Thừa Thiên Huế: Lên kế hoạch di dời hơn 520 hộ dân ra khỏi Kinh thành
Phải dành vị trí thuận lợi để người dân tái định cư | |
Huế một thời để nhớ! |
Ngày 2/1, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, vừa ban hành kế hoạch triển khai chương trình trọng điểm năm 2019 về “Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực I di tích Kinh thành Huế”.
Người dân tại Kinh thành Huế đang sống trong những ngôi nhà xuống cấp. Ảnh: Thế Anh |
Theo tìm hiểu, hiện có hơn 4.200 hộ dân sống trong Kinh thành Huế phải sống những ngôi nhà chật hẹp, được che chắn tạm bợ, không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất ở không hợp lệ; cuộc sống ô nhiễm, thiếu thốn…
Vừa qua, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có “Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng tại khu vực I di tích Kinh thành Huế”. Đề án sẽ được thực hiện theo 2 giai đoạn, gồm giai đoạn 1 (từ 2019-2021) và giai đoạn 2 (từ 2022- 2025). Kinh phí di dời, bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng là khoảng hơn 2.800 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương.
Ngoài ra, tỉnh Thừa Thiên Huế cũng sẽ bố trí kinh phí đầu tư hạ tầng khu dân cư mới để chuẩn bị phục vụ tái định cư trước khi di dời dân cư, với diện tích khoảng 73ha tại phường Hương Sơ (TP. Huế); dự kiến khoảng hơn 1.360 tỷ đồng.
Theo kế hoạch trọng điểm năm 2019 về đề án trên, tỉnh Thừa Thiên Huế dự kiến phải hoàn thành di dời, giải phóng mặt bằng, tái định cư hơn 523 hộ dân thuộc khu vực Thượng thành trong năm 2019. Hoàn thành việc giải phóng mặt bằng diện tích 9,98 ha khu tái định cư trước ngày 30/3 tới.
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết thêm, để đạt mục tiêu trên, một số nhiệm vụ và giải pháp sẽ được tỉnh triển khai thực hiện như tăng cường công tác chỉ đạo, thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, công tác thu hồi đất; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị vào cuộc để thực hiện; huy động nguồn lực tài chính, tập trung nhân lực đảm bảo cho việc thực hiện đúng tiến độ.
Việc di dời sẽ nhằm đẩy nhanh công tác chỉnh trang đô thị di sản và ổn định cuộc sống, đảm bảo an sinh xã hội cho các hộ dân đang sinh sống tại khu vực Thượng thành, Eo bầu, hộ thành hào và tuyến phòng lộ thuộc di tích Kinh Thành Huế; tăng cường, đẩy mạnh công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích Cố đô Huế, bảo tồn kho tài nguyên văn hoá vật thể đặc sắc tiêu biểu của văn hoá dân tộc Việt Nam, góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn phục vụ du khách, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; cải tạo cảnh quan môi trường thiên nhiên vùng di tích, tôn tạo cảnh quan văn hóa, kiến trúc di sản đô thị Huế, góp phần thực hiện chủ trương giãn dân, giảm thiểu áp lực gia tăng mật độ tham gia giao thông và ùn tắc tại khu vực Kinh thành Huế.
Thế Anh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21