Thành phố quan tâm phát triển làng nghề
Sức sống mãnh liệt của nón làng Chuông | |
Gốm Kim Lan - làng nghề ngàn năm tuổi đất Hà Thành | |
Giải pháp, mô hình chống ngập hiệu quả cho Hà Nội |
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi gặp mặt |
Theo Giám đốc Sở Công thương Lê Hồng Thăng cho biết, Hà Nội có khoảng 1.350 làng nghề, chiếm gần 26,5% tổng số làng nghề cả nước (5.096 làng nghề). Trong đó, có 292 làng nghề đã được công nhận, chiếm 14,6% số làng nghề cả nước đã được công nhận (2.000 làng nghề). Các làng nghề phát triển, góp phần tạo công ăn, việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2015, giá trị sản xuất của làng nghề đạt gần 14.000 tỷ đồng. Thu nhập bình quân của người lao động làng nghề đạt khoảng 35 triệu đồng/người/năm.
Trong những năm qua, Thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh áp dụng khoa học kỹ thuật, đổi mới thiết bị khoa học công nghệ vào sản xuất của các làng nghề. Tính đến giữa năm 2016, ngân sách thành phố đã bố trí gần 170 tỷ đồng để thực hiện nhiệm vụ phát triển nghề, làng nghề…
Tại buổi gặp mặt, các nghệ nhân đề nghị Thành phố có chính sách, chế tài quản lý thương hiệu của các làng nghề; có cơ chế, thống nhất trong việc phong danh hiệu làng nghề, nghệ nhân; đẩy mạnh các chương trình, hoạt động xúc tiến, quảng bá thương hiệu sản phẩm, tạo quỹ đất cho làng nghề phát triển…
Trao đổi về những kiến nghị của các nghệ nhân, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết: Thành phố luôn quan tâm tới các làng nghề. Thành phố đang cho rà soát, kiểm tra lại toàn bộ các làng nghề để có kế hoạch phát triển, mở rộng các điểm công nghiệp làng nghề và đảm bảo việc sử dụng mặt bằng đúng mục đích. Chủ tịch UBND TP cũng lưu ý các làng nghề cần quan tâm vấn đề đảm bảo vệ sinh môi trường, quyết tâm thực hiện hạn chế ô nhiễm.
Phát biểu tại guổi gặp mặt, Bí thư Thành uỷ Hoàng Trung Hải đánh giá cao những đóng góp của các làng nghề cũng như cá nhân các nghệ nhân tiêu biểu. “Nhiều làng nghề, phố nghề, sản phẩm nghề thủ công mỹ nghệ của Thủ đô đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước; có tác động tích cực đến sự phát triển ngành du lịch Thủ đô" đồng chí Bí thư nhấn mạnh.
Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải cũng cho rằng, đất nước đang trong quá trình hội nhập sâu rộng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác, phát triển cho các làng nghề, ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Chính vì vậy, chính quyền, các hiệp hội, các nghệ nhân cần đoàn kết, đồng lòng, sáng tạo hơn để phát triển các làng nghề truyền thống.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25