Nghệ nhân và thợ giỏi cần được thụ hưởng các chính sách khuyến khích
Nghệ nhân mong muốn Thành phố quan tâm hơn đến nghề làm lụa tơ sen | |
Người phụ nữ bảo tồn, phát huy tinh hoa ẩm thực truyền thống | |
Những người làm mặt nạ giấy bồi cuối cùng ở Hà Nội |
Nghệ nhân và thợ giỏi cần được thụ hưởng các chính sách khuyến khích. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa) |
Tại Hội thảo, các đại biểu, doanh nghiệp, nghệ nhân đã nghe 19 bài tham luận, trong đó tập trung làm rõ thực trạng và giải pháp về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp làng nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống Thăng Long – Hà Nội; Tăng cường sự kết nối doanh nghiệp với việc phát triển du lịch làng nghề truyền thống Hà Nội thời kỳ hội nhập phát triển; Phát huy vai trò của chính quyền trong việc kết nối doanh nghiệp với làng nghề; Vai trò của Hiệp hội trong thúc đẩy các hội viên; Kết nối doanh nghiệp với làng nghề truyền thống trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hoá Thủ đô…
Chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng tư vấn Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã đưa ra 3 giải pháp về sản xuất, kinh doanh, nhân lực.
Theo đó, về sản xuất: Thành phố cần có những chương trình khuyến khích việc duy trì, phục hồi và phát triển các nghề thủ công có giá trị tiêu biểu; thường xuyên tìm các biện pháp để phát triển sản xuất, đổi mới mẫu mã, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng doanh thu sản phẩm làng nghề. Đặc biệt quan tâm thực hiện các biện pháp về khoa học, kỹ thuật và quản lý, nhất là phát triển liên kết theo chuỗi giá trị nhằm nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề. Khuyến khích mở thêm nghề thủ công trong làng nghề, tạo việc làm ổn định cho cư dân làng nghề, góp phần phát triển nghề tại các địa phương, thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).
Về kinh doanh: Các tổ sản xuất, kinh doanh trong làng nghề như hộ gia đình, công ty, hợp tác xã… được cập nhật các kiến thức về pháp luật, thực hiện nghiêm túc các quy định về sản xuất, kinh doanh, nhất là về thuế, bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội. Chú trọng xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm làng nghề; đẩy mạnh tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm làng nghề trong nước và thị trường quốc tế.
Về nhân lực: Con người là nhân vật trung tâm trong thực hiện văn hóa làng nghề; cộng đồng cư dân làng nghề phải được thường xuyên nâng cao trình độ về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học, kỹ thuật; kịp thời tiếp cận những kiến thức mới. Đội ngũ nghệ nhân và thợ giỏi, nhất là lớp trẻ, được quan tâm đặc biệt, được thụ hưởng các chính sách khuyến khích, để tập trung vào việc sáng tạo, đổi mới mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm làng nghề. Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh làng nghề, doanh nhân được bồi dưỡng kiến thức quản trị kinh doanh, tiếp cận những tri thức hiện đại.
Thủ đô Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, chiếm gần 30% tổng số làng nghề của cả nước, trong đó có 305 làng nghề thuộc 23 quận, huyện, thị xã với các làng nghề như: Khảm trai, sơn mài, làm nón, da giày, điêu khắc gỗ, tơ lụa, gốm sứ… đã được UBND TP Hà Nội công nhận đạt tiêu chí.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13