Thí điểm bỏ giấy phép xây dựng: Bớt cơ hội ‘hành’ dân

Chuyên gia đánh giá việc bỏ thủ tục cấp phép xây dựng với nhà ở riêng lẻ là chủ trương tốt, khi không nhất thiết phải quy định, yêu cầu quá kỹ lưỡng với nhiều thủ tục rồi cuối cùng người dân phải tốn kém thêm chi phí mà chính quyền lại bị mang tiếng là “hành” dân.
thi diem bo giay phep xay dung bot co hoi hanh dan Bổ sung qui định cấp giấy phép xây dựng đối với nhà riêng lẻ
thi diem bo giay phep xay dung bot co hoi hanh dan Xử phạt FLC 50 triệu đồng vì không có giấy phép xây dựng

Đây là ý kiến của ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản (BĐS) TPHCM trước những chủ trương mới của UBND TPHCM. Theo đó, UBND Thành phố đã thống nhất chủ trương thí điểm bỏ thủ tục cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ trên địa bàn.

Người dân hoàn thiện hồ sơ, chỉ cần đăng ký xây dựng với cơ quan quản lý Nhà nước về xây dựng. Tuy nhiên, việc thí điểm chỉ áp dụng đối với những khu dân cư đã được quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 (quy định rõ số tầng, chiều cao, lộ giới đường, hẻm, quy mô xây dựng...).

Cùng với đó là triển khai thí điểm cơ chế “một cửa liên thông”. Theo đó, cả 3 bước thẩm định cấp phép cơ sở, thẩm định thiết kế kỹ thuật, cấp giấy phép xây dựng (GPXD) sẽ diễn ra cùng một lúc; cá nhân, tổ chức chỉ cần nộp hồ sơ đúng theo quy định và nhận kết quả tại Sở Xây dựng.

thi diem bo giay phep xay dung bot co hoi hanh dan
Ông Nguyễn Văn Đực.

Trao đổi với Diễn đàn Cạnh tranh Quốc gia, ông Nguyễn Văn Đực, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TPHCM cho biết: Thông thường, với mỗi lần nộp hồ sơ xin GPXD nhà ở riêng lẻ, người dân phải đợi từ 1 tháng đến 2 tháng. Đồng thời, họ phải bỏ ra chi phí trên 10 triệu đồng chi cho các bản vẽ bao gồm tiền thiết kế và “thủ tục” nói chung.

Tôi nhớ có những giai đoạn, các cơ quan quản lý chỉ vì một vài sự cố trong hàng trăm, hàng triệu công trình, lại trở nên thận trọng hơn, yêu cầu phải có bản vẽ kiến trúc đầy đủ, bảng vẽ kết cấu, móng, cột… Thậm chí yêu cầu người dân phải có hồ sơ khảo sát địa chất, gây rất nhiều khó khăn, khổ sở cho người dân.

Mặt khác, theo tôi biết, phần nhiều những bản vẽ đó chỉ mang tính chất đối phó, làm cho có, làm cho đủ. Thực tế người dân xây như thế nào thì không ai biết cũng không kiểm tra được hết, vì mỗi quận có hàng trăm căn nhà phố đang xây dựng thì các cơ quan chức năng hiện cũng không đủ người và không đủ chuyên môn để làm việc đó. Chính vì vậy, việc bỏ cấp GPXD lần này giúp cho người dân bỏ đi được rất nhiều thủ tục phiền hà.

Bên cạnh đó, việc làm này nếu được thực hiện thành công sẽ hạn chế được nhiều tiêu cực trong quá trình cấp phép. Để làm một bộ hồ sơ xin giấy phép, nhiều người dân vì lo ngại thủ tục đã chi cho “cò” tới mười mấy triệu đồng với mong muốn sẽ xin được giấy phép nhanh chóng hơn, gây tiếng xấu cho cán bộ mặc dù có thể tiền đó chỉ do cấp nhân viên nhận.

Bên cạnh chủ trương thí điểm bỏ cấp GPXD cho nhà ở riêng lẻ, UBND TPHCM còn có chỉ đạo về việc triển khai thí điểm quy trình một cửa liên thông. Theo ông, quy định này có mang lại nhiều ý nghĩa không?

Ông Nguyễn Văn Đực: Theo đánh giá của tôi đây cũng là một điều tốt, nhưng tính hiệu quả không cao. Luật Xây dựng quy định quy trình cấp GPXD đối với những công trình có quy mô lớn (bệnh viện, trường học, chung cư cao tầng…) phải qua 3 bước tuần tự: Thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, và cuối cùng là GPXD.

Theo ông Nguyễn Thanh Toàn, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc TPHCM, Thành phố hiện có khoảng 92.000 ha đất đô thị, trong đó chỉ khoảng 30.000 ha có quy hoạch tỷ lệ 1/500 và kết quả này phải mất 24 năm mới đạt được.

Theo ông Toàn, việc chậm trễ quy hoạch tỷ lệ 1/500 là do cứ 5 năm phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 một lần, vì thế tỷ lệ 1/500 cũng phải được điều chỉnh theo.

Thì bây giờ Sở Xây dựng TPHCM có một sáng kiến gộp lại thành “3 trong 1”. Nhưng thực tế, đây vẫn là 3 bộ phận tách rời, 3 đơn vị thụ lý và xét duyệt, doanh nghiệp (DN) vẫn phải làm 3 bộ hồ sơ.

Chẳng qua là thúc ép, thay vì lộ trình 3 bước được thực hiện trong 122 ngày thì bây giờ “ép” lại trong 42 ngày, nhưng cũng không có cơ sở gì để nói chỉ 42 ngày DN có thể được nhận giấy phép. Do trong quá trình làm có thể nảy sinh nhiều vấn đề cần xử lý, bổ sung, mỗi bộ phận không thể giải quyết thay công việc của nhau và tổng thời có thể vẫn kéo dài ra.

Vậy hiện tại thời gian duyệt quy hoạch 1/500 có nhanh chóng không, thưa ông?

Ông Nguyễn Văn Đực: Việc duyệt quy hoạch 1/500 thực tế khá chậm trễ, chính tôi cũng đang làm một hồ sơ xin duyệt quy hoạch 1/500, thời gian từ lúc nộp hồ sơ tại quận, lên Sở Quy hoạch-Kiến trúc và cuối cùng là cấp Thành phố, đến giờ đã hơn 1 năm nhưng vẫn chưa được duyệt.

Có một điều rất khó hiểu là trong khi quận và Sở Quy hoạch-Kiến trúc đã đồng ý với các nội dung sửa đổi, hồ sơ vẫn được đặt trên UBND Thành phố 4 tháng nay.

Tôi cho rằng các cán bộ đang thụ lý chậm chạp một việc đáng ra nếu tích cực làm thì tổng thời gian chỉ mất 3-6 tháng là tối đa.

Với một dự án, tối thiểu DN phải bỏ ra 200 tỷ để mua đất, số tiền đó nếu đi vay lãi suất 10%/năm thì sau 1 năm dự án “chết đứng”, DN đã mất 20 tỷ. Nếu việc ra quyết định được thực hiện nhanh chóng hơn thì DN đỡ được hàng tỷ đồng tiền lãi. Như vậy làm chúng tôi phải trả lãi nhiều hơn, đóng thuế ít đi, hoặc phải tăng giá bán để thu lại từ người dân.

Ông có kiến nghị gì để tạo thuận lợi hơn cho DN trong xin GPXD?

Ông Nguyễn Văn Đực: Trong buổi đối thoại DN với Sở Xây dựng ngày 4/8, tôi có tiếp tục đề nghị một việc mà tôi đã kiến nghị từ rất lâu, đó là khi được duyệt quy hoạch 1/500 các dự án sẽ được phép khởi công.

Tuy nhiên, cao ốc có nhiều yếu tố khác biệt và phức tạp hơn nhà ở riêng lẻ, nên vẫn cần phải đánh giá lại. Tôi đề xuất vẫn nên có GPXD nhưng chia làm hai, GPXD đợt 1 là khi dự án đã được duyệt quy hoạch 1/500 thì sẽ được phép khởi công làm trước các phần phần móng, tầng hầm, do có những chung cư làm đến 2-3 hầm, thời gian đó có thể là 6 tháng, 9 tháng.

Trong thời gian này, DN sẽ tiếp tục làm thủ tục xin cấp giấy phép đợt 2 với thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, GPXD theo quy định do phần móng không ảnh hưởng đến những thiết kế này, các chỉ số số tầng, chiều cao, số người… đã được thể hiện trong quy hoạch 1/500 từ trước. Còn nếu họ làm móng sai hoặc không phù hợp bên trên thì họ phải chịu trách nhiệm. Làm được điều này thời gian xây dựng công trình sẽ được đẩy nhanh hơn từ 6 tháng đến 1 năm.

Theo Thu Hương/ baochinhphu.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

Hội thảo Thúc đẩy kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Báo Tiền Phong phối hợp với UBND tỉnh Bình Định và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT tổ chức Hội thảo Thúc đẩy Kinh tế số khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên với sự tham dự của 200 đại biểu.
Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

Khi nào Việt Nam phóng vệ tinh mới thay thế VINASAT-1

(LĐTĐ) VINASAT-1 được phóng thành công lên quỹ đạo vào ngày 19/4/2008, khẳng định chủ quyền không gian vệ tinh của Việt Nam. Vệ tinh VINASAT-1 do hãng Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất và được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Ariane-5 (Pháp). VINASAT-1 có vị trí quỹ đạo là 1320E (132 độ đông).
VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

VN-Index bứt phá, lấy lại mốc 1.200 điểm

(LĐTĐ) Sau chuỗi ngày lao dốc, thị trường chứng khoán hôm nay bất ngờ đảo chiều tăng mạnh, VN-Index quay trở lại ngưỡng hỗ trợ 1.200 điểm.
Phát tán tin giả, đi tù thật

Phát tán tin giả, đi tù thật

(LĐTĐ) Cơ quan quản lý Nhà nước khi phát hiện phát tán tin giả, tin sai sự thật hoặc nhận được tin báo, khiếu nại của cơ quan, tổ chức về hành vi lan truyền thông tin sai sự thật thì người phát tán sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.
Hà Tĩnh khen thưởng 50 lao động tiêu biểu trong thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”

Hà Tĩnh khen thưởng 50 lao động tiêu biểu trong thi đua “Lao động giỏi - Lao động sáng tạo”

(LĐTĐ) Sáng 24/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động, Tháng Công nhân và cuộc thi bút ký, phóng sự về công đoàn, công nhân, lao động Hà Tĩnh; tôn vinh công nhân, lao động tiêu biểu năm 2024.
10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

10 trường học tại quận Ba Đình đồng loạt triển khai “Cổng trường an toàn giao thông”

(LĐTĐ) Sáng 24/4, UBND quận Ba Đình, Công an quận Ba Đình, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đồng loạt triển khai mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” tại 10 điểm trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn quận.
Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

Quận Bắc Từ Liêm phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 24/4, Ủy ban nhân dân (UBND) và Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm phối hợp tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2024.

Tin khác

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

Càng số hóa mạnh mẽ, càng tăng cường công khai, minh bạch

(LĐTĐ) Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, trưởng ngành, Bí thư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp phải quyết tâm cao hơn, chỉ đạo quyết liệt trong triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số quốc gia, chú trọng "3 tăng cường" và "5 đẩy mạnh".
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra vụ tai nạn lao động khiến 7 công nhân tử vong ở Yên Bái

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo Công an tỉnh Yên Bái khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn khiến 7 công nhân tử vong, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm nếu có.
Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

Các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định

(LĐTĐ) Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, các cơ quan của Quốc hội phát hiện 6 văn bản có dấu hiệu trái quy định của pháp luật và 7 văn bản chưa bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.
Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Tai nạn lao động nghiêm trọng ở Yên Bái khiến 7 người tử vong, 3 người bị thương

Chiều 22/4, ông An Hoàng Linh, Bí thư Huyện ủy Yên Bình (Yên Bái) cho biết, tại Nhà máy xi măng Yên Bái (trên địa bàn thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình) đã xảy ra vụ tai nạn lao động nghiêm trọng khiến 7 người tử vong và 3 người bị thương.
Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

Gắn kết, hài hòa giữa quy hoạch đô thị và nông thôn

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình làm việc, ngày 22/4, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để người dân, doanh nghiệp lo lắng về điện

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong năm 2024, phải tập trung cho công tác điều hành và củng cố năng lực truyền tải điện; tăng cường rà soát, kiểm tra, đôn đốc, không để tình trạng "nước đến chân mới nhảy".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

Luật Đất đai 2024: Bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng nhà ở, đất ở

(LĐTĐ) Theo Luật Đất đai năm 2024, hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi đất nông nghiệp có thể được bồi thường bằng đất ở, nhà ở nếu có nhu cầu và địa phương có điều kiện về quỹ đất ở, nhà ở.
Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp

(LĐTĐ) Dự kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội sẽ xem xét 24 nội dung thuộc công tác lập pháp; 16 nội dung về kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.
88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

88,88% người dân được khảo sát cho biết, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu

(LĐTĐ) Nhìn nhận về chất lượng phục vụ của công chức, 88,88% số người dân được khảo sát cho rằng, không có công chức gây phiền hà, sách nhiễu và 90% cho rằng không có người dân nào phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức để công việc được giải quyết.
Xem thêm
Phiên bản di động