Tết Nguyên đán: Người thích đi chơi, người mong sum họp
Khi giới trẻ tìm về Tết cổ truyền | |
Khám phá Tết cổ truyền tại Công viên Châu Á | |
Tết nhạt hơn bởi toan tính của lòng người | |
Phong tục cúng đêm giao thừa của người Việt Nam |
Trẻ nhỏ luôn hào hứng khi được cùng ông bà, bố mẹ gói và luộc bánh chưng ăn Tết. |
Tết đang nhạt dần?
Tết Nguyên đán Mậu Tuất đang đến gần, nhưng không ít người có cảm nhận không thấy hào hứng, mong chờ tết như xưa nữa. Tết đang dần nhạt đi trong suy nghĩ của mỗi người.
Không phải vô cớ, mỗi khi tết gần đến lại nổ ra những tranh cãi quanh chủ đề nên ăn tết hiện đại - giản tiện, là dịp để đi chơi - hay theo cách truyền thống - mâm cao cỗ đầy. Có ý kiến còn cho rằng nên gộp tết tây và tết ta làm một, cho đỡ tốn kém. Có những người phụ nữ bị ám ảnh về chuyện tối ngày lo cơm nước dịp tết, không có thời gian nghỉ ngơi. Họ chẳng mong đến tết.
Theo nhà sử học Lê Văn Lan, trong hoài niệm của ông và có lẽ không ít người, tết vẫn rất đẹp. Dù nói ra hay không, mỗi bậc cha mẹ tuổi ngoài 50 khi thấy những cành mai, cành đào khoe sắc đều mơ đến khoảnh khắc ấm áp của sum vầy, của gia đình và tình thân.
Xưa, thời công nghệ chưa phát triển, chưa có smartphone, facebook, mấy ngày tết, các thành viên trong gia đình dành trọn thời gian bên nhau, cùng dọn dẹp nhà cửa, gói bánh chưng, đi chúc tết. Ý nghĩa của tết vẫn vậy, là dịp để gia đình sum họp bên nhau.
Ăn tết hay chơi tết?
Trong sự phát triển của xã hội, người Việt đã có những thay đổi trong quan niệm về tết truyền thống, chuyển từ việc “ăn tết” sang “chơi tết”. Nhiều gia đình hiện đại, nhất là giới trẻ ngày nay thích xem tết là dịp để “chơi”, đi du lịch nước ngoài.
Ngay khi lịch nghỉ tết Nguyên đán Mậu Tuất vừa công bố, chị Mai Hoa (Hà Đông, Hà Nội) đã khấp khởi lên lịch trình cho cả gia đình “chơi tết” bên Thái Lan. “Việc hương khói đã có ông bà ở nhà lo, giờ còn trẻ, tranh thủ đi chơi cho biết đó biết đây” - chị Mai Hoa nói.
Đây cũng là suy nghĩ của nhiều người, nhất là ở thành phố. Họ chỉ dành ngày mùng 1 để thực hiện các nghi lễ truyền thống, như đi chùa, làm cơm cúng gia tiên. Qua mùng 1 là hết tết và bắt đầu “lên đường”.
Tuy nhiên, với cô Nguyễn Thị Nhàn (Hưng Yên), tết vẫn là quãng thời gian đặc biệt. Cả năm chỉ chờ dịp này để con cái làm ăn xa trở về:
“Lúc bé, hết tết ngẩn ngơ, lại mong bao giờ mới đến tết. Giờ ngót 70 tuổi rồi, các con đều xa quê, tết đến chỉ mong lấy 1 đứa về là vui rồi. Bây giờ ăn uống đâu thiếu thốn như xưa, cũng chẳng cần mâm cao cỗ đầy. Con cháu về chỉ thêm bát thêm đũa. Tết vẫn là niềm ao ước của tôi và không ít người đã làm bố làm mẹ, chỉ mong con cháu về nhà để gia đình đón năm mới bên nhau”.
Theo Đặng Chung/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31