Tháo gỡ khó khăn cho các làng nghề
Nghệ nhân và thợ giỏi cần được thụ hưởng các chính sách khuyến khích | |
Lắng nghe ý kiến cử tri để cùng giải quyết vấn đề bức xúc | |
An toàn cháy nổ tại làng nghề: Bao giờ hết nỗi lo? |
Thiếu đội ngũ lao động kế cận lành nghề
Hiện cả nước có 5.407 làng nghề đang hoạt động, trong đó có 1.748 làng nghề truyền thống, thu hút khoảng 11 triệu lao động và mang lại kim ngạch xuất khẩu khoảng 1,7 tỷ USD/năm. Riêng TP. Hà Nội là địa phương có nhiều làng nghề nhất cả nước, trong đó có nhiều làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống có bề dày lịch sử lâu đời, gắn liền với lịch sử phát triển của Thủ đô như: gốm Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, thêu Quất Động… Tính đến nay, Hà Nội có 1.350 làng nghề, đang tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động, kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD/năm.
Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề đang đứng trước thực trạng thiếu lao động có tay nghề, để đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ ngày càng cao của người tiêu dùng. Đây cũng là một nguyên nhân khiến sản phẩm các làng nghề truyền thống chưa đa dạng về mẫu mã, thiếu sức cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế.
Làng nghề truyền thống tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động nhưng đang đứng trước nhiều khó khăn. Ảnh minh họa. Nguồn Hà Nội mới |
Chia sẻ vấn đề này, ông Nguyễn Phương Quang - Giám đốc Công ty TNHH Việt Quang ở thôn Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ cho biết, vài năm trở lại đây, làng nghề Phú Vinh vốn nổi tiếng cả nước với nghề mây tre đan truyền thống, nhưng không phát triển được vì thiếu đội ngũ lao động kế cận lành nghề. Thường các hộ sản xuất chỉ làm theo mẫu có sẵn, chứ không có nhiều thợ có trình độ tay nghề, có thể thiết kế mẫu mã sản phẩm nên hàng hóa không đa dạng, thiếu sức cạnh tranh, trong khi nhu cầu của thị trường ngày càng cao và khắt khe nên không thể cạnh tranh được với sản phẩm cùng loại trong nước và quốc tế.
Tương tự, ông Nguyễn Như Diên, Cơ sở giày dép da Son Linh (thôn Giẽ Thượng, xã Phú Yên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội) cho hay, làng nghề da giày Phú Yên hiện đang đối diện với tình trạng thiếu lao động, nhất là lao động có tay nghề cao. Rất nhiều lao động tại địa phương đã không còn thiết tha với nghề mà chuyển sang làm tại các khu, cụm công nghiệp với mức thu nhập ổn định hơn cùng với các chế độ bảo hiểm kèm theo.
TS. Nguyễn Vi Khải, Phó Viện trưởng Viện Những vấn đề phát triển và Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đánh giá, đến 99% số làng nghề hoạt động ở quy mô nhỏ lẻ, quy mô hộ gia đình, theo kiểu cha truyền con nối, với số lao động bình quân từ 10 -15 người/cơ sở sản xuất. “Số cơ sở sản xuất hiện đại, quy mô lớn rất ít, đếm trên đầu ngón tay", ông Khải nói.
Nguyên nhân do đâu?
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho biết, các làng nghề tạo rất nhiều việc làm cho người lao động có thu nhập ổn định. Nhưng hiện các làng nghề đang dần mai một và chưa có sức hút đối với người lao động, nhất là lao động có tay nghề cao. Trên thực tế, việc thiếu nhân lực có kỹ thuật của các làng nghề đang ngày càng trở nên trầm trọng, do lao động có tay nghề đang chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương.
Theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Hồ Xuân Hùng, đào tạo một thợ thủ công giỏi phải mất nhiều thời gian; thậm chí có những nghề, một thầy đào tạo một trò phải mất cả chục năm mới có trò giỏi. Để thành nghệ nhân không chỉ là học kiến thức mà còn phải có năng khiếu. Trong khi đó, thời gian qua, tình trạng người dân mất nhiều thời gian, công sức để theo học nhưng không được làm nghề khá phổ biến.
Nhiều chuyên gia khác cho rằng, công tác dạy nghề truyền thống chưa phát huy hiệu quả tại các làng nghề; các mô hình đào tạo nghề vẫn chưa thu hút được đông đảo lao động nông thôn tham gia, chất lượng đào tạo còn hạn chế và thiếu tính bền vững. Chính điều này đã làm hạn chế sự phát triển của làng nghề Việt Nam. Nguyên nhân chính là do đặc thù của nghề truyền thống là nghề thủ công mỹ nghệ đòi hỏi kỹ thuật tinh xảo, người thợ phải được học làm sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp với thời gian từ vài năm trở lên mới có thể độc lập gia công sản phẩm có giá trị hàng hóa.
Trong khi đó, các lớp dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống với thời gian 3 - 4 tháng mới chỉ dạy cho học viên làm được những sản phẩm đơn giản hoặc chỉ gia công một công đoạn nào đó của sản phẩm. Học viên mới tốt nghiệp các lớp thủ công mỹ nghệ ngắn ngày nếu không được các doanh nghiệp làng nghề hoặc các thợ lành nghề hướng dẫn sản xuất thì không thể tự mình hành nghề được. Thêm vào đó, dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống chủ yếu áp dụng phương pháp truyền nghề, chính vì vậy, rất cần những nghệ nhân, thợ giỏi nghề thủ công, mỹ nghệ tham gia dạy nghề. Ngoài ra, hiện nay, nhiều địa phương mới chú trọng dạy nghề nông nghiệp, công nghiệp mà chưa chú trọng đúng mức việc dạy nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống hoặc lúng túng trong công tác chỉ đạo, định hướng sản xuất…
Để giúp làng nghề vượt qua thách thức
Ngoài những khó khăn đang hiện hữu, thì theo xu thế chung, các làng nghề Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng sẽ tiếp tục đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại. Để giúp các làng nghề vượt qua thách thức, tại một Hội thảo quốc tế với chủ đề Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đối với làng nghề trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế do Cục Công thương địa phương (Bộ Công Thương), Sở Công Thương Hà Nội phối hợp Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức mới đây tại Hà Nội, nhiều ý kiến cho rằng, các cơ quan quản lý, hiệp hội cần xây dựng các chuyên đề tuyên truyền về thương mại điện tử để nâng cao nhận thức và hiểu biết cho doanh nghiệp, người dân tại các làng nghề. Phối hợp chặt chẽ với các trường đại học có đào tạo ngành thương mại điện tử để đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn hoặc liên kết trong đào tạo, tuyển dụng nhân lực thương mại điện tử.
Đồng thời, cần phát triển liên kết trong nội bộ làng nghề với bên ngoài trong phát triển thương mại điện tử; tăng cường hỗ trợ của nhà nước cho thương mại điện tử tại các làng nghề; xây dựng môi trường thương mại điện tử hiện đại, đồng bộ. Vấn đề quan trọng là xây dựng thể chế đồng bộ cho phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam. Cùng với đó, phát triển mạnh mẽ hệ thống thanh toán điện tử, bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch thương mại điện tử, khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài trong lĩnh vực thương mại điện tử...
Ông Tôn Gia Hóa – Phó Chủ tịch Hiệp hội làng nghề Việt Nam cũng nhấn mạnh, để nắm bắt thời cơ thực hiện thành công cuộc CMCN 4.0, doanh nghiệp cần chủ động liên kết mở rộng sản xuất đủ điều kiện sẵn sàng tiếp thu công nghệ mới, nâng cao năng lực cạnh tranh và xuất khẩu thông qua các hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại, cải tiến mẫu mã, xây dựng thương hiệu… Chúng ta hiện mới đang chỉ ở trong giai đoạn đầu của công nghệ này, và những tiềm năng mới của trí tuệ nhân tạo sẽ còn đem lại nhiều thay đổi đáng mong chờ hơn nữa.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2
Chỉ đạo - Điều hành 21/12/2024 14:15
Sự ủng hộ, tham gia của người dân là yếu tố quyết định mọi thành công
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 20:49
Tập trung hỗ trợ nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 19:20
Tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đất đai khu vực bãi sông, ngoài đê
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:49
Hầu hết các tuyến đê sông đều có vi phạm xây dựng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 18:10
Giải trình công tác quy hoạch, quản lý đất đai, trật tự xây dựng ven sông trên địa bàn Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 10:32
Khẩn trương khắc phục hậu quả vụ cháy quán cà phê tại đường Phạm Văn Đồng
Chỉ đạo - Điều hành 19/12/2024 09:55
Hà Nội xây dựng mạng lưới đại lý dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp
Chỉ đạo - Điều hành 18/12/2024 20:08
Phong trào thi đua “Sáng - Xanh - Sạch - Đẹp” tạo dựng Thủ đô hiện đại, thân thiện với môi trường
Chỉ đạo - Điều hành 17/12/2024 11:28
Ưu tiên xây dựng, tạo bước đột phá về kết cấu hạ tầng
Chỉ đạo - Điều hành 16/12/2024 22:04