Huyện đan phượng:

Thêm nhiều cơ hội phát triển bền vững

10:05 | 31/07/2018
Nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km, có tuyến đường giao thông huyết mạch là Quốc lộ 32A chạy qua, nối liền Thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Từ khi về với TP Hà Nội, Đan Phượng có thêm nhiều cơ hội phát triển mới, phát huy được tiềm năng, lợi thế của địa phương về đất đai, ngành nghề, nhất là tiềm năng nguồn lao động.
them nhieu co hoi phat trien ben vung Đan Phượng: Ra quân tuyên truyền phòng chống ma tuý
them nhieu co hoi phat trien ben vung Đan Phượng: Hoàn thành khóa học bơi cho con em CNVCLĐ

Trước khi mở rộng địa giới hành chính Thủ đô, Đan Phượng là huyện thuần nông, nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 10,4 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Hạ tầng kỹ thuật, kinh tế, văn hóa - xã hội vừa thiếu, vừa yếu, vốn đầu tư phát triển còn khó khăn, thu ngân sách nhà nước thấp.

Nhận thức Nghị quyết 15/2008/QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội về điều chỉnh địa giới hành chính thành phố Hà Nội là chủ trương lớn, quan trọng của Đảng, Nhà nước mở ra không gian, cơ hội cho sự phát triển của Hà Nội nói chung và huyện Đan Phượng nói riêng. Là bước ngoặt lớn sẽ mang lại nhiều cơ hội cho huyện phát huy những tiềm năng, thế mạnh trong thời kỳ hội nhập và phát triển. Vì vậy, ngay sau khi hợp nhất, Huyện ủy đã tăng cường tập trung lãnh đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết 15.

them nhieu co hoi phat trien ben vung
Ông Nguyễn Tất Thắng - Bí thư huyện ủy Đan Phượng

Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy đã tổ chức nhiều hội nghị quán triệt, phổ biến các văn bản của Trung ương, Thành phố và huyện về thực hiện Nghị quyết 15 đến đội ngũ cán bộ chủ chốt huyện, xã, cán bộ lãnh đạo, quản lý các phòng, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể huyện. Chỉ đạo các cấp ủy, cơ quan, đơn vị, MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã hội tuyên truyền, quán triệt sâu rộng mục đích, yêu cầu, nội dung Nghị quyết và các văn bản của Trung ương, Thành ủy. Làm tốt công tác tư tưởng, tạo được sự đồng thuận, thống nhất cao trong cán bộ, nhân dân.

Xác định phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các Nghị quyết chuyên đề, xây dựng các chương trình, đề án phát triển trên cơ sở bám sát chỉ đạo của Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố, vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của huyện nhằm tạo bước đột phá, tập trung vào thay đổi cơ cấu kinh tế. Từ năm 2008 đến nay kinh tế của huyện phát triển khá toàn diện, giữ vững nhịp độ tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10,54%/năm, một số mặt tăng trưởng vững chắc, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng thương mại - dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao được coi trọng. Giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích năm 2017 đạt 180 triệu đồng/ha/năm tăng gấp 2,5 lần so với năm 2008.

Thu nhập bình quân đầu người năm 2017 đạt 40,3 triệu đồng/người, tăng 3,875 lần so với năm 2008 (năm 2008 là 10,4 triệu đồng/người). Hộ nghèo giảm từ 7% xuống 2,62%. Thu ngân sách Nhà nước hàng năm đều vượt dự toán thành phố giao. Huyện đã xây dựng được thương hiệu bưởi tôm vàng Đan Phượng và dán tem nhận diện hàng hoá nông sản cho sản phẩm rau an toàn của xã Phương Đình, Thượng Mỗ, Đan Phượng. Ứng dụng tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông nghiệp mã QR code cho sản phẩm bưởi tôm vàng và rau hữu cơ.

Với những thành tích đạt được, nhiều năm liền huyện được nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ và của Thành phố. Năm 2013, Đảng bộ và nhân dân huyện được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Năm 2015, 15/15 xã thuộc huyện đạt chuẩn nông thôn mới, huyện được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới đầu tiên của thành phố Hà Nội.

Công tác xây dựng Đảng đạt được nhiều kết quả tốt, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng không ngừng được nâng cao, tích cực đổi mới phương pháp lãnh đạo của cấp ủy, niềm tin của nhân dân đối với Đảng ngày càng được củng cố.Hiệu lực, hiệu quả của chính quyền từ huyện đến cơ sở ngày càng được nâng lên. Hoạt động của MTTQ và các đoàn thể tiếp tục được đổi mới theo hướng sát nhiệm vụ chính trị với mô hình cụ thể và hướng mạnh về cơ sở. Nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, hăng hái tham gia lao động sản xuất, xây dựng quê hương, xây dựng Thủ đô và đất nước.

Công tác xây dựng nông thôn mới cũng được Huyện ủy, HĐND, UBND chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ với cách làm sáng tạo được nhân dân đồng thuận, tham gia đạt kết quả nổi bật, bộ mặt nông thôn đổi mới khang trang. Huyện ủy đã ban hành nhiều nghị quyết, chương trình để chỉ đạo thực hiện với tinh thần quyết liệt, hiệu quả như: Nghị quyết số 08-NQ/HU (2009) về xây dựng nông thôn mới trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đến năm 2020, Chương trình số 12-CTr/HU về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nông dân giai đoạn 2011-2015.

Năm 2010, huyện Đan Phượng chỉ đạo xã Song Phượng xây dựng xã điểm nông thôn mới đạt được nhiều kết quả quan trọng, được Trung ương, Thành phố đánh giá cao. Năm 2011 và các năm tiếp theo huyện đã tổ chức phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết chung sức xây dựng nông thôn mới” rộng khắp trong toàn huyện, xác định rõ các nội dung trọng điểm để chỉ đạo.

Bước sang nhiệm kỳ mới 2015 - 2020, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng nông thôn mới theo hướng nâng cao chất lượng các tiêu chí, quan tâm giữ vững huyện nông thôn mới đầu tiên. Từ đó huyện chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2 với nội dung nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng phát triển sản xuất với bước đi và cách làm phù hợp với định hướng: “Sản xuất phát triển, đường có hoa, nhà có số, hạ tầng kiên cố, cán bộ nâng tầm, nhân dân đồng thuận”. Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại 3 xã: Đan Phượng, Song Phượng và Liên Trung. Đến nay đã hoàn thành việc đặt tên đường, gắn biển số nhà, biển chỉ dẫn công cộng. Những con đường có hoa, “con đường bích họa” tại nhiều xã như Đan Phượng, Đồng Tháp, Liên Hồng, Liên Trung, Thượng Mỗ, Phương Đình, Tân Lập… đã tạo nên diện mạo mới cho quê hương nông thôn mới Đan Phượng.

Xác định công tác quy hoạch phải đi trước một bước, do vậy huyện đã tập trung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, kế hoạch xây dựng cơ bản 5 năm (2011 - 2015), lập quy hoạch chi tiết xây dựng của 16 xã, thị trấn. Phối hợp với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Viện Quy hoạch xây dựng Hà Nội hoàn thành các quy hoạch phân khu đô thị S1, S2, GS, Quy hoạch chung xây dựng huyện, quy hoạch chung thị trấn Phùng; quy hoạch sử dụng đất, mạng lưới trường học, y tế, thể dục thể thao, giao thông.

Công tác đầu tư xây dựng cơ bản được tập trung lãnh đạo, chỉ đạo với bước đi, cách làm phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm đã huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trong đó phát huy nội lực là chính, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của Thành phố và thực hiện tốt công tác xã hội hóa. Huyện tích cực đầu tư kinh phí xây dựng và duy trì hệ thống chiếu sáng, trang trí công cộng góp phần đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông. Bộ mặt của huyện đã có những thay đổi, phát triển mạnh mẽ theo hướng đô thị ngày càng khang trang, sáng - xanh - sạch - đẹp. Công tác quản lý trật tự xây dựng, trật tự đô thị được chú trọng, ý thức chấp hành của nhân dân được nâng lên, các vi phạm trật tự xây dựng, trật tự đô thị đã giảm thiểu theo chiều hướng tích cực.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết, xây dựng đời sống văn hóa” phát triển cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng nếp sống văn hóa, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, các danh hiệu văn hóa. Các giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn và phát huy, việc xây dựng nếp sống văn hóa trong thời kỳ mới có nhiều chuyển biến tích cực. Trong đó đã hoàn thành việc chỉnh lý bổ sung 76/76 cuốn Quy ước làng (thôn, tổ dân phố) và phát hành đến từng hộ gia đình . Công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa cũng được chú trọng. Trong 10 năm đã đề nghị xếp hạng 4 di tích cấp Quốc gia, 9 di tích cấp Thành phố, nâng tổng số toàn huyện có 38 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia, 29 di tích được xếp hạng cấp Thành phố.

Các thiết chế văn hóa được quan tâm đầu tư xây dựng. Đặc biệt, năm 2016, UBND huyện ban hành và triển khai thực hiện tốt Đề án “Xây dựng và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng Nhà văn hóa thôn, cụm dân cư, tổ dân phố trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2020”. Trong 10 năm đã đầu tư xây dựng mới, nâng cấp 79 nhà văn hóa thôn, phố, cụm dân cư. Đến năm 2017 toàn huyện đã có 118 nhà văn hóa thôn, phố, cụm dân cư.

Nguyễn Tất Thắng

Thành ủy viên, Bí thư Huyện ủy Đan Phượng

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này