Thiết thực các hoạt động chăm lo cho lao động nữ
Bộ LĐTBXH: Trả lời về cách tính lương hưu với lao động nữ | |
Phần lớn phụ nữ thường làm các công việc phi chính thức |
Với tốc độ đô thị hóa nhanh, hằng năm, Hà Nội thu hút hàng triệu lao động từ các tỉnh, thành đến để mưu sinh, lập nghiệp. Trong đó, bộ phận LĐN di cư từ nông thôn lên Hà Nội làm việc trong các KCN – CX ngày càng gia tăng.Bên cạnh những mặt tích cực như LĐN sẽ có việc làm, thu nhập ổn định hơn thì họ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức như vấn đề tiền lương, điều kiện sống, áp lực bởi các chi phí nhà ở, chi phí sinh hoạt, chăm sóc, giáo dục con cái, chăm sóc sức khỏe… Việc tiếp cận với các chính sách an sinh xã hội, dịch vụ y tế của LĐN nhập cư cũng còn rất hạn chế.
LĐN tại các KCN – CX ngày càng được quan tâm nhiều hơn để ổn định cuộc sống, yên tâm lao động sản xuất. |
Nhằm chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng cho LĐN tại các KCN - CX, LĐLĐ TP Hà Nội đã phối hợp với Hội LHPN TP Hà Nội triển khai nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa như: Tổ chức việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các mô hình như: Tuần lễ vàng tiết kiệm; trao hũ gạo tiết kiệm; trao học bổng, xe đạp cho con công nhân lao động nghèo vượt khó học giỏi…; Tổ chức thi tìm hiểu Luật bình đẳng giới, Luật hôn nhân và gia đình, thi nữ công gia chánh, giao lưu văn nghệ, nghe nói chuyện chuyên đề, tọa đàm trao đổi kinh nghiệm…
Phối hợp thực hiện tốt các phong trào thi đua “Lao động giỏi”, “Lao động sáng tạo”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” gắn với phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc.”
Mô hình “Nữ chủ nhà trọ” đã vận động, thu hút đông đảo hội viên là các chủ nhà trọ tham gia, hội viên câu lạc bộ (CLB) “Nữ chủ nhà trọ” thường xuyên có những chủ nhà trọ giúp đỡ, quan tâm đến LĐN nhập cư như giảm giá phòng trọ, thăm hỏi ốm đau, hỗ trợ đón con cái đi học, phổ biến thông tin, kiến thức đến với LĐN... Ngoài ra, thông qua mô hình “Nhà trọ an toàn”, Hội LHPN đã chuyển tải kiến thức, kỹ năng cho LĐN qua việc thành lập CLB Nữ công nhân nhập cư với mục tiêu cung cấp thông tin, cải thiện kỹ năng cần thiết để có việc làm bền vững, học được các khóa đào tạo nghề, kỹ năng sống… |
Bên cạnh đó, LĐLĐ TP Hà Nội đã giới thiệu các gương mặt nữ công nhân viên chức lao động tiêu biểu trong các lĩnh vực lao động, sản xuất… để tôn vinh thông qua các danh hiệu “Giỏi việc nước, đảm việc nhà”, “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu”, “Phụ nữ xuất sắc 5 năm”… Mỗi năm, các cấp Công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với Hội LHPN cùng cấp và Trung tâm Y tế, Bệnh viện Ung bướu tổ chức truyền thông kiến thức và khám tầm soát ung thư sớm cho trên 2.000 nữ công nhân lao động. Nhiều nữ LĐN được phát hiện bệnh sớm, điều trị kịp thời, sức khỏe ổn định tiếp tục lao động.
Đồng thời, trong giai đoạn 2016 – 2017 đã có trên 14 nghìn công nhân lao động của 286 doanh nghiệp trong các KCN – CX đã được thụ hưởng Báo Lao động Thủ đô, trên 77 nghìn LĐN của 185 doanh nghiệp trong 7 KCN được thụ hưởng báo Phụ nữ Thủ đô.
Báo Lao động Thủ đô và báo Phụ nữ Thủ đô luôn duy trì nâng cao chất lượng chuyên trang, chuyên mục nhằm cung cấp thông tin, kiến thức cho phụ nữ, trong đó quan tâm phản ánh thực trạng về việc làm, điều kiện sống, các kiến thức về hôn nhân gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản, giới, bình đẳng giới, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho LĐN.
LĐLĐ TP Hà Nội đã tăng cường công tác phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện chính sách, pháp luật liên quan đến LĐN, đặc biệt là việc thực hiện các quy định tại Nghị định 85/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật của Bộ luật Lao động về chính sách LĐN; Thí điểm phối hợp tổ chức các hoạt động đối thoại, tư vấn giải quyết các vấn đề bức xúc liên quan đến đời sống của LĐN tại các KCN – CX.
Ngoài ra, trong thời gian qua, nhằm cải thiện điều kiện sống, hỗ trợ LĐN nhập cư đang làm việc tại các KCN – CX Hà Nội, Hội LHPN TP Hà Nội cũng đã xây dựng nhiều mô hình có tính thiết thực và hiệu quả cao như mô hình “Nữ chủ nhà trọ”; “Tổ phụ nữ lao động nhập cư”…
Theo đó, mô hình “Nữ chủ nhà trọ” được triển khai với mục đích hỗ trợ LĐN nhập cư đang làm việc trong các KCN – CX cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống tại nơi tạm cư. Xuất phát từ thực tế, nhu cầu về nhà ở an toàn là một đòi hỏi bức thiết của LĐN, do vậy, các cấp Hội đã tìm cách huy động nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm để xây dựng mô hình “Nhà trọ an toàn”, “Nữ chủ nhà trọ” tại huyện Đông Anh, Gia Lâm.
Mô hình “Nữ chủ nhà trọ” đã vận động, thu hút đông đảo hội viên là các chủ nhà trọ tham gia, hội viên câu lạc bộ (CLB) “Nữ chủ nhà trọ” thường xuyên có những chủ nhà trọ giúp đỡ, quan tâm đến LĐN nhập cư như giảm giá phòng trọ, thăm hỏi ốm đau, hỗ trợ đón con cái đi học, phổ biến thông tin, kiến thức đến với LĐN...
Ngoài ra, thông qua mô hình “Nhà trọ an toàn”, Hội LHPN đã chuyển tải kiến thức, kỹ năng cho LĐN qua việc thành lập CLB Nữ công nhân nhập cư với mục tiêu cung cấp thông tin, cải thiện kỹ năng cần thiết để có việc làm bền vững, học được các khóa đào tạo nghề, kỹ năng sống…
Về các mô hình “Tổ hợp lao động nữ nhập cư” làm việc trong các KCN – CX, Hội LHPN TP Hà Nội đang chỉ đạo Hội LHPN huyện Đông Anh phối hợp với tổ chức PLAN thực hiện dự án “Tạo cơ hội việc làm bền vững và cộng đồng an toàn cho nữ thanh niên nhập cư tại Hà Nội” với các hoạt động hỗ trợ cụ thể (thực hiện trên địa bàn 3 xã Kim Nỗ, Kim Chung, Hải Bối) như: Tổ chức các hoạt động truyền thông diện rộng để nâng cao nhận thức của người dân địa phương về bình đẳng giới, tạo môi trường sống an toàn cho LĐN; Thành lập nhóm Tiên Phong gồm 30 LĐN nhập cư để tổ chức các cuộc tư vấn định kỳ giới thiệu cho LĐN nhập cư các điểm cung cấp thông tin về nhà trọ an toàn, các khóa đào tạo nghề ngắn hạn và các khóa đào tạo kỹ năng mềm để có việc làm bền vững, chuyển đổi nghề nghiệp hoặc khởi nghiệp khi cần.
Bên cạnh đó, dự án cũng khai thác nguồn lực từ các dự án tranh bị trang âm thanh, tủ sách, bàn ghế, máy ảnh cá nhân cho 12 điểm cung cấp thông tin tại Đông Anh nhằm tuyên truyền kiến thức về Bình đẳng giới, Luật hôn nhân gia đình, Luật lao động… cho LĐN nhập cư; Tổ chức các cuộc đối thoại, tọa đàm giữa chính quyền địa phương, chủ nhà trọ, doanh nghiệp với LĐN và người dân địa phương nhằm lắng nghe mong muốn của phụ nữ ở trọ về điều kiện sinh hoạt, môi trường sống trong khu trọ và trong cộng đồng; trao đổi về tiêu chí nhà trọ an toàn, thân thiện, các vấn đề an sinh xã hội và dịch vụ y tế công cộng; Tuyền truyền, phối hợp tổ chức các hoạt động dạy nghề với hình thức vừa học, vừa làm cho LĐN; phối hợp tổ chức đối thoại trực tiếp giữa lao động nhập cư với doanh nghiệp để khảo sát, kết nối việc làm và nâng cao chất lượng các khóa đào tạo nghề cho lao động nhập cư.
Bên cạnh đó, các hoạt động vui chơi giải trí cũng được chú trọng tổ chức như: Hội thi nấu ăn gia đình điểm 10, ngày quốc tế thiếu nhi 1/6 và tết trung thu cho con cháu của LĐN nhập cư, tổ chức các lớp học nhảy lazumba cho lao động nhập cư, tổ chức các cuộc thi ảnh và thi viết về LĐN nhập cư nhằm gắn kết và tập hợp chị em tham gia hoạt động Hội và phong trào tại địa phương.Các hoạt động trên hiện đang được thực hiện thí điểm trên một số địa bàn có đông các KCN – CX (chủ yếu hiện nay là ở Đông Anh với trên 10.000 lượt LĐN tiếp cận với các hoạt động) bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Thông qua các hoạt động thiết thực, ý nghĩa nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho LĐN nhập cư đang làm việc tại các KCN – CX Hà Nội của chính quyền địa phương, LĐLĐ TP Hà Nội, Hội phụ nữ, các tổ chức và cộng đồng, LĐN đã và đang được giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời những khó khăn trong cuộc sống, tạo sự đồng cảm gắn bó giữa LĐN nhập cư và người dân địa phương để họ ổn định cuộc sống và yên tâm lao động sản xuất.
Mai Quý
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 06:28
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 01/11/2024 17:58
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 31/10/2024 22:21
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Giao lưu, trực tuyến 30/10/2024 09:00
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 30/10/2024 08:48
Quận Hoàng Mai: Gỡ vướng cho đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 25/10/2024 22:07
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa
Vì lợi ích đoàn viên 24/10/2024 23:11
Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên
Vì lợi ích đoàn viên 24/10/2024 22:01
Sơn Tây tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 22/10/2024 14:02