Huế một thời để nhớ!

Đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng năm nào cũng vậy, cứ đến tháng 4, ký ức về TP Huế ngày mới giải phóng lại ùa về. Những ngày tháng này đã hằn sâu trong tâm khảm  và tất cả như mới hôm nào…
hue mot thoi de nho Bảo vật hoàng cung triều Nguyễn trở về Huế sau hơn nửa thế kỷ
hue mot thoi de nho Thừa Thiên-Huế khánh thành Bia chiến công 11 cô gái sông Hương
hue mot thoi de nho Huế vinh danh thành phố xanh Quốc gia năm 2016

Năm 1973, đơn vị tôi được lệnh vào chiến trường, bổ sung lực lượng cho mặt trận Thừa Thiên – Huế. Ngay sau khi đến địa điểm tập kết, đơn vị tôi nhận lệnh tiến về cao điểm 294…Tôi vì một sự cố bất ngờ nên phải ở lại và được phân công về trạm khách Quân khu.

hue mot thoi de nho
Huế luôn giữ đươc nét cổ kính, mộng mơ.

Trạm khách của chúng tôi đóng ở A Lưới, gần đường 14, nên ngày nào cũng được chứng kiến những đoàn quân rầm rập tiến về đồng bằng. Ngày ấy, chiến sự của ta và địch vẫn rất ác liệt. Nguỵ quân, nguỵ quyền Sài Gòn liên tục mở những cuộc tấn công lấn chiếm…

Không cầm súng trực tiếp nơi chiến trường nhưng ngày nào tôi cũng “cập nhật” được những thông tin từ chiến trường. Trạm khách Quân khu liên tục quân ra, quân vào nên không thiếu những thông tin nóng hổi.

hue mot thoi de nho
Huế giờ đây đang vươn lên phát triển mạnh mẽ (ảnh cầu vượt ngã ba Huế)

Vào một ngày trung tuần tháng 3, khi xách túi thuốc (tôi là y tá) xuống lán khách, bất chợt nghe được những lời bàn tán sôi nổi ở một đoàn cán bộ, mới từ miền Bắc vào. Họ hào hứng nói về ngày giải phóng miền Nam. Một vị khách trong đoàn phấn khởi: “Chỉ nay mai thôi, chúng ta sẽ tiến về giải phóng thành phố Huế thân yêu. Chúng ta đã giải phóng Tây Nguyên và tiếp đến là Trị Thiên - Huế…” Tôi nghe mà lòng rạo rực nhưng vẫn bán tin, bán nghi…

Mấy ngày sau, ngày 22/3, đơn vị tổ chức cuộc họp phổ biến tình hình chiến sự. Đồng chí Chính trị viên dõng dạc tuyên bố: “Mọi người hãy chuẩn bị tinh thần để tiếp quản Huế…”.

hue mot thoi de nho
Nhân dân TP Huế xuống đường ủng hộ Chính phủ cách mạng lâm thời Việt Nam trước ngày giải phóng (ảnh Tư Liệu)

Tất cả còn đang ngơ ngác thì Chính trị viên cả cười: “Không ai tin à? Này nhé, 5 giờ sáng ngày hôm qua, Sư đoàn 324 và Sư đoàn 325 (Quân đoàn 2) đã đồng loạt nổ súng tiến công hệ thống phòng ngự của địch ở phía nam Thừa Thiên – Huế, cắt đứt giao thông đường số 1 đoạn Huế – Đà Nẵng, chính thức mở màn Chiến dịch giải phóng Thừa Thiên – Huế…”. Ông còn cho biết thêm, Trung đoàn 2 (Sư đoàn 324) đã chiếm được các cứ điểm 224, 303 và Sư đoàn 324 đã chiếm được núi Bông...“Với đà tiến công thần tốc như thế này, chẳng mấy chốc quân ta sẽ tiến về giải phóng Huế…”, ông kết luận.

Hơn 40 năm, tôi đã có dịp trở lại Huế. Cảnh, người đã khác xưa nhiều lắm.

Đường phố đông đúc, nhộn nhịp gấp hàng chục lần, con người cũng tất bật, vội vã hơn xưa. Bất chợt, tôi thèm được thấy lại hình ảnh cô gái Huế thong thả dạo gót trên cầu Tràng Tiền ngày nào…

Bắt đầu từ hôm đó, ngày nào tôi cũng mang tấm bản đồ đã úa vàng ra đánh dấu bước tiến của quân ta theo tin tức phát ra từ chiếc radiô cũ mèm. Tin chiến thắng ở các chiến trường cứ dồn dập đổ về. Nào là, đêm 22-3, Sư đoàn 324 diệt chi khu Phú Lộc, chiếm đèo Mũi Né, Phước Tượng, đưa lực lượng ra bịt cửa Tư Hiền. Nào bộ đội Quân khu Trị Thiên đã làm chủ được sân bay Phú Bài...

Và rồi, cuối cùng, sáng ngày 26-3, chiến dịch giải phóng Thừa Thiên - Huế kết thúc thắng lợi. Thừa Thiên - Huế hoàn toàn giải phóng!

Ngay sau khi được giải phóng, đơn vị tôi được lệnh về Huế. Thủ trưởng đơn vị hạ lệnh: “Anh em chỉ mang theo quân, tư trang cần thiết, còn tất cả để lại.”. Chúng tôi nhanh chóng ra xe và theo đường 9 tiến vào thành Huế. Dọc đường, đơn vị chúng tôi hoà vào nhiều đoàn quân, xe, pháo cũng đang ùn ùn tiến về miền Nam.

Hai bên đường còn ngổn ngang súng ống, quân trang của địch bỏ lại cùng với dòng người dân, người đi vào, người lại đi ra. Trên đường vào Huế, nhiều cây cầu đã bị đánh sập, chúng tôi vượt sông bằng những chiếc cầu phao bắc tạm. Chỉ hơn một ngày hành quân, chúng tôi đã vào tới TP Huế. Đơn vị được bố trí đóng tạm tại một nhà dân, đã di tản, ngay cửa Mang Cá lớn. Sau này, tôi mới biết, chủ nhân ngôi nhà này là thiếu tá nguỵ, nổi tiếng ác ôn…

Huế những ngày đầu mới giải phóng vắng lặng. Người dân, ở lại, “thu mình” trong nhà. Đường phố chỉ có người lính giải phóng. Trước đó, do bị lừa phỉnh, họ những tưởng người lính Cụ Hồ như quỷ dữ…Họ sợ! Bất chợt gặp ai mang quân phục, họ đều khúm núm một “dạ”, hai “thưa”, gọi chúng tôi, còn đang măng sữa, bằng “ông...” Lạ lùng hơn, bọn trẻ nít còn “rình mò” xem chúng tôi có đuôi không ???…Nhưng chỉ một thời gian ngắn, khoảng cách này gần như bị xoá nhoà…

Ở tạm trước Mang Cá lớn mấy hôm, đơn vị tôi được chuyển về đóng ở khách sạn Thuận Hoá, chỗ ở trước kia của phái bộ 4 bên và căn biệt thự của tướng nguỵ Sài Gòn Ngô Quang Trưởng. Tôi là y tá của trạm khách Quân khu được ra ngoài thường xuyên. Chẳng là khi tiếp quản TP Huế, bọn địch để lại một kho tân dược ở Mang Cá bé, tôi được thường xuyên vào đó lấy thuốc về cho đơn vị.

Con đường vào Đại Nội tím ngắt mầu hoa bằng lăng và trên cầu Tràng Tiền đã xuất hiện những chiếc áo dài trắng muốt của nữ sinh Đồng Khánh. Huế đang trở lại nhịp sống bình thường. Chợ Đông Ba đã ồn ã tiếng người mua, kẻ bán. Món bánh xèo Huế, trước cửa Đại Nội, lại toả hương chào mời quyến rũ. Huế sau ngày giải phóng bắt đầu hồi sinh…

Ở lại Huế hơn một năm thì tôi chuyển ngành ra Hà Nội. Chỉ một năm thôi nhưng dấu ấn về Huế thân thương, mộng mơ vẫn vẹn nguyên. Tôi không thể nào quên được những buổi tối thứ bảy, được đơn vị cho ra phố chơi, tha thẩn bên bờ sông Hương, được nghe giọng hò mái nhì, mái đẩy mượt mà, tình cảm…

Tôi cũng cảm nhận được thế nào là thân phận người con gái sông Hương qua vần thơ của Tố Hữu, được học thời niên thiếu. Tôi cũng không thể quên được giọng nói của người Huế, nhỏ nhẹ, ấm áp, khiêm nhường đến nao lòng. Điều đặc biệt của người Huế là không bao giờ biết đến sự vội vàng. Ở họ toát lên thần thái làm chủ…Hình ảnh người nữ sinh Đồng Khánh thong thả dạo gót trên cầu Tràng Tiền mặc cho cơn mưa giông sầm sập kéo đến cứ ám ảnh khôn nguôi…

Hơn 40 năm, tôi đã có dịp trở lại Huế. Cảnh, người đã khác xưa nhiều lắm. Đường phố đông đúc, nhộn nhịp gấp hàng chục lần, con người cũng tất bật, vội vã hơn xưa. Bất chợt, tôi thèm được thấy lại hình ảnh cô gái Huế thong thả dạo gót trên cầu Tràng Tiền ngày nào…

Hà Thuỷ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm

(LĐTĐ) N gày 22/11, lực lượng chức năng đã khởi động chiến dịch kiểm tra toàn diện việc vận tải hành khách trong dịp cuối năm nhằm đảm bảo an toàn giao thông và trật tự đô thị. Tổ công tác liên ngành bao gồm Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) đường bộ số 14 và Công an quận Hoàng Mai đã tiến hành các đợt kiểm tra đột xuất tại Bến xe Giáp Bát, đồng thời thiết lập các chốt kiểm soát xung quanh khu vực.
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng

(LĐTĐ) Dự báo ngày 23/11, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng.
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...

Tin khác

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một

(LĐTĐ) Trải qua thăng trầm của lịch sử, đến nay thương hiệu gốm Bát Tràng (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã khẳng định vị thế trong quá trình phát triển và hội nhập quốc tế. Giờ đây, gốm Bát Tràng không chỉ có mặt trên khắp mọi miền đất nước mà còn là thương hiệu của Việt Nam được khách hàng các nước yêu thích. Đặc biệt, nơi đây còn là điểm du lịch hấp dẫn níu chân du khách.
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi

(LĐTĐ) Gần hai tháng đã qua kể từ khi siêu bão Yagi tàn phá miền Bắc, bà con trồng đào, quất ở làng Nhật Tân đã phần nào khôi phục lại màu xanh nơi những khu vườn. Hoa vẫn sẽ nở sau những giọt mồ hôi, nước mắt của người trồng đào.
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Xem thêm
Phiên bản di động