Tết truyền thống xa dần với trẻ
Vui Tết tha hồ chơi… điện tử
Với không ít trẻ em, Tết hiện nay đơn thuần là được nghỉ học, không lo chuyện bài vở nên tha hồ được thỏa sức vui chơi. Trò chơi hấp dẫn các em nhất là trò chơi điện tử trên các phương tiện hiện đại như máy tính, Ipad, Iphone…
Nhiều ông bố bà mẹ chia sẻ, niềm vui Tết lớn nhất của con mình là được… chơi game thoải mái mà ít bị la rầy. Chưa kể các em còn được chính bố mẹ “tiếp tay” khi phó mặc con tự do với các thiết bị công nghệ.
Những trò chơi điện tử "hút hồn" trẻ thơ hơn cả các hoạt động truyền thống của ngày Tết.
“Hai đứa nhà tôi từ hôm nghỉ học tới giờ cứ ăn xong là giành lấy điện thoại của ba nó hoặc xem hoạt hình. Mấy đứa nhỏ nhà xung quanh cũng vậy. Tết nhất gì với mấy đứa chẳng bằng điện tử”, chị Trần Ngọc Minh, ngụ ở P.4, Q. Tân Bình, TPHCM bộc bạch.
Kể cả khi đi siêu thị, đi ăn uống, hay như năm ngoái về quê, hai đứa con của anh chị vẫn nì nèo đòi điện thoại, không rời một tấc.
Trong các chương trình tổ chức lễ hội liên quan đến ngày Tết tổ chức tại các trường tiểu học ở TPHCM như Nguyễn Văn Trỗi (Q.4), Trần Hưng Đạo (Q.1)… nói đến Tết, học sinh (HS) rất háo hức, thích thú. Rất nhiều em nhỏ hồn nhiên chia sẻ thích Tết đơn giản vì được nghỉ học, lì xì và được vui chơi thỏa thích.
Khi được hỏi là vui chơi gì, nhiều em đáp: “Đi chơi ở công viên”, “Đi du lịch ở nước ngoài” hay “Chơi điện tử”… Bóng dáng Tết truyền thống quá xa lạ trong niềm vui trẻ nhỏ.
“Bòn” hương vị Tết cho con
Hiểu được rằng, để con hiểu về giá trị Tết truyền thống hiện nay không hề đơn giản, một số ông bố bà mẹ ở thành phố bằng nhiều cách vẫn cố gom góp, cóp nhặt từng chút hương vị Tết cho con.
Đã thành thông lệ, từ sau rằm tháng Chạp, dù bận rộn đến mấy, chị Ngô Hồng Đào (P. Hiệp Bình Phước, Q. Thủ Đức, TPHCM đều dành thời gian đưa con trai tham gia các hội xuân có tổ chức nhiều hoạt động mang tính truyền thống như học gói bánh chưng, cắm hoa, kết thiệp, trình diễn áo dài, nghe nói chuyện về Tết Việt…
Mẹ con chị Hồng Đào mặc áo dài truyền thống đi du xuân ở phố Ông Đồ - một trong những cách chị "bòn" hương vị Tết truyền thống cho con con.
Thường vào ngày 29 tháng Chạp, chị và con sẽ mặc áo dài khăn đóng đi thăm quan, chụp hình và xin chữ ở phố Ông Đồ, giải thích với con tục khai chữ đầu năm, mong con cháu học giỏi của ông bà ta. Mùng 2 Tết, cả gia đình sẽ về họp mặt tại nhà thờ họ Trần ở Tiền Giang.
Anh Hồ Ngọc Triệu (nhà ở P. Thạch Lộc, Q.12) cho rằng, nhiều giá trị truyền thống không còn hiện hữu trong cuộc sống của trẻ. Các em chỉ được nghe kể lại, biết qua hình ảnh chứ ít có cơ hội được trải nghiệm trực tiếp nên rất khó cảm nhận.
Để khắc phục phần nào, Tết đến gia đình anh đều tổ chức gói bánh chưng, nhóm bếp than rồi cả nhà cùng canh bánh và duy trì nhiều nếp sinh hoạt Tết ở quê như dọn dẹp, cắm cành đào, cúng cơm ông bà…
“Năm nào không ở thành phố thì cả nhà về quê, các cháu được vui chơi, được trải nghiệm rõ nhất về Tết Việt chứ nhất quyết nhà tôi không đi du lịch vào dịp Tết”, anh Triệu tâm tư.
Nhiều người chê anh cổ hủ khi ngày nay còn uốn nắn con cách thắp từng nén nhang, từng lời chào ông bà. Nhưng ông bố này quan niệm dù hiện đến mấy, những những giá trị truyền thống cần được duy trì.
Giúp con nên người bằng Tết Việt
GS.TS Vũ Gia Hiền chia sẻ, Tết Việt đang phai nhạt trong ký ức trẻ thơ là một điều đáng lo ngại. Nhiều người nghĩ Tết đơn thuần chỉ như một kỳ nghỉ, như một lễ hội để ăn ngon mặc đẹp nên họ dùng tiền, dùng quần áo đẹp, vật chất cho con. Kết quả là đứa trẻ không cảm nhận được cái đẹp, cái giá trị của ngày Tết so với mọi kỳ nghỉ khác.
Trong khi, Tết không phải ngày lễ, cũng không phải ngày hội mà hơn hết là cảm xúc linh thiêng từ sự kết nối giữa tổ tiên, ông bà, cha mẹ, con cái, thầy trò…
Giữ truyền thống Tết Việt trong gia đình là các gieo vào trẻ những cảm xúc, giá trị liêng thiêng.
Trong cuộc sống hiện đại, để trẻ háo hức với Tết Việt, theo thầy Hiền, bố mẹ phải tạo được không khí Tết cho con. Duy trì tổ chức các phong tục truyền thống cúng tổ tiên, chúc Tết ông bà, thầy cô, mừng tuổi mới… có trẻ cùng tham gia ngay từ khi còn nhỏ để thấm vào hồn trẻ.
Để hấp dẫn con bố mẹ hãy chia sẻ với con về kế hoạch ngày Tết của gia đình, gieo vào trẻ cảm giác chờ đợi, hồi hộp để cảm xúc các em từ từ được nâng lên.
Chuyên gia này nhấn mạnh giúp con cảm nhận đúng về Tết truyền thống là một cách giáo dục bởi “Những phong tục đó sẽ gieo vào lòng con trẻ những cảm xúc linh thiêng. Điều này sẽ đi cùng con trẻ, giúp các em vững vàng hơn trong cuộc sống. Khi không có những cảm xúc gắn kết đó, con người rất dễ sa ngã”.
Nguồn Dân trí
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Du lịch 22/11/2024 18:57
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Du lịch 22/11/2024 16:59
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22