chế, chính sách an sinh xã hội nhằm xóa nghèo bền vững, để mọi người dân có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu trên tinh thần không ai bị bỏ lại phía sau là một trong những nhiệm vụ chính của Sở với tư cách là cơ quan tham mưu và quản lý nhà nước trong lĩnh vực lao động và chính sách. Thành phố văn minh hiện đại, đời sống người dân được nâng lên, số hộ nghèo giảm tối đa là chủ thể song hành cùng nhau.
Với mục tiêu quan tâm tốt hơn đến đời sống vật chất, tinh thần các đối tượng chính sách, đảm bảo mọi người dân cùng có Tết, qua đó góp phần đảm bảo chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Thành phố, nhân dịp Tết Kỷ Hợi, UBND Thành phố quyết định chi 378.899.700.000 đồng, tặng quà Tết cho 871.790 người.
Đối tượng được xét tặng quà là: Người hưởng chính sách thuộc lĩnh vực người có công; gia đình diện hộ nghèo; người cao tuổi; người lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; các tổ chức, cá nhân tiêu biểu; cán bộ trực tết Nguyên đán Kỷ Hợi và đối tượng tại các trung tâm nuôi dưỡng, chữa trị...
Mức quà đối với cá nhân, cao nhất là 2.500.000 đồng/người (tặng 150 cá nhân tiêu biểu), thấp nhất là 300.000 đồng/người (hộ nghèo, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng); mức quà đối với đơn vị trực Tết (95 đơn vị), mỗi suất từ 4.000.000-16.000.000 đồng.
Ngoài ra, nhân dịp tết Nguyên đán, Thành phố hỗ trợ bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên phục vụ trực tiếp trong các ngày Tết với mức 200.000 đồng/người và bổ sung thêm tiền ăn trong những ngày Tết cho các đối tượng tại các trung tâm nuôi dưỡng, chữa trị tập trung với mức 100.000 đồng/người.
Bên cạnh đó, UBND Thành phố cũng đề nghị các sở, ban ngành và các địa phương huy động tối đa các nguồn lực xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú mang lại hiệu quả thiết thực nhằm chăm lo tốt hơn đối với đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, đảm bảo mọi người dân đều có Tết.
Thành ủy viên, Giám đốc Sở LĐTBXH Hà Nội Khuất Văn Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dấu ấn khác biệt của Vinamilk với hành trình 16 năm liền là thương hiệu Quốc gia
Hà Nội sẵn sàng cho Liên hoan phim quốc tế Hà Nội HANIFF VII
Sắc màu hầu đồng trong nghệ thuật trang điểm
Sơn Tây: Thông tin về vụ sập nhà ở phường Quang Trung
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Huyện Thường Tín nỗ lực chuyển đổi số để phát triển toàn diện
TP.HCM: Nhiều vướng mắc về thanh toán không dùng tiền mặt để chi trả BHXH
Tin khác
Quận Bắc Từ Liêm trao Huy hiệu Đảng tặng 220 đảng viên lão thành cách mạng
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 14:46
Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV
Nhịp sống Thủ đô 05/11/2024 13:00
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Điểm sáng trong xây dựng nông thôn mới
Nhịp sống Thủ đô 03/11/2024 07:16
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 23:19
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp
Nhịp sống Thủ đô 02/11/2024 17:25