Huyện đan phượng:

Thêm nhiều cơ hội phát triển bền vững

Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km, có tuyến đường giao thông huyết mạch là Quốc lộ 32A chạy qua, nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Từ khi về với TP Hà Nội, Đan Phượng có thêm nhiều cơ hội phát triển mới, phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương về đất đai, ngành nghề, nhất là tiềm năng nguồn lao động.
them nhieu co hoi phat trien ben vung Đan Phượng: Ra quân tuyên truyền phòng chống ma tuý
them nhieu co hoi phat trien ben vung Đan Phượng: Hoàn thành khóa học bơi cho con em CNVCLĐ

Trước khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Đan Phượng là huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 10,4 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, văn hóa - xã hội vừa thiếu, vừa yếu, vốn đầu tư phát triển còn khó khăn, thu ngân sách nhà nước thấp.

Nhận thức Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước mở ra không gian, cơ hội cho sự phát triển của Hà Nội nói chung và huyện Đan Phượng nói riêng. Là bước ngoặt lớn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho huyện phát huy những tiềm năng, thế mạnh trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Vì vậy, ngay sau khi hợp nhất, Huyện ủy đã tăng cường tập trung lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 15.

them nhieu co hoi phat trien ben vung
Ông Nguyễn Tất Thắng - Bí thư huyện ủy Đan Phượng

Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt, phổ biến các văn bản của Trung ương, Thành phố và huyện về thực hiện Nghị quyết 15 đến đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện, xã, cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể huyện. Chỉ đạo các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, quán triệt sâu rộng mục đích, yêu cầu, nội dung Nghị quyết và các văn bản của Trung ương, Thành ủy. Làm tốt công tác tư tưởng, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, nhân dân.

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các Nghị quyết chuyên đề, xây dựng các chương trình, đề án phát triển trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của huyện nhằm tạo bước đột phá, tập trung vào thay đổi cơ cấu kinh tế. Từ năm 2008 đến nay kinh tế của huyện phát triển khá toàn diện, giữ vững nhịp độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10,54%/năm, một số mặt tăng trưởng vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao được coi trọng. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích năm 2017 đạt 180 triệu đồng/ha/năm tăng gấp 2,5 lần so với năm 2008.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 40,3 triệu đồng/người, tăng 3,875 lần so với năm 2008 (năm 2008 là 10,4 triệu đồng/người). Hộ nghèo giảm từ 7% xuống 2,62%. Thu ngân sách Nhà nước hàng năm đều vượt dự toán thành phố giao. Huyện đã xây dựng được thương hiệu bưởi tôm vàng Đan Phượng và dán tem nhận diện hàng hoá nông sản cho sản phẩm rau an toàn của xã Phương Đình, Thượng Mỗ, Đan Phượng. Ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp mã QR code cho sản phẩm bưởi tôm vàng và rau hữu cơ.

Với những thành tích đạt được, nhiều năm liền huyện được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ và của Thành phố. Năm 2013, Đảng bộ và nhân dân huyện được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Năm 2015, 15/15 xã thuộc huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của thành phố Hà Nội.

Công tác xây dựng Đảng đạt được nhiều kết quả tốt, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng không ngừng được nâng cao, tích cực đổi mới phương pháp lãnh đạo của cấp ủy, niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố.Hiệu lực, hiệu quả của chính quyền từ huyện đến cơ sở ngày càng được nâng lên. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể tiếp tục được đổi mới theo hướng sát nhiệm vụ chính trị với mô hình cụ thể và hướng mạnh về cơ sở. Nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, hăng hái tham gia lao động sản xuất, xây dựng quê hương, xây dựng Thủ đô và đất nước.

Công tác xây dựng nông thôn mới cũng được Huyện ủy, HĐND, UBND chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ với cách làm sáng tạo được nhân dân đồng thuận, tham gia đạt kết quả nổi bật, bộ mặt nông thôn đổi mới khang trang. Huyện ủy đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình để chỉ đạo thực hiện với tinh thần quyết liệt, hiệu quả như: Nghị quyết số 08-NQ/HU (2009) về xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2020, Chương trình số 12-CTr/HU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015.

Năm 2010, huyện Đan Phượng chỉ đạo xã Song Phượng xây dựng xã điểm nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng, được Trung ương, Thành phố đánh giá cao. Năm 2011 và các năm tiếp theo huyện đã tổ chức phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới” rộng khắp trong toàn huyện, xác định rõ các nội dung trọng điểm để chỉ đạo.

Bước sang nhiệm kỳ mới 2015 - 2020, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao chất lượng các tiêu chí, quan tâm giữ vững huyện nông thôn mới đầu tiên. Từ đó huyện chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 với nội dung nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng phát triển sản xuất với bước đi và cách làm phù hợp với định hướng: “Sản xuất phát triển, đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận”. Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 3 xã: Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung. Đến nay đã hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng. Những con đường có hoa, “con đường bích họa” tại nhiều xã như Đan Phượng, Đồng Tháp, Liên Hồng, Liên Trung, Thượng Mỗ, Phương Đình, Tân Lập… đã tạo nên diện mạo mới cho quê hương nông thôn mới Đan Phượng.

Xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước, do vậy huyện đã tập trung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng cơ bản 5 năm (2011 - 2015), lập quy hoạch chi tiết xây dựng của 16 xã, thị trấn. Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội hoàn thành các quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, GS, Quy hoạch chung xây dựng huyện, quy hoạch chung thị trấn Phùng; quy hoạch sử dụng đất, mạng lưới trường học, y tế, thể dục thể thao, giao thông.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với bước đi, cách làm phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm đã huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Thành phố và thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Huyện tích cực đầu tư kinh phí xây dựng và duy trì hệ thống chiếu sáng, trang trí công cộng góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Bộ mặt của huyện đã có những thay đổi, phát triển mạnh mẽ theo hướng đô thị ngày càng khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp. Công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị được chú trọng, ý thức chấp hành của nhân dân được nâng lên, các vi phạm trật tự xây dựng, trật tự đô thị đã giảm thiểu theo chiều hướng tích cực.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa” phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, các danh hiệu văn hóa. Các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy, việc xây dựng nếp sống văn hóa trong thời kỳ mới có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó đã hoàn thành việc chỉnh lý bổ sung 76/76 cuốn Quy ước làng (thôn, tổ dân phố) và phát hành đến từng hộ gia đình . Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa cũng được chú trọng. Trong 10 năm đã đề nghị xếp hạng 4 di tích cấp Quốc gia, 9 di tích cấp Thành phố, nâng tổng số toàn huyện có 38 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 29 di tích được xếp hạng cấp Thành phố.

Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng. Đặc biệt, năm 2016, UBND huyện ban hành và triển khai thực hiện tốt Đề án “Xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng Nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020”. Trong 10 năm đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 79 nhà văn hóa thôn, phố, cụm dân cư. Đến năm 2017 toàn huyện đã có 118 nhà văn hóa thôn, phố, cụm dân cư.

Nguyễn Tất Thắng

Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

Hội khoẻ Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng năm 2024 đã thành công tốt đẹp

(LĐTĐ) Chiều nay (2/11), sau nhiều ngày thi đấu, tranh tài sôi nổi, quyết liệt, Hội khỏe Hội Nhà báo thành phố Hà Nội mở rộng lần thứ 29 năm 2024 đã chính thức khép lại.
Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

Thanh Trì triển khai công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ

(LĐTĐ) Bước vào mùa tuyển quân năm nay, Ban Thường vụ Huyện ủy Thanh Trì đã ban hành Chỉ thị về công tác tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ và thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân năm 2025.
Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Hà Nội: Phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Giai đoạn 2019 - 2024, thành phố Hà Nội đã tập trung nguồn lực đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đẩy mạnh phát triển toàn diện kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi và đã đạt được những kết quả quan trọng. Từ đó, rút ngắn khoảng cách về trình độ phát triển giữa vùng dân tộc miền núi và vùng nông thôn trên địa bàn Thành phố.
Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác

Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ đạt kết quả toàn diện trên các mặt công tác

(LĐTĐ) Ngày 1/11, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 10 năm thành lập Đảng bộ Khối doanh nghiệp quận Tây Hồ (3/11/2014 - 3/11/2024).
Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

Huyện Sóc Sơn hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân (HĐND) huyện Sóc Sơn Nguyễn Nam Hà cho biết, công tác quản lý nhà nước về đất đai của huyện đã đạt được nhiều kết quả. Điển hình là hoàn thành rà soát hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp, phục vụ thiết lập quản lý bảo vệ, phát triển và khai thác tiềm năng, lợi thế diện tích rừng hiện có và diện tích đất được quy hoạch cho lâm nghiệp.
Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội

Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô 2024 trên báo chí, mạng xã hội

(LĐTĐ) Chiều 1/11, tại Hội nghị cung cấp thông tin chuyên đề và giao ban triển khai nhiệm vụ công tác báo chí Thành phố tháng 11 năm 2024 do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức, bà Phạm Thị Thanh Hương, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội đã thông tin về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục Luật Thủ đô năm 2024.
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

Quận Thanh Xuân hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 31/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với quận Thanh Xuân tổ chức Lễ hưởng ứng “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2024 tại Trường Trung học cơ sở (THCS) Thanh Xuân (quận Thanh Xuân).
Nhiều hoạt động sáng tạo sôi nổi tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động sáng tạo sôi nổi tại Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 với chủ đề “Giao lộ sáng tạo” diễn ra từ ngày 9 - 17/11, tập trung vào 3 trụ cột chính: Thiết kế, Cộng đồng và Sáng tạo. Lần đầu tiên, “Giao lộ sáng tạo” sẽ được thí điểm hình thành dọc theo 7 công trình di sản lịch sử tiêu biểu của Hà Nội với hơn 100 hoạt động sáng tạo sôi nổi.
Công an huyện Phú Xuyên đảm bảo an ninh chính trị địa phương

Công an huyện Phú Xuyên đảm bảo an ninh chính trị địa phương

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã thực hiện có hiệu quả trên các mặt công tác, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Xem thêm
Phiên bản di động