Thành phố xanh - sạch - đẹp: Có màu xanh là có sức sống

Với Hà Nội, hệ thống cây xanh không chỉ bảo vệ môi trường sống đô thị mà còn là di sản văn hóa gắn liền với biết bao thế hệ người dân Thủ đô. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, cây xanh Hà Nội luôn là vấn đề cần được quan tâm và phát triển.
thanh pho xanh sach dep co mau xanh la co suc song Đừng “bức tử” cây xanh!
thanh pho xanh sach dep co mau xanh la co suc song Kỳ 2: Hiệu quả từ những mảng xanh trong đô thị
thanh pho xanh sach dep co mau xanh la co suc song Kỳ 1: Cây xanh bị xâm hại và “lời giải” từ ý thức người dân

Mỗi mùa có vẻ hấp dẫn riêng

Năm 1873, khi bắt đầu chiếm đóng Hà Nội, người Pháp đã cho trồng rất nhiều cây xanh trên các con phố Thủ đô. Ngoài việc giữ lại và phát triển vườn cây cổ thụ trong vườn Bách Thảo, người pháp đã trồng cây cối trên các đường phố theo hàng lối rất quy củ, các vườn hoa cũng được trồng mới rất nhiều. Trải qua hàng trăm năm, những hàng cây ấy đã trở thành một phần không thể thiếu của Hà Nội bây giờ.

thanh pho xanh sach dep co mau xanh la co suc song
Ảnh minh họa: P.B

Vì thế, Hà Nội có những màu xanh đặc trưng của từng con phố, mỗi mùa lại có những vẻ hấp dẫn riêng. Những hàng cây đã mang lại những vẻ đẹp riêng cho từng còn phố, đi vào thơ ca, văn học từ bao giờ. Đó là những câu đầu tiên trong bài hát Em ơi Hà Nội phố của nhạc sĩ Phú Quang “Em ơi Hà Nội phố/ Ta còn em mùi hoàng lan/ Ta còn em mùi hoa sữa”. Khi cái lạnh của mùa thu len lỏi vào da thịt, thì cũng là lúc mùa hoa sữa về. Hoa sữa đã trở thành một “đặc sản” của thu Hà Nội. Dù được trồng ở nhiều nơi nhưng chỉ ở Hà Nội, hoa sữa mới làm người ta say đắm. Đi qua “phố hoa sữa” Nguyễn Du, Quán Thánh dường như người ta cố đi chậm lại để hít hà chút hương thơm thoang thoảng ấy.

Vào cuối đông, đầu xuân những cây bàng Hà Nội biến thành những chiếc ô đỏ rực ở khắp phố phường. Các tuyến phố có nhiều cây bàng ở Hà Nội phải kể đến như Nguyễn Thái Học, Tràng Thi, Hàng Cân, Cửa Nam, Phùng Hưng... Cây bàng, cũng như nhiều loài cây khác trồng trên các con phố Hà Nội, là nét đẹp dễ ưa vì chúng dễ trồng, sinh trưởng khỏe, chịu được gió bão, nhanh tỏa bóng mát và đặc biệt đẹp lúc giao mùa. Vào tháng 3, khi thời tiết vẫn còn chút se lạnh và mưa xuân lất phất là lúc hoa sưa bắt đầu nở trắng xóa khắp các con phố Hà Nội. Hoa sưa nở trắng tinh một góc trời, tựa như những bông hoa tuyết, níu chân người đi đường. Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ, Ngô Quyền hay Thanh Niên là những tuyến phố ngập tràn sắc trắng tinh khôi của hoa sưa.

Những trưa hè nắng như đổ lửa, đi dưới những tán cây cổ thụ trên phố Phan Đình Phùng, Trần Hưng Đạo, Trần Phú xanh rì lá sấu, xà cừ cổ thụ thấy mát mẻ, dễ chịu vô cùng. Nhạc sĩ Trọng Đài trong bài Hà Nội đêm trở gió đã khắc họa nên một không gian xanh ngát hàng cây “Hà Nội ơi xanh xanh màu áo học trò/ Những con đường thân quen còn đó...” của con đường Phan Đình Phùng. Con đường được nhiều thế hệ học trò mệnh danh là con đường thơ nhất của thủ đô. Những tán lá sấu, xà cừ tạo thành mái mòm phủ mát cả con đường.

Những hàng cây cổ thụ đó đứng trầm ngâm, tĩnh lặng đã chứng kiến và chứa đựng trong mình biết bao đổi thay của lịch sử, thành tình yêu, nỗi nhớ của người đi xa nhớ về Hà Nội. Còn rất nhiều loài cây nữa tạo nên vẻ đẹp thơ mộng cho đường phố Hà Nội. Hà Nội có con phố Lò Đúc với hai hàng sao đen thẳng tắp, hàng phượng vĩ đỏ rực trên đường Thanh Niên, cây cơm nguội vàng cuối đường Yên Phụ. Những cây bằng lăng tím mộng mơ trên phố Thợ Nhuộm, cây me trên phố Ngô Quyền hay mùi hoàng lan dịu dàng đầu đường Thanh Niên... đều trở thành kỷ niệm khó quên của những người con khi xa Hà Nội.

Đảm bảo cây xanh phát triển bền vững

Trên thế giới, cây xanh là tiêu chuẩn của một đô thị văn minh. Có thể khẳng định rằng, không một đô thị nào thiếu vắng cây xanh. Mặc dù mang lại nhiều giá trị và lợi ích cả về vật chất, tinh thần và cải thiện khí hậu, nhưng cây xanh ở nước ta vẫn chưa được quan tâm đúng mực. Cây xanh hàng ngày vẫn đang bị bức tử và gặp nhiều vấn đề liên quan đến sức khỏe, khả năng sinh trưởng và phát triển của cây.

Hiện nay, trên nhiều tuyến phố, không khó để bắt gặp hình ảnh người dân sử dụng cây xanh cho các mục đích khác nhau. Ví như, đóng đinh lên thân cây để làm biển quảng cáo, kinh doanh, xả rác xung quanh gốc cây, hiện tượng bê tông hóa hố trồng cây… khá phổ biến hiện nay. Ngoại trừ những cây xanh được trồng trên phố cũ, những cây trồng trên các con phố mới hiện nay có vỉa hè tương đối hẹp, các hố trồng có kích thước không đảm bảo tiêu chuẩn.

Với mục tiêu tăng cường chất lượng môi trường của thành phố, những năm qua, UBND thành phố đã phát động chương trình trồng mới một triệu cây xanh vào năm 2020. Sau 2 năm phát động phong trào, toàn thành phố đã trồng mới được 462 nghìn cây xanh đô thị, trong đó, có 45 nghìn cây xanh có đường kính lớn và trên 300 nghìn cây bóng mát các loại. Ngoài ra trên toàn thành phố còn trồng tạo cảnh quan với trên 36 nghìn cây khóm và 700 nghìn cây, thảm lá màu.

Đến năm 2030, Hà Nội tăng diện tích cây xanh đạt 8m2/người và thành phố đang nỗ lực đáp ứng nguyện vọng của người dân về tăng diện tích cây xanh, mặt nước. Những loại cây hoa đẹp như phượng, bằng lăng, muồng hoàng yến, phong lá đỏ được khuyến khích trồng nhiều tạo nên mỹ quan cho đô thị. Mỗi tuyến phố sẽ được trồng một loại cây để tạo nên đặc trưng riêng. Tuy nhiên, thời gian qua, công tác này diễn ra ồ ạt, thiếu quy hoạch và không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.

Thực tế, đã có nhiều trường hợp cây xanh trồng mới bị héo khô, cành bong tróc do không phù hợp với điều kiện khí hậu và không được chăm sóc kỹ càng. Vì vậy, rất cần sự chung tay của người dân, các cấp chính quyền nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững của cây xanh. Hy vọng thời gian tới, với sự nỗ lực của thành phố và mỗi người dân, Hà Nội sẽ thực sự trở thành đô thị xanh, lá phổi xanh của cả nước.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Tỷ lệ thất nghiệp thanh niên giảm không đáng kể

Theo Cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp thanh niên từ 15 - 24 tuổi quý 1/2025 là 7,93%, so với quý trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ này có giảm nhưng không đáng kể.
Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

Điểm sáng về chăm lo, bảo vệ lao động nữ ở huyện Gia Lâm

Trong phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động Công đoàn huyện Gia Lâm, Công đoàn Công ty TNHH Điện Stanley Việt Nam nổi lên là một “điểm sáng” về chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động, đặc biệt là lao động nữ.
AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

AJC Open Day - Job Fair 2025: Kết nối tri thức - Mở rộng tương lai

Ngày 13/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp - việc làm (AJC Open Day - Job Fair 2025) với chủ đề "Phá thạch khai hoa". Sự kiện là cơ hội để học sinh THPT tìm hiểu về các chuyên ngành đào tạo tại Học viện, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận với các nhà tuyển dụng uy tín.
Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Công đoàn cơ sở khối doanh nghiệp chuyển mình trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 lan rộng trên mọi lĩnh vực, các Công đoàn cơ sở (CĐCS) cũng không đứng ngoài cuộc. Đặc biệt tại khối doanh nghiệp, nơi người lao động (NLĐ) đang trực tiếp chịu ảnh hưởng từ quá trình số hóa sản xuất và quản trị, các CĐCS đã và đang có những chuyển biến mạnh mẽ nhằm thích ứng với thời đại mới.
Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Nhận thức đúng để mở cánh cửa tương lai

Công tác tư vấn tuyển sinh, hướng nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ người học đưa ra những lựa chọn đúng đắn về ngành nghề và con đường học tập. Việc tư vấn, hướng nghiệp đúng, trúng và hiệu quả sẽ tạo tiền đề cho việc đào tạo được nguồn nhân lực, nhân tài, góp phần tạo ra một lực lượng lao động trong tương lai có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, có năng lực chuyên môn, tay nghề cao, từ đó thực hiện hiệu quả việc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo (GD&ĐT).
Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Nghỉ việc trông con ốm có được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội?

Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định chi tiết về điều kiện được hưởng chế độ ốm đau.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại quận Đống Đa

Ngày 13/4, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đã có công văn số 1409/UBND-NC về việc chỉ đạo giải quyết, khắc phục hậu quả vụ cháy nhà dân tại số 8 ngách 14 ngõ 69 phố Trung Liệt, phường Trung Liệt, quận Đống Đa.

Tin khác

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình nạn nhân vụ cháy ở Trung Liệt

Ngay khi nghe tin về vụ cháy xảy ra rạng sáng ngày 13/4 tại số 8 ngách 14 ngõ 69 Trung Liệt, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội gây thiệt hại về người, lãnh đạo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tới gia đình thăm hỏi, trao hỗ trợ.
Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Vinh danh di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Tổng Nam Phù

Sáng nay (12/4), huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095 - 2025) và công bố quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.
Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Quận Đống Đa tổng thu ngân sách quý I/2025 đạt 6.326 tỷ đồng

Chiều ngày 10/4, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ quận Đống Đa khoá XXVIII tổ chức Hội nghị lần thứ 25 để thảo luận cho ý kiến về các nội dung quan trọng, như: Báo cáo sơ kết quý I và phương hướng, nhiệm vụ công tác quý II/2025 của BCH Đảng bộ quận; Báo cáo Tổng kết 7 chương trình công tác của Quận ủy.
Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Tiếp tục phát huy vai trò của các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng

Ngày 9/4, Sở Dân tộc và Tôn giáo thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị thông tin tình hình kinh tế - xã hội quý I/2025 đối với các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Cán bộ Mặt trận Thủ đô đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động

Chiều ngày 8/4, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội tập huấn ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác Mặt trận cho đội ngũ cán bộ.
Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Phát triển công nghiệp văn hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân

Thực hiện các quy định tại Điều 21 Luật Thủ đô, thành phố Hà Nội đang tích cực xây dựng dự thảo Nghị quyết Quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa và dự thảo Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa. Hai dự thảo Nghị quyết này khi đưa ra lấy ý kiến đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của đông đảo người dân khi cho rằng, những điều này sẽ hướng tới việc phát triển thương mại, bảo tồn cũng như gia tăng cơ hội hưởng thụ các giá trị văn hóa, nâng cao đời sống cho người dân Thủ đô.
Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

Thời điểm hiện tại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện Khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô) đang được thành phố Hà Nội lấy ý kiến rộng rãi. Đóng góp vào dự thảo Nghị quyết, nhiều chuyên gia, người dân cho rằng, đây sẽ là nền tảng giúp phát triển du lịch, phát huy giá trị văn hóa; thúc đẩy hoạt động thương mại bảo tồn các ngành, nghề truyền thống, từ đó góp phần cải thiện đời sống người dân và phát triển kinh tế Thủ đô.
Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Rộn ràng khai hội bơi Đăm

Chiều 6/4, tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm đã khai mạc Lễ hội truyền thống bơi Đăm - Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm

Nhiều công trình giao thông trọng điểm được Thành phố dự kiến khởi công xây dựng trong tháng 5/2025 như cầu Tứ Liên, cầu Ngọc Hồi, cầu Trần Hưng Đạo. Ngoài ra, Hà Nội dự kiến khởi công dự án thành phần 3 thuộc Vành đai 4 - Vùng Thủ đô khởi công trong quý II/2025.
Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương

Những năm qua, lễ hội chùa Tây Phương diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn, góp phần phát triển du lịch, văn hóa, lịch sử Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động